10:17 ICT Thứ bảy, 27/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội

Luật sư bỏ về giữa chừng, tòa mệt mỏi

Thứ hai - 09/07/2012 10:44
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong xu hướng cải cách tư pháp đang diễn ra hiện nay, luật sư, với vai trò của mình, càng phải có ý thức trách nhiệm hơn.
 

 

Những năm gần đây, chuyện luật sư tự ý bỏ ngang phiên tòa hoặc xin rút lui khi tòa đang xét xử để bày tỏ thái độ phản đối đã xảy ra không ít. Gặp tình huống này, hầu hết các tòa đều phải hoãn xử. Chuyện này đang gây tranh cãi...

Đầu năm nay, trong phiên xử của TAND tỉnh Bắc Giang đối với bị cáo Lê Văn Luyện về tội giết người, trong phần thủ tục, trước việc nhiều nhân chứng, đại diện nạn nhân... vắng mặt không lý do, hội đồng xét xử đã hỏi ý kiến đại diện VKS và luật sư về việc có nên hoãn phiên tòa hay không.

Bỏ về để phản đối

Sau đó, đại diện VKS và luật sư đều có ý kiến là tòa nên hoãn xử để triệu tập lại những người vắng mặt. Tuy nhiên, sau khi vào hội ý, hội đồng xét xử lại ra tuyên bố rằng việc thiếu một số nhân chứng, đại diện cho các nạn nhân không ảnh hưởng đến quá trình xét xử nên tiếp tục phiên tòa.

Không đồng tình, hai luật sư bảo vệ quyền lợi cho người bị hại đã xin rút lui khỏi phiên xử. Theo các luật sư, việc đại diện của nạn nhân vắng mặt làm vai trò luật sư của họ trong phiên tòa không còn ý nghĩa nữa. Trước diễn biến trên, hội đồng xét xử lại phải hội ý lần nữa sau đó tạm dừng phiên xử, đến chiều mới tiếp tục.

Trước đó, tháng 11-2010, tại phiên xử bị cáo Trần Thị Nguyệt phạm tội cướp tài sản tại TAND huyện Điện Biên (Điện Biên), ba luật sư bào chữa cho bị cáo đã bỏ về giữa chừng để phản đối việc đại diện VKS không hề có tên trong “Quyết định đưa vụ án ra xét xử” nhưng vẫn đường hoàng ngồi ghế công tố.

Một vụ khác xảy ra tại phiên xử một vụ cố ý gây thương tích của TAND TP Hà Nội. Tại tòa, luật sư đề nghị triệu tập thêm người làm chứng, giám định viên để đối chất nhưng hội đồng xét xử từ chối, cho rằng không cần thiết. Phản đối quyết định này, luật sư đã bỏ ngang phiên tòa ra về.

Tòa phải hoãn xử

Trên đây chỉ là vài ví dụ về trường hợp luật sư phản ứng lại với đại diện VKS, hội đồng xét xử nên có cách hành xử bất hợp tác. Thực tế gặp tình huống này, hầu hết các tòa đều phải hoãn xử dù biết rằng vụ án sẽ bị kéo dài. Một mặt tòa tìm hướng giải quyết, khắc phục để mở lại phiên xử, một mặt tòa làm việc lại với luật sư, thậm chí có tòa còn gửi công văn đề nghị đoàn luật sư, các cơ quan chức năng liên quan có biện pháp chấn chỉnh, xử lý luật sư bỏ về.

Lý giải về việc tại sao tòa không tiếp tục xét xử khi luật sư tự ý bỏ về, một thẩm phán Tòa Hình sự TAND TP.HCM cho biết: Việc luật sư tự ý rời phiên xử là lỗi của luật sư. Tuy nhiên, thân chủ của luật sư thì lại hoàn toàn không có lỗi, nếu tòa tiếp tục xử là tước bỏ quyền được nhờ người khác bào chữa hay bảo vệ của họ. Không chỉ là quyền lợi hợp pháp, chính đáng của bị cáo, người bị hại... bị ảnh hưởng, nếu tòa tiếp tục xử, nhiều khả năng bản án cũng bị xem xét lại nếu có khiếu nại.

Phản ứng tiêu cực

Trao đổi với chúng tôi, rất nhiều chuyên gia, trong đó có cả các luật sư đều không đồng tình với việc luật sư bỏ ngang phiên tòa để phản đối đại diện VKS, hội đồng xét xử. Đây là việc làm đáng trách, thiếu trách nhiệm với thân chủ, là phản ứng tiêu cực cần phải loại bỏ.

Theo các ý kiến này, Bộ luật Tố tụng hình sự có quy định về quyền, nghĩa vụ của người bào chữa đối với thân chủ. Theo đó, luật sư không được từ chối bào chữa nếu không có lý do chính đáng. Việc luật sư vì bất đồng với đại diện VKS hay hội đồng xét xử mà bỏ về khi đang xét hỏi là vi phạm nghĩa vụ của người bào chữa, vi phạm đạo đức hành nghề, cần phải kiến nghị đến đoàn luật sư để xem xét xử lý.

Luật sư Nguyễn Mạnh Hùng (Đoàn Luật sư TP.HCM) phân tích thêm: Tại phiên tòa, luật sư có quyền đưa ra yêu cầu và hội đồng xét xử cũng có quyền chấp nhận hay bác bỏ. Việc chấp nhận hay bác bỏ đó có thể đúng hoặc sai nhưng luật sư không thể vì thế mà bỏ về bởi họ vẫn còn có quyền khiếu nại về sau. Việc luật sư tự ý bỏ về giữa chừng sẽ làm ảnh hưởng đến quyền lợi của thân chủ, gây khó khăn cho hội đồng xét xử, gây tâm lý không tốt cho những người tham dự phiên tòa.

“Nhất là trong xu hướng cải cách tư pháp đang diễn ra hiện nay, luật sư, với vai trò của mình, càng phải có ý thức trách nhiệm hơn trong việc cùng VKS, tòa án và những người tham gia tố tụng xây dựng phiên tòa có chất lượng” - luật sư Hùng nhấn mạnh.

Bỏ đi rồi lại về chỗ

Trong phần tranh luận phiên xử sơ thẩm vụ PMU 18 với các bị cáo về tội đưa nhận hối lộ và đánh bạc hồi tháng 8-2007 tại TAND TP Hà Nội, nhiều luật sư đã đề nghị VKS rút phần truy tố thân chủ của họ vì các bị cáo không phạm tội hoặc không đủ chứng cứ kết tội. Do các chứng cứ buộc tội đã rõ, các bị cáo cũng nhận tội nên đại diện VKS giữ nguyên quan điểm truy tố. Cho rằng đại diện VKS tranh luận không thỏa đáng, bảy luật sư đã phản ứng, xách cặp bỏ ra về. Phiên xử tạm thời bị gián đoạn. Tuy nhiên, sau đó một số luật sư lại lặng lẽ quay về chỗ ngồi để tiếp tục bảo vệ thân chủ của mình tại phiên tòa.

Luật sư phải có bản lĩnh

Luật sư phải có bản lĩnh trong trường hợp xảy ra xung đột tại phiên tòa với những người tiến hành tố tụng như đại diện VKS, hội đồng xét xử. Luật sư cần phải tranh luận đến cùng để bảo vệ quan điểm của mình nhưng tự ái, phản ứng tiêu cực bằng cách bỏ về là không được.

Theo tôi, trong trường hợp khi quan điểm của mình không được chấp nhận dù có tình có lý, luật sư có quyền yêu cầu hội đồng xét xử ghi ý kiến của mình vào biên bản phiên tòa. Đây sẽ là cơ sở vững chắc cho luật sư thực hiện các quyền khiếu nại, kháng cáo cho thân chủ sau này.

Luật sư TRẦN CÔNG LY TAO, 
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM

Không nên hoãn xử

Để tránh tình trạng người nói thế này, người nói thế khác thì nên trang bị thiết bị ghi âm hoặc ghi hình tại các phòng xử. Nếu có căn cứ này, ngành tòa án và các cơ quan quản lý luật sư có thể dễ dàng kiểm chứng đúng, sai để rút kinh nghiệm hoặc xử lý nếu cần thiết.

Về việc hoãn xử, theo tôi chỉ nên làm vậy trong trường hợp luật sư bào chữa bắt buộc theo luật định bỏ về. Còn nếu không, tòa vẫn có thể tiếp tục xét xử bởi trong trường hợp này, bản thân bị cáo vẫn có thể thực hiện việc bào chữa cho bản thân.

Kiểm sát viên NGUYỄN ANH ĐỨC, 
VKS huyện Bố Trạch, Quảng Bình

HOÀNG YẾN


Nguồn tin: phapluattp.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48


Hôm nayHôm nay : 9144

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 431376

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30279936

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên