19:08 ICT Thứ bảy, 27/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Kinh doanh - Thương mại - Business - Commerce

Gạo Việt “vật vã” giữ thị trường truyền thống

Thứ tư - 25/04/2012 10:23
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bị cạnh tranh mạnh, gạo Việt Nam đang có nguy cơ vuột mất các thị trường “ruột” là Malaysia, Indonesia… và châu Phi. Kỳ vọng bán gạo cấp thấp cho Philippines còn... xa.
Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết lâu nay gạo Việt Nam vẫn tự tin vì có hai “thị trường ruột” là châu Á (chiếm gần 67% thị phần trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước) và châu Phi (chiếm khoảng 23%). Nhưng sự nổi lên mạnh mẽ của Ấn Độ, Myanmar và Pakistan về gạo cấp thấp đã khiến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt Nam rơi vào thế gần như “chết đứng” từ hai tháng nay.

Chịu trận với gạo lậu, đấu thầu xé lẻ

Giá cước vận chuyển bằng tàu biển sẽ cao gấp đôi so với mức hiện nay cũng là một thách thức mới đối với ngành xuất khẩu gạo. Ảnh: CTV

Ông Trần Ngọc Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Gạo Vinh Phát, cho biết: “Trong hai tháng đầu năm nay, DN hầu như không xuất được tấn nào ở dòng gạo cấp thấp 15%-25% tấm. Dòng gạo 5%, 10% tấm may ra còn xuất khẩu được vài ngàn tấn. Việc xuất sang các thị trường mới như châu Âu, Mỹ… còn khả quan chứ xuất sang các thị trường truyền thống như Malaysia, Indonesia thì rất ít so với mọi năm”.

Ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát, cũng thú nhận hiện tại DN đang gặp khó ở thị trường truyền thống. Malaysia thì mới ký hợp đồng nhưng chỉ lấy từ từ. Indonesia thì đang vào vụ thu hoạch lúa, chưa thiếu gạo. Riêng Philippines đến giờ vẫn chưa mua hạt gạo Việt nào, có thông tin đến ngày 15-3 mới bắt đầu nhập nhưng hiện tại đã có một số DN nước ngoài sang mua gạo “lậu” theo hình thức nhập sang cảng Singapore, thay đổi hồ sơ rồi chuyển hàng về Philippines. “Bằng cách này, DN nước ngoài mua được gạo lẻ với giá thấp, trong khi nếu mua gạo trực tiếp sang Philippines, DN phải ký hợp đồng tập trung với số lượng lớn và thanh toán theo giá sàn quy định ở mức cao hơn nhiều” - ông Tuấn nói.

Theo ông Tuấn, tại thị trường châu Phi, Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ ở dòng gạo cấp thấp vì giá của họ rẻ hơn. Sau khi Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất trên 4 triệu tấn vào thị trường này thì cơ hội chen chân của gạo Việt cũng gặp trở ngại.

Chưa hết, ông Tuấn còn cho biết: “Hiện nay các nước thuộc thị trường truyền thống lại “chơi chiêu” đấu thầu theo đợt. Họ thiếu nhiêu thì tổ chức đấu thầu bấy nhiêu, nếu nước nào trúng thầu thì được nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu mình trúng thầu thì số lượng cũng rất ít, số lượng xuất khẩu bị xé nhỏ cũng gây nhiều khó khăn cho DN”.

Bí hợp đồng tập trung

Từ trước đến nay, thị trường truyền thống chiếm phần lớn sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta và VFA chịu trách nhiệm ký hợp đồng tập trung rồi phân phối lại cho các DN. Nhưng hiện nay việc thương thảo các hợp đồng tập trung đang gặp khó nên DN cũng bị động. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết các nước nhập khẩu truyền thống của Việt Nam như Indonesia, Malaysia đã gần như ký xong kế hoạch và phải chờ cho tới cuối năm nay họ mới ký tiếp hợp đồng mới. Do hợp đồng tập trung không còn nhiều nên hợp đồng thương mại sẽ phải đóng vai trò quyết định trong thời gian tới.

Với tình hình hiện nay, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Lương thực Thịnh Phát, cho rằng: “DN phải hết sức bình tĩnh, thận trọng, căn cứ tình hình nhu cầu thực tế chứ không nên bán đổ bán tháo. DN phải theo điều hành chung của tổ điều hành xuất khẩu gạo, thống nhất giá sàn và thị trường, tránh tình trạng vì lợi ích cục bộ của vài cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của các DN và nông dân. Các DN cũng nên tập trung khai thác thị trường thương mại, không nên quá phụ thuộc vào thị trường tập trung”.

Cước vận tải biển tăng gấp đôi

Theo Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS), cước vận chuyển tàu biển sắp tăng giá mạnh. Phần lớn hãng tàu chở hàng xuất khẩu đi châu Âu, châu Phi sẽ áp dụng giá cước mới từ tháng 3-2012. Có hãng tàu thông báo mức tăng lên tới 700 USD/TEU (đơn vị tương đương container 20 feet), cao gấp đôi so với mức hiện nay. Trong khi giá gạo đang giảm, xuất khẩu khó khăn thì đây cũng là một thách thức mới đối với ngành xuất khẩu gạo.

QUANG HUY


Nguồn tin: phapluattp.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Bị cạnh tranh mạnh, gạo Việt Nam đang có nguy cơ vuột mất các thị trường “ruột” là Malaysia, Indonesia… và châu Phi. Kỳ vọng bán gạo cấp thấp cho Philippines còn... xa. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), cho biết lâu nay gạo Việt Nam vẫn tự tin vì có hai “thị trường ruột” là châu Á (chiếm gần 67% thị phần trong tổng sản lượng gạo xuất khẩu của cả nước) và châu Phi (chiếm khoảng 23%). Nhưng sự nổi lên mạnh mẽ của Ấn Độ, Myanmar và Pakistan về gạo cấp thấp đã khiến các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu gạo Việt Nam rơi vào thế gần như “chết đứng” từ hai tháng nay. Chịu trận với gạo lậu, đấu thầu xé lẻ Giá cước vận chuyển bằng tàu biển sẽ cao gấp đôi so với mức hiện nay cũng là một thách thức mới đối với ngành xuất khẩu gạo. Ảnh: CTV Ông Trần Ngọc Trung, Tổng Giám đốc Công ty CP Gạo Vinh Phát, cho biết: “Trong hai tháng đầu năm nay, DN hầu như không xuất được tấn nào ở dòng gạo cấp thấp 15%-25% tấm. Dòng gạo 5%, 10% tấm may ra còn xuất khẩu được vài ngàn tấn. Việc xuất sang các thị trường mới như châu Âu, Mỹ… còn khả quan chứ xuất sang các thị trường truyền thống như Malaysia, Indonesia thì rất ít so với mọi năm”. Ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty TNHH Lương thực Thịnh Phát, cũng thú nhận hiện tại DN đang gặp khó ở thị trường truyền thống. Malaysia thì mới ký hợp đồng nhưng chỉ lấy từ từ. Indonesia thì đang vào vụ thu hoạch lúa, chưa thiếu gạo. Riêng Philippines đến giờ vẫn chưa mua hạt gạo Việt nào, có thông tin đến ngày 15-3 mới bắt đầu nhập nhưng hiện tại đã có một số DN nước ngoài sang mua gạo “lậu” theo hình thức nhập sang cảng Singapore, thay đổi hồ sơ rồi chuyển hàng về Philippines. “Bằng cách này, DN nước ngoài mua được gạo lẻ với giá thấp, trong khi nếu mua gạo trực tiếp sang Philippines, DN phải ký hợp đồng tập trung với số lượng lớn và thanh toán theo giá sàn quy định ở mức cao hơn nhiều” - ông Tuấn nói. Theo ông Tuấn, tại thị trường châu Phi, Việt Nam đang chịu sự cạnh tranh gay gắt của Ấn Độ ở dòng gạo cấp thấp vì giá của họ rẻ hơn. Sau khi Ấn Độ tuyên bố sẽ xuất trên 4 triệu tấn vào thị trường này thì cơ hội chen chân của gạo Việt cũng gặp trở ngại. Chưa hết, ông Tuấn còn cho biết: “Hiện nay các nước thuộc thị trường truyền thống lại “chơi chiêu” đấu thầu theo đợt. Họ thiếu nhiêu thì tổ chức đấu thầu bấy nhiêu, nếu nước nào trúng thầu thì được nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu mình trúng thầu thì số lượng cũng rất ít, số lượng xuất khẩu bị xé nhỏ cũng gây nhiều khó khăn cho DN”. Bí hợp đồng tập trung Từ trước đến nay, thị trường truyền thống chiếm phần lớn sản lượng gạo xuất khẩu của nước ta và VFA chịu trách nhiệm ký hợp đồng tập trung rồi phân phối lại cho các DN. Nhưng hiện nay việc thương thảo các hợp đồng tập trung đang gặp khó nên DN cũng bị động. Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch VFA, cho biết các nước nhập khẩu truyền thống của Việt Nam như Indonesia, Malaysia đã gần như ký xong kế hoạch và phải chờ cho tới cuối năm nay họ mới ký tiếp hợp đồng mới. Do hợp đồng tập trung không còn nhiều nên hợp đồng thương mại sẽ phải đóng vai trò quyết định trong thời gian tới. Với tình hình hiện nay, ông Lâm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty Lương thực Thịnh Phát, cho rằng: “DN phải hết sức bình tĩnh, thận trọng, căn cứ tình hình nhu cầu thực tế chứ không nên bán đổ bán tháo. DN phải theo điều hành chung của tổ điều hành xuất khẩu gạo, thống nhất giá sàn và thị trường, tránh tình trạng vì lợi ích cục bộ của vài cá nhân làm ảnh hưởng đến quyền lợi chung của các DN và nông dân. Các DN cũng nên tập trung khai thác thị trường thương mại, không nên quá phụ thuộc vào thị trường tập trung”. Cước vận tải biển tăng gấp đôi Theo Hiệp hội Giao nhận Kho vận Việt Nam (VIFFAS), cước vận chuyển tàu biển sắp tăng giá mạnh. Phần lớn hãng tàu chở hàng xuất khẩu đi châu Âu, châu Phi sẽ áp dụng giá cước mới từ tháng 3-2012. Có hãng tàu thông báo mức tăng lên tới 700 USD/TEU (đơn vị tương đương container 20 feet), cao gấp đôi so với mức hiện nay. Trong khi giá gạo đang giảm, xuất khẩu khó khăn thì đây cũng là một thách thức mới đối với ngành xuất khẩu gạo. QUANG HUY
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 42


Hôm nayHôm nay : 13508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 435740

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30284300

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên