15:46 ICT Thứ tư, 24/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội

Quan hệ tòa án – luật sư: Sửa từ nhận thức đến luật

Thứ ba - 24/07/2012 11:18
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong các giai đoạn tố tụng, giai đoạn xét xử được các LS đánh giá là “thân thiện” nhất song nghịch lý vẫn tồn tại khi LS mới được coi là nhân vật phụ để hoàn thiện “bức tranh” phiên tòa.


>> Tập sự hành nghề Luật sư như “tập bơi trên cạn”? 
>> Để luật sư hội nhập được bằng thực lực

 

Một trong những quyền quan trọng của LS tại giai đoạn xét xử là gặp bị cáo bởi đây là khoảng thời gian để LS và thân chủ trao đổi, thống nhất cho việc bảo vệ quyền lợi của bị cáo. Nhưng LS.Nguyễn Thị Minh Châu (ĐLS TP.Hà Nội) đã từng bị một TAND ở tỉnh Quảng Ninh “cấm cửa” từ khi Chủ tọa tuyên bố mở phiên tòa đến khi HĐXX hoàn thành thủ tục thẩm tra và hỏi ý kiến bị cáo có đồng ý mời LS mới cho LS vào dự phiên tòa. Qui định “đặc biệt” này không chỉ hạn chế mà còn vi phạm pháp luật về quyền của LS được tham dự phiên tòa và tiếp xúc với bị cáo.

Luật sư hành nghề tại một phiên tòa. Ảnh: M.H
Luật sư hành nghề tại một phiên tòa. Ảnh: M.H

 

Thực hiện quyền bào chữa cho nhiều bị cáo bị xét xử tại Tòa Phúc thẩm TANDTC tại TP.HCM, LS.Phan Trung Hoài - Chủ nhiệm Ủy ban Bảo vệ quyền lợi LS, Liên đoàn LS Việt Nam - đã không ít lần kiến nghị về sự vô lý và “nhiêu khê” của TA khi yêu cầu LS phải có chữ ký của bị cáo vào đơn mới cấp giấy chứng nhận người bào chữa (GCN) để LS tham gia giai đoạn phúc thẩm vụ án. Nhưng trong 15 ngày bị cáo kháng án, LS không được vào gặp thân chủ, chỉ đến khi Tòa lên lịch xét xử, phân công Thẩm phán chủ tọa mới xem xét việc GCN cho LS thì LS “lấy đâu ra chữ ký của bị cáo” mà “trình” cho Tòa?

Không chỉ “đánh đố” như trường hợp của LS.Hoài, liên quan đến qui định cấp GCN còn bộc lộ “mặt trái” là sự lãng phí như phản ánh của LS.Bùi Văn Thống - Trưởng VPLS Đình Nguyên. Để có GCN, mỗi giai đoạn tố tụng, LS phải nộp 1 bộ hồ sơ. Nếu án hủy, xét xử lại thì LS phải lặp lại quá trình đó nên có những vụ án có tới 6-7 bộ hồ sơ của LS. “Đó là sự lãng phí rất lớn và gây khó khăn cho LS” – nhiều LS cũng đã tán thành nhận xét này của LS.Thống.

Không chỉ bị gây khó khăn trong việc tham gia tố tụng, ý kiến và vai trò của luật sư trong vụ án vẫn bị xem nhẹ. Trong nhiều vụ án, phần “thắng” của LS qua phần tranh luận rất rõ ràng nhưng rốt cục, không được “hiện diện” trong bản án. Nếu không nhận định, không đánh giá ý kiến của LS về vụ án thì TA chỉ nêu 1 vài ý hời hợt hoặc thường nhận xét chung chung kiểu “ý kiến của LS không phù hợp với ý kiến của HĐXX nên không được chấp nhận” như nhiều bản án của TAND TP.Hà Nội… Chính Phó Chánh án TANDTC Tưởng Duy Lượng đã thừa nhận, “ít thẩm phán thể hiện quan điểm của các bên trong bản án, chủ yếu thể hiện quan điểm của mình là chính. Đây là thiếu sót của đội ngũ thẩm phán”.

Thậm chí, “một số thẩm phán cho rằng LS là để “bức tranh phiên tòa” được hoàn thiện, nên Tòa còn không cho LS phản biện ý kiến của VKS” là sự hẫng hụt mà LS.Nguyễn Cẩm - ĐLS TP.Hải Phòng- cảm nhận được trong quá trình hành nghề. Và đa số các LS chưa bao giờ nhận được trả lời bằng văn bản lý do từ chối những kiến nghị, khiếu nại của LS trong quá trình tố tụng, thông báo về các quyết định của HĐXX…

LS.Hoàng Thúc Tính – Phó Chủ nhiệm ĐLS Hà Tĩnh - cho rằng, tháo gỡ khó khăn của LS cần có sự tham gia của cả cơ quan điều tra và VKSND vì nếu “không tìm được bệnh, không thể chữa khỏi” khi không ít bức xúc của giới LS bắt nguồn từ thái độ của đại diện VKSND tại phiên tòa. Do vậy, quyền bào chữa của LS tại tòa án chỉ được bảo đảm khi “tranh luận phải đi đến tận cùng công lý để “tâm phục khẩu phục”. HĐXX  phải là cơ quan trọng tài, độc lập, chỉ tuân theo PL” như đề nghị của LS.Nguyễn Minh Tâm.

Từ góc độ cơ quan TA, ông Tưởng Duy Lượng nhận định, “vướng mắc của LS trong tham gia tố tụng, trong đó có giai đoạn xét xử, gắn liền với trách nhiệm của cả hai phía TA-LS (và các cơ quan khác), nên cần cả hai bên phối hợp xử lý. Trước khi sửa đổi, bổ sung qui định pháp luật, thì cả hai bên cần tôn trọng, thực hiện đúng pháp luật để không có độ “vênh” giữa TA-LS trong áp dụng pháp luật, dẫn đến quan điểm “TA gây khó cho LS”.
 

Huy Anh-PLVN


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 67


Hôm nayHôm nay : 14739

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 370207

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30218767

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên