17:39 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội

Tranh chấp trổ cửa sổ: Tòa khó xử

Thứ hai - 09/07/2012 10:26
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều vụ người dân kiện hàng xóm trổ cửa sổ sang nhà mình đã làm tòa lúng túng vì pháp luật xây dựng thiếu quy định chi tiết. Theo nhiều chuyên gia, Quy chuẩn xây dựng cũ năm 1996 thì có nhưng Quy chuẩn xây dựng mới năm 2008 lại “quên”…
 

 

TAND một huyện ở tỉnh B. đang phải nhức đầu với vụ một hộ dân kiện nhà hàng xóm yêu cầu bít cửa sổ. Điều đáng nói là “ân oán” giữa hai hộ từng xảy ra từ 14 năm trước, nay lại tái diễn cũng vì chuyện này.

Trước bít, nay… trổ cửa sổ lại

Theo hồ sơ, năm 1998, ông T. mua một mảnh đất sát nhà bà N. và xây nhà một trệt một lầu. Do bề ngang mảnh đất khá thoải mái (6,7 m), ông B. chừa hẳn 1,7 m làm thành một lối đi lát sỏi chạy dọc tường nhà bà N., có trồng trúc, cây cảnh. Trên lầu, ông trổ ba cửa sổ nhìn thẳng sang nhà bà N.

Bà N. khiếu nại. Căn cứ vào Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 682 ngày 14-12-1996 của bộ trưởng Bộ Xây dựng, chính quyền địa phương đã ra quyết định buộc ông T. phải lấp các cửa sổ này vì vi phạm (từ lầu một trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi). Ông T. chấp hành, kêu thợ xây đến bít hết các cửa sổ.

Đầu năm 2011, tranh chấp giữa hai nhà lại tái diễn khi ông T. phá nhà cũ đi xây lại nhà mới một trệt ba lầu. Lần này, trên mỗi lầu phía hướng về nhà bà N., ông đều trổ hai cửa sổ khá lớn. Bà N. lại khiếu nại nhưng lần này không được địa phương giải quyết dứt điểm nên bà nóng lòng khởi kiện ra tòa.

Thụ lý, tòa rất băn khoăn bởi nếu áp theo các quy định hiện hành thì ông T. không vi phạm gì cả. Cụ thể, theo Điều 271 Bộ luật Dân sự (BLDS), việc trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Trong khi đó, Luật Xây dựng không có quy định điều chỉnh chuyện này. Đặc biệt, Quy chuẩn xây dựng mới ban hành kèm Quyết định số 04 ngày 3-4-2008 của bộ trưởng Bộ Xây dựng lại không đề cập tới chuyện trổ cửa sổ quay sang nhà hàng xóm. Hơn nữa, tại địa phương cũng chưa ban hành quy định riêng về chuyện này.

Thiếu quy định chi tiết

Luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM) nhận xét việc pháp luật về xây dựng hiện hành bỏ trống vấn đề trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh đã tạo khó khăn cho các tòa.

Trước hết, hiện các tòa chỉ dựa vào Điều 271 BLDS và quy định riêng của từng địa phương (nếu có) làm căn cứ pháp lý để giải quyết tranh chấp. Trong khi đó, như đã nói, Điều 271 BLDS chỉ ghi chung chung là việc trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh được thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng. Chưa kể, điều luật này còn chưa bao quát các trường hợp như chủ nhà làm lỗ thông gió, thông hơi quay sang nhà hàng xóm...

Còn với quy định của địa phương, thực tế có nơi đã ra văn bản điều chỉnh (như Công văn 5673 ngày 20-7-2009 của Sở Xây dựng TP.HCM quy định công trình xây dựng có khoảng cách đến ranh đất của hộ liền kề từ 2 m trở lên thì được trổ cửa sổ). Nhưng cũng có nhiều nơi vẫn còn đang bỏ lửng. Như vậy, nếu nơi nào có quy định riêng thì tòa nơi đó có căn cứ để xử, nếu không là tòa bó tay. Hơn nữa, quy định riêng của một địa phương chỉ có giá trị áp dụng trong địa hạt hành chính của địa phương đó nên ngành tòa án đang thiếu những quy định có giá trị thi hành chung trên cả nước để vận dụng thống nhất.

Theo luật sư Lê Thành Kính (Đoàn Luật sư TP.HCM), thực tế không gian sống ở các đô thị rất chật hẹp, có khi chỉ cần tô bức tường dày một chút hoặc để vật liệu “gối đầu” sang nhà bên cạnh vài centimet cũng xảy ra tranh chấp. Do đó, về lâu dài, việc áp dụng Quy chuẩn xây dựng (văn bản quy phạm pháp luật dưới luật) là chưa ổn. Là luật gốc, BLDS cần quy định rõ hơn về điều kiện trổ cửa sổ quay sang nhà bên cạnh, số lượng, khoảng cách… Song song đó, luật chuyên ngành (Luật Xây dựng) cũng cần phải bổ sung quy định chi tiết nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý trong việc cấp phép xây dựng cũng như giải quyết tranh chấp, đồng thời để phù hợp với tình hình xây dựng đang diễn biến phức tạp hiện nay.

Chính quyền địa phương cũng lúng túng

Trước đây, Pháp Luật TP.HCM từng phản ánh một vụ khiếu nại của sáu hộ dân ở một con hẻm trên đường Trần Hưng Đạo, quận 5 (TP.HCM). Số là hàng chục năm qua, họ sử dụng chung một nhánh rẽ của hẻm 47 làm lối đi. Do nhánh rẽ là đường cụt nên họ đã nâng cấp, xây bồn, chậu kiểng trồng cây xanh làm sân sinh hoạt chung.

Khi một hàng xóm xây nhà (mặt tiền quay ra đầu hẻm, hông nhà giáp ranh nhánh rẽ) đã mở cửa bên hông cùng cửa sổ trên lầu nhìn trực diện vào nhà ở của sáu hộ. Sáu hộ dân khiếu nại. Chính quyền địa phương cho biết rất khó yêu cầu người bị khiếu nại bít cửa sổ vì căn cứ vào các quy định hiện hành của cả TP.HCM lẫn trung ương thì trường hợp trổ cửa sổ tại hẻm công cộng 4 m không có gì sai. Do vậy, để đảm bảo tính riêng tư của sáu hộ dân, giải pháp của cơ quan chức năng là buộc người bị khiếu nại phải lắp gạch kính (không nhìn thấy bên ngoài) đối với các cửa sổ theo đúng thiết kế.

Trước đã quy định, nay bỏ lửng

Theo Điều 7 Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ban hành kèm Quyết định số 682 ngày 14-12-1996 của bộ trưởng Bộ Xây dựng, chủ sở hữu nhà chỉ được trổ cửa sổ, lỗ thông hơi, lỗ thông gió theo quy định sau:

- Từ tầng hai (lầu một) trở lên, trên các bức tường cách ranh giới đất với công trình bên cạnh dưới 2 m không được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi (chỉ được mở cửa đi, cửa sổ, lỗ thông hơi trên các bức tường cách ranh giới đất với nhà bên cạnh ít nhất 2 m). Khi mở cửa cần có biện pháp tránh tia nhìn trực tiếp vào nội thất nhà bên cạnh (chắn tầm nhìn hoặc bố trí so le các cửa sổ giữa hai nhà).

- Mép ngoài cùng của ban công trông sang nhà hàng xóm phải cách ranh giới đất giữa hai nhà ít nhất là 2 m.

- Trong trường hợp người có quyền sử dụng lô đất liền kề có thỏa thuận thì trên bức tường xây cách ranh giới đất dưới 2 m có thể mở các lỗ cửa nhưng phải đề phòng trường hợp lửa cháy lan giữa hai nhà. Các lỗ cửa này phải là cửa cố định (chớp lật hoặc lắp chết kính) có mép ngoài cùng cao hơn mặt sàn ít nhất là 2 m. Khi thỏa thuận bị hủy bỏ; việc bít các lỗ cửa này là mặc nhiên, không phải thương lượng, xét xử…

Điều đáng tiếc là Quy chuẩn xây dựng mới năm 2008 lại “quên” những điều khoản rất chi tiết trên mà chỉ ghi rất đơn giản, chung chung là: “Khi thiết kế nhà ở liên kế, việc mở cửa sổ tại các phòng chức năng phải đảm bảo tính riêng biệt cho mỗi căn nhà”. Đây chính là ngọn nguồn của việc cơ quan chức năng gặp khó khăn trong quản lý, cấp phép xây dựng, giải quyết tranh chấp.

Một thẩm phán Tòa Phúc thẩm TAND Tối cao tại TP.HCM

Không bổ sung sẽ tụt hậu

Những tình huống như đi qua nhà bên cạnh, mắc đường dây tải điện, Internet, truyền hình cáp, đường ống cấp thoát nước… thực tế phát sinh rất phức tạp. BLDS hiện hành quy định từ Điều 273 đến 297 nhưng cũng chưa bao quát hết trong khi các tranh chấp dạng này ngày càng nhiều. Cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp còn thiếu, luật phải bổ sung kịp thời để tránh lạc hậu quá xa so với thực tiễn.

Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM

THANH TÙNG


Nguồn tin: phapluattp.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39


Hôm nayHôm nay : 9205

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 384548

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29802246

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên