13:56 ICT Thứ bảy, 14/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Lao động tiền lương - BHXH - Labor - salary - Law Social Insurance » Lao động tiền lương - Labor - salary

33. New/Quy định về độ tuổi để xác định người lao động cao tuổi/ Đỗ Trọng Hiền/ Nghiệp vụ kế toán/ #DoGiaLuat/ #LuatsuDoTrongHien/ #Nghiepvuketoan

Thứ ba - 26/11/2019 22:42
Luật sư ĐỖ TRỌNG HIỀN 0909164167 – 0917303340 hien.lawyer2015@gmail.com nghiepvuketoan.vn dogialuat.vn

Luật sư ĐỖ TRỌNG HIỀN 0909164167 – 0917303340 hien.lawyer2015@gmail.com nghiepvuketoan.vn dogialuat.vn

(Chinhphu.vn) – Quy định về độ tuổi để xác định người lao động cao tuổi trong Bộ luật Lao động 2012 đang là một vấn đề vướng mắc. Hiện không có văn bản nào quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về việc xác định tuổi và tiêu chí để được coi là người lao động cao tuổi được quy định tại Điều 166 và Điều 187 Bộ luật Lao động.
VUI LÒNG LIÊN HỆ
Luật sư: Đỗ Trọng Hiền
0909164167 - 0917303340 
hien.lawyer2015@gmail.com



Qua Hệ thống tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie (Việt Nam) phản ánh, theo Khoản 1, Điều 166 và Khoản 1, Điều 187 Bộ luật Lao động có thể hiểu người lao động làm việc sau tuổi đủ 60 đối với nam và đủ 55 đối với nữ sẽ được coi là người lao động cao tuổi. Điều này được áp dụng cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động thông thường.

Theo Khoản 2, Điều 187 Bộ luật Lao động, người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn theo quy định của Chính phủ. Liên quan đến vấn đề này, Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie không tìm thấy quy định hướng dẫn cụ thể khoản này.

Tuy nhiên, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 do Quốc hội thông qua ngày 20/11/2014 có đưa ra hướng dẫn về việc xác định điều kiện hưởng lương hưu đối với lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm như sau:

“Điều 54. Điều kiện hưởng lương hưu

1. Người lao động quy định tại các Điểm a, b, c, d, g, h và I; Khoản 1; Điều 2 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều này, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

… b) Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên”.

 

Người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động

Luật Bảo hiểm xã hội chỉ nêu việc người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng lương hưu khi người lao động (i) trong khoảng từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi đối với nam, và từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi đối với nữ, (ii) có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, và (iii) có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

Quy định của Luật Bảo hiểm xã hội nói trên giúp cho việc xác định thời điểm người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được hưởng lương hưu.

Tuy nhiên, đối với những người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong độ tuổi nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi, nhưng không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc tham gia không đủ thời gian theo quy định (20 năm), hoặc làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm không đủ 15 năm thì việc xác định thời điểm họ đủ điều kiện là người lao động cao tuổi không rõ ràng.

Do đó, nhiều khách hàng của Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie gặp khó khăn khi tuyển dụng và sử dụng người lao động làm các nghề và công việc nặng nhọc, độc hại nguy hiểm mà có tuổi trong khoảng này (nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 60 tuổi và nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi).

Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/5/2016 quy định rất nhiều điều kiện mà người sử dụng lao động phải kiểm tra và thực hiện khi sử dụng người lao động cao tuổi để làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. Ngoài ra, Khoản 2, Điều 166 của Bộ luật Lao động và Khoản 10, Điều 3 của Nghị định 45/2013/NĐ-CP của Chính phủ ngày 1/7/2013 quy định về việc rút ngắn giờ làm việc hàng ngày cho người lao động cao tuổi. Nếu người lao động không được coi là người lao động cao tuổi, người sử dụng lao động sẽ không phải tuân theo các yêu cầu này.

Do vậy, Công ty Luật TNHH Baker & McKenzie đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn quy định về việc xác định tuổi và tiêu chí để người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được coi là người lao động cao tuổi và các điều kiện liên quan đến việc xác định và thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi tuyển dụng người lao động cao tuổi làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, cụ thể:

- Ở độ tuổi nào thì người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được coi là người lao động cao tuổi? Độ tuổi đó là “đủ 55 tuổi đối với nam”, và “đủ 50 tuổi đối với nữ” hay là “đủ 60 tuổi đối với nam”, và “đủ 55 tuổi đối với nữ”?

- Ngoài điều kiện về tuổi, có tiêu chí gì khác để người lao động làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đủ điều kiện là người lao động cao tuổi không? Ví dụ: người lao động đó có phải có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội; hoặc phải đủ số năm làm nghề và công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm?

- Việc đề cập đến “Bộ có thẩm quyền quản lý ngành” hay “Bộ quản lý ngành” theo quy định tại Khoản 2 và Khoản 3, Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP được hiểu và xác định như thế nào?

- Khi một “Bộ có thẩm quyền quản lý ngành” không ban hành chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được sử dụng “người lao động cao tuổi”, vậy có thể dựa vào danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành không?

Về vấn đề này, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trả lời như sau:

Xác định tuổi và tiêu chí người lao động cao tuổi

Theo quy định tại Điều 166 và Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012 thì người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi theo quy định tại Điều 187 của Bộ luật Lao động; bao gồm các mốc độ tuổi khác nhau (Khoản 1 quy định độ tuổi là nam 60 tuổi, nữ 55 tuổi; Khoản 2 quy định độ tuổi thấp hơn so với Khoản 1; Khoản 3 quy định độ tuổi cao hơn so với Khoản 1).

Hiện không có văn bản nào quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành về việc xác định tuổi và tiêu chí để được coi là người lao động cao tuổi được quy định tại Điều 166 và Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012.

Quy định về độ tuổi để xác định người lao động cao tuổi trong Bộ luật Lao động 2012 đang là một vấn đề vướng mắc. Để giải quyết vướng mắc này, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã trình Chính phủ trình Quốc hội dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) theo đó đã quy định tuổi của người lao động cao tuổi được tính theo Khoản 1 của Điều 1701 của dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi). Tuy nhiên sẽ phải chờ Quốc hội xem xét thông qua.

Điều kiện sử dụng NLĐ cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm

Điều kiện sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được quy định tại Điều 64 Luật An toàn, vệ sinh lao động. Theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2016/NĐ-CP ngày 15/5/2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động thì:

“2, Người sử dụng lao động có nhu cầu sử dụng người lao động cao tuổi làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải lập phương án, gửi Bộ có thẩm quyền quản lý ngành với các nội dung cơ bản sau đây:

a) Chức danh nghề, công việc, kèm theo mô tả đặc điểm điều kiện lao động của nghề, công việc sử dụng người lao động cao tuổi;

b) Đề xuất và đánh giá từng điều kiện cụ thể sử dụng người cao tuổi quy định tại Khoản 1 Điều này.

3. Bộ quản lý ngành quy định chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm được sử dụng người lao động cao tuổi và điều kiện cụ thể trong ngành, lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý ”.

Do đó, việc sử dụng người lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thực hiện theo quy định của các Bộ quản lý ngành trên cơ sở đề xuất của người sử dụng lao động. Bộ quản lý ngành hay Bộ có thẩm quyền quản lý ngành được xác định theo quy định của Chính phủ.

Chinhphu.vn



Tác giả bài viết: Luật sư Đỗ Trọng Hiền sưu tầm

Nguồn tin: Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 73


Hôm nayHôm nay : 8756

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 146522

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 31589907

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên