01:53 ICT Thứ sáu, 20/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Lao động tiền lương - BHXH - Labor - salary - Law Social Insurance

17. [Nghiepvuketoan.vn] Dự thảo Bộ luật lao động 2019 - Bổ sung chỉnh sữa "Giải thích từ ngữ"

Thứ tư - 17/10/2018 21:45
Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Nghiệp vụ kế toán - Đỗ Gia Luật trân trọng chia sẻ Dự kiến Bộ luật lao động mới thay thế Bộ luật lao động 2012 sẽ được trình Quốc hội thông qua và có hiệu lực trong năm 2019. Bộ luật lao động này ảnh hưởng rất lớn đến người lao động, do vậy, bất kỳ sự thay đổi nào cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động. Sau đây là 11 nhóm thay đổi lớn tại Bộ luật lao động mới nhất.

BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2013 BỘ LUẬT LAO ĐỘNG DỰ KIẾN 2019
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.
5. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
6. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.
7. Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động.
Tranh chấp lao động bao gồm tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
8. Tranh chấp lao động tập thể về quyền là tranh chấp giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động phát sinh từ việc giải thích và thực hiện khác nhau quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động, quy chế và thoả thuận hợp pháp khác.
9. Tranh chấp lao động tập thể về lợi ích là tranh chấp lao động phát sinh từ việc tập thể lao động yêu cầu xác lập các điều kiện lao động mới so với quy định của pháp luật về lao động, thoả ước lao động tập thể, nội quy lao động hoặc các quy chế, thoả thuận hợp pháp khác trong quá trình thương lượng giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.
10. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Bộ luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo thỏa thuận với người sử dụng lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
2. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng người lao động; nếu là cá nhân thì phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
3. Ban hợp tác hai bên người lao động  - người sử dụng lao động là ban được thành lập để thực hiện việc chia sẻ thông tin, tham khảo, trao đổi ý kiến giữa người lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của hai bên nhằm tăng cường sự hiểu biết và bàn về các giải pháp giải quyết những vấn đề tại nơi làm việc mà hai bên cùng quan tâm (sau đây gọi là Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc).
4. Tổ chức đại diện người sử dụng lao động là tổ chức được thành lập hợp pháp, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động.
5. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.


























6. Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
7. Phân biệt đối xử là bất kỳ hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp nào làm dẫn tới hoặc có nguy cơ dẫn tới sự bất bình đẳng về cơ hội việc làm, việc thực hiện công việc và phát triển nghề nghiệp của người lao động.Những ưu đãi xuất phát từ bản chất của việc thực hiện một công việc thì không phải là phân biệt đối xử.
 


Bãi bỏ
3. Tập thể lao động là tập hợp có tổ chức của người lao động cùng làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc trong một bộ phận thuộc cơ cấu tổ chức của người sử dụng lao động.
4. Tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở là Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở.

Bổ sung

3. Ban hợp tác hai bên người lao động  - người sử dụng lao động là ban được thành lập để thực hiện việc chia sẻ thông tin, tham khảo, trao đổi ý kiến giữa người lao động và người sử dụng lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích của hai bên nhằm tăng cường sự hiểu biết và bàn về các giải pháp giải quyết những vấn đề tại nơi làm việc mà hai bên cùng quan tâm (sau đây gọi là Ban hợp tác hai bên tại nơi làm việc).
7. Phân biệt đối xử bất kỳ hành vi trực tiếp hoặc gián tiếp nào làm dẫn tới hoặc có nguy cơ dẫn tới sự bất bình đẳng về cơ hội việc làm, việc thực hiện công việc và phát triển nghề nghiệp của người lao động.Những ưu đãi xuất phát từ bản chất của việc thực hiện một công việc thì không phải là phân biệt đối xử.

Lưu ý: Các thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn uy tín, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên tất cả các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng truy cập trang không được áp dụng khi chưa có ý kiến chính thức của luật sư, chuyên viên tư vấn.
=========================================
MỌI CHIA SẺ VỀ THUẾ - KẾ TOÁN - LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG - BẢO HIỂM XÃ HỘI - LUẬT – TƯ VẤN PHÁP LÝ
VUI LÒNG LIÊN HỆ
Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 
hien.lawyer2015@gmail.com
hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

ctb_tuvan@nghiepvuketoan.vn
http://nghiepvuketoan.vn/
Fanpage: nghiepvuketoan.vn
Groupface: Thuế - nghiepvuketoan.vn  - Tax - Account                                              
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCNhdDW8vYd4vEVWnS2TM2XA

 

Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền - Tổng hợp

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 29


Hôm nayHôm nay : 906

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 182194

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 31625579

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên