Tổng cục Thuế đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hoá đơn điện tử để sẵn sàng kết nối triển khai hoá đơn điện tử.
Để triển khai Thông tư 78, ngày 21/9, Tổng cục Thuế đã công bố việc chính thức triển khai áp dụng hóa đơn điện tử giai đoạn 1 tại 6 tỉnh thành phố là: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Phú Thọ và Bình Định.
Đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hoá đơn điện tử
Thông tư 78 có hiệu lực thi hành, theo đó, hóa đơn điện tử cũng được áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh kể từ ngày 1/7/2022. Theo đó, thông tư khuyến khích cơ quan, tổ chức, cá nhân đáp ứng điều kiện về hạ tầng công nghệ thông tin áp dụng quy định về hóa đơn, chứng từ điện tử theo hướng dẫn tại thông tư này và của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP trước ngày 1/7/2022.
Thông qua hệ thống hoá đơn điện tử, ngành Thuế hướng đến mục tiêu góp phần giúp các doanh nghiệp chuyển đổi số khi tiến hành số hóa, tự động hóa tất cả các quy trình làm việc để thay thế phương thức làm việc thủ công, kém hiệu quả trước đây. Mọi hoạt động của doanh nghiệp từ sản xuất, quảng bá, tiếp thị, bán hàng, thanh toán cho tới xuất hóa đơn… sẽ được số hóa, tự động hóa, đồng thời đồng bộ lẫn nhau để tạo nên một hệ thống hoàn chỉnh, từ đó, tối ưu quy trình quản lý, nâng cao hiệu suất làm việc, tiết kiệm chi phí. |
Riêng trường hợp không thực hiện giao dịch với cơ quan thuế bằng phương tiện điện tử, không có hạ tầng công nghệ thông tin, không có hệ thống phần mềm kế toán, không có phần mềm lập hóa đơn điện tử để sử dụng hóa đơn điện tử và để truyền dữ liệu điện tử đến người mua và đến cơ quan thuế thì sử dụng hóa đơn giấy của cơ quan thuế trong thời gian tối đa 12 tháng, đồng thời cơ quan thuế có giải pháp chuyển đổi dần sang áp dụng hóa đơn điện tử.
Một điểm đáng lưu ý, đó là kể từ ngày 1/7/2022, các thông tư, quyết định của Bộ Tài chính liên quan đến hóa đơn được ban hành trước đó sẽ hết hiệu lực thi hành. Vì vậy, để triển khai hệ thống quản lý hóa đơn điện tử của cơ quan thuế, Tổng cục Thuế đã và đang đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật hệ thống hoá đơn điện tử để sẵn sàng tiếp nhận đề nghị và kết nối với tất cả các tổ chức cung cấp dịch vụ hoá đơn điện tử đáp ứng đầy đủ các tiêu chí theo quy định từ ngày 1/7/2022.
Song song với đó, đối với các tổ chức, cá nhân có nhu cầu triển khai hóa đơn điện tử trước ngày 1/7/2022, Tổng cục Thuế có trách nhiệm tận dụng mọi nguồn lực về cơ sở hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin hiện có để triển khai thực hiện. Khuyến khích các tổ chức có năng lực tham gia cung cấp dịch vụ nhận, truyền, lưu trữ dữ liệu hóa đơn điện tử với cơ quan thuế.
In, khởi tạo và phát hành biên lai thuế
Tại Điều 9 Thông tư số 78/2021/TT-BTC hướng dẫn: Cục thuế in, khởi tạo và phát hành biên lai thuế theo hình thức đặt in, tự in, điện tử để sử dụng thu thuế, phí, lệ phí đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tại địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai và thu nợ đối với hộ khoán, thu thuế sử dụng đất nông nghiệp, phi nông nghiệp đối với hộ gia đình, cá nhân.
Về tiêu chí xác định địa bàn đáp ứng điều kiện sử dụng biên lai thuế, theo hướng dẫn của Thông tư 78, những địa bàn được sử dụng biên lai thuế là địa bàn đáp ứng đồng thời 3 điều kiện: không có điểm thu, chưa thực hiện ủy nhiệm thu thuế và thuộc địa bàn khó khăn, đặc biệt khó khăn theo quy định về đơn vị hành chính cấp xã thuộc vùng khó khăn.
Trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế, trường hợp tổ chức có nhu cầu sử dụng các loại chứng từ khác thì tổ chức có văn bản gửi Tổng cục Thuế để được chấp thuận, thực hiện.
Đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai thì tổ chức có văn bản gửi Tổng cục Thuế để được chấp thuận, thực hiện.
Trước đó, tại khoản 2 Điều 30 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định, “trong quá trình quản lý thuế, phí, lệ phí theo quy định của Luật Quản lý thuế, trường hợp có yêu cầu các loại chứng từ khác, Bộ trưởng Bộ Tài chính có trách nhiệm quy định và hướng dẫn thực hiện”.
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 32 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP cũng quy định, “đối với tổ chức thu phí, lệ phí sử dụng biên lai điện tử trong trường hợp cần điều chỉnh một số tiêu thức nội dung trên biên lai điện tử cho phù hợp với thực tế, tổ chức thu phí, lệ phí có văn bản trao đổi với Tổng cục Thuế xem xét và có hướng dẫn trước khi thực hiện”.
Cung cấp dịch vụ được ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử
Tại Điều 3 Thông tư 78, người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba (là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử) lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ.
“Một trong những điểm mới đáng chú ý của Thông tư số 78/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn chứng từ là người bán, cung cấp dịch vụ được ủy nhiệm bên thứ 3 lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ. Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ được quyền ủy nhiệm cho bên thứ ba (là bên có quan hệ liên kết với người bán, là đối tượng đủ điều kiện sử dụng hoá đơn điện tử và không thuộc trường hợp ngừng sử dụng hóa đơn điện tử) lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ.” Ông Lưu Đức Huy Vụ trưởng Vụ Chính sách (Tổng cục Thuế) |
Hướng dẫn này đã cụ thể hóa Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có thể ủy nhiệm bên thứ ba lập hóa đơn điện tử cho hoạt động bán hàng hoá, dịch vụ.
Cũng theo hướng dẫn của Thông tư 78, hóa đơn điện tử ủy nhiệm phải thể hiện tên, địa chỉ, mã số thuế của bên ủy nhiệm và tên, địa chỉ, mã số thuế của bên nhận ủy nhiệm và phải đúng thực tế phát sinh.
Việc ủy nhiệm phải được lập bằng văn bản (hợp đồng hoặc thỏa thuận) giữa hai bên và phải thể hiện đầy đủ các thông tin sau: thông tin về bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm (tên, địa chỉ, mã số thuế, chứng thư số); thông tin về hoá đơn điện tử ủy nhiệm (loại hoá đơn, ký hiệu hoá đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn); mục đích ủy nhiệm; thời hạn ủy nhiệm; phương thức thanh toán hoá đơn ủy nhiệm.
Việc ủy nhiệm được xác định là thay đổi thông tin đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử, do đó bên ủy nhiệm và bên nhận ủy nhiệm phải thông báo cho cơ quan thuế theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 123.
Về trách nhiệm của bên ủy nhiệm và bên lập ủy nhiệm, khi thực hiện ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử, các bên phải niêm yết trên website của đơn vị mình, hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để người mua được biết.
Khi hết thời hạn ủy nhiệm, hoặc chấm dứt trước thời hạn ủy nhiệm lập hoá đơn điện tử theo thỏa thuận giữa các bên thì hai bên hủy các niêm yết, thông báo trên website của đơn vị mình, hoặc thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng về việc ủy nhiệm lập hóa đơn.
Trường hợp hóa đơn ủy nhiệm là hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế, thì bên ủy nhiệm phải chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp, hoặc thông qua tổ chức cung cấp dịch vụ để chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
* Nội dung Thông tư số 78/2021/TT-BTC đính kèm:
Tác giả bài viết: Ngô Tấn Nguyên - ngotannguyen2205@gmail.com – 0945283038 – sưu tầm
Nguồn tin: Tổng Cục Thuế - Tax derectorate
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 32
Hôm nay : 630
Tháng hiện tại : 181918
Tổng lượt truy cập : 31625303
Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...