Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện, thời hiệu yêu cầu giải quyết việc dân sự được thực hiện theo quy định của BLDS năm 2015. Tòa án chỉ áp dụng quy định về thời hiệu theo yêu cầu áp dụng thời hiệu của một bên hoặc các bên với điều kiện yêu cầu này phải được đưa ra trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ việc. Người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ (Điều 184 BLTTDS năm 2015, Điều 149 BLDS năm 2015).
Ảnh minh họa (Internet)
Thứ hai, thời điểm phát sinh tranh chấp dân sự quy định tại Điều 2 Nghị quyết số 103/2015/QH13 là ngày khởi kiện. Việc xác định ngày khởi kiện được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 190 BLTTDS năm 2015.
Quy định về thời hiệu khởi kiện tại Điều 159 và điểm h khoản 1 Điều 192 BLTTDS năm 2004 đã được sửa đổi, bổ sung theo Luật số 65/2011/QH12 được áp dụng đến hết ngày 31/12/2016 để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự.
Từ ngày 01/01/2017, Tòa án áp dụng quy định của BLTTDS năm 2015, BLDS năm 2015 và luật khác có liên quan về thời hiệu khởi kiện để thụ lý, giải quyết vụ án dân sự (Điều 4 Nghị quyết số 02/2016/NQ-HĐTP ngày 30/6/2016 của Hội đồng Thẩm phán hướng dẫn thi hành một số quy định của Nghị quyết số 103/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Bộ luật TTDS và Nghị quyết số 104/2015/QH13 ngày 25/11/2015 của Quốc hội về việc thi hành Luật TTHC).
Ngân Hà
Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền - Sưu tầm
Nguồn tin: Kiemsat.vn
Những tin mới hơn
Đang truy cập : 40
Hôm nay : 5563
Tháng hiện tại : 178036
Tổng lượt truy cập : 31621421
Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...