04:47 ICT Chủ nhật, 15/09/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thư Viện Pháp Luật- The library of law » Luật dân sự - Civil law

Bất cập giữa Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành

Chủ nhật - 20/05/2018 06:20
Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Bộ luật Dân sự hiện hành - còn gọi là Bộ luật Dân sự 2015, đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 24-11-2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2017. Mặc dù mới được áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, song nhiều quy định trong bộ luật này đã bộc lộ những bất cập. Bài viết này với mục đích tổng hợp lại những chế tài vẫn còn đứng ngoài cuộc sống để mọi người cùng tham khảo và góp ý cho cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản dưới luật để hướng dẫn thi hành bộ luật này trong thời gian tới.

BẤT CẬP TRONG XÁC ĐỊNH HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU

Quy định đối với giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức, tại Điều 129 của Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây: Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Mặc dù Bộ luật Dân sự quy định là vậy, nhưng một số pháp luật chuyên ngành đặt ra yêu cầu hợp đồng phải có một số nội dung bắt buộc.

Tham gia giao dịch dân sự, việc xác định hai phần ba nghĩa vụ của các bên là vô cùng khó. Trong ảnh, người lao động bóc cốt pha công trình xây dựng ở thị xã Đồng Xoài - Ảnh: S.H

Cụ thể như, tại Điều 141 của Luật Xây dựng 2014 có quy định rằng các hợp đồng xây dựng phải có các nội dung bắt buộc như sau: Căn cứ pháp lý áp dụng; Ngôn ngữ áp dụng; Nội dung và khối lượng công việc; Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao; Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng; Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng; Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng; Điều chỉnh hợp đồng xây dựng; Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng; Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng; Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng; Rủi ro và bất khả kháng; Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng; Các nội dung khác. Đối với hợp đồng tổng thầu xây dựng ngoài các nội dung quy định này còn phải được bổ sung về nội dung và trách nhiệm quản lý của tổng thầu xây dựng.

Tương tự như vậy, quy định về nội dung hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng, tại Điều 18 của Luật Kinh doanh bất động sản có ghi: Hợp đồng mua bán, cho thuê, cho thuê mua nhà, công trình xây dựng phải có các nội dung chính sau đây: Tên, địa chỉ của các bên; Các thông tin về bất động sản; Giá mua bán, cho thuê, cho thuê mua; Phương thức và thời hạn thanh toán; Thời hạn giao, nhận bất động sản và hồ sơ kèm theo; Bảo hành; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; Phạt vi phạm hợp đồng; Các trường hợp chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng và các biện pháp xử lý; Giải quyết tranh chấp; Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.

 Như vậy, trong Bộ luật Dân sự mới đã đưa quy định bắt buộc phải lập thành văn bản vào làm điều kiện có hiệu lực đối với giao dịch dân sự. Tuy nhiên, đối với những trường hợp không lập văn bản đúng quy định thì việc xác định hai phần ba nghĩa vụ của các bên tham gia giao dịch là việc vô cùng khó. Đặc biệt là đối với hợp đồng có những nghĩa vụ không phân chia được theo phần hoặc danh sách các nghĩa vụ mà hợp đồng nêu chỉ mang tính chất liệt kê và là danh sách mở.

KHÔNG RÕ RÀNG TRONG QUY ĐỊNH VỀ PHÁP NHÂN VÀ KHÔNG PHÁP NHÂN

Theo quy định trong Bộ luật Dân sự 2015, ở nước ta có hai loại pháp nhân, đó là pháp nhân thương mại và pháp nhân phi thương mại. Vì thế, việc quy định đối tượng giao dịch dân sự chỉ là cá nhân và pháp nhân đang gây khó khăn cho nhiều tổ chức. Ví dụ như thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước buộc các hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư... phải chuyển tài khoản sang tài khoản cá nhân, nếu không sẽ bị đóng tài khoản tại ngân hàng. Lý do mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra để giải thích về việc yêu cầu các chủ thể nêu trên phải thay đổi tên tài khoản là hộ gia đình, tổ hợp tác, doanh nghiệp tư nhân, văn phòng luật sư và các tổ chức khác không có tư cách pháp nhân thì không phải là chủ thể tham gia quan hệ dân sự.

MẬP MỜ VỀ XÁC ĐỊNH LÃI SUẤT CHO VAY

Quy định về lãi suất, tại Điều 468 trong Bộ luật Dân sự 2015 như sau: 1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. 2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại Khoản 1 điều này tại thời điểm trả nợ.

Trong khi đó, quy định về lãi suất, phí trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng, Điều 91 của Luật Các tổ chức tín dụng 2010 lại có quy định như sau: 1. Tổ chức tín dụng được quyền ấn định và phải niêm yết công khai mức lãi suất huy động vốn, mức phí cung ứng dịch vụ trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng. 2. Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. 3. Trong trường hợp hoạt động ngân hàng có diễn biến bất thường, để bảo đảm an toàn của hệ thống tổ chức tín dụng, Ngân hàng Nhà nước có quyền quy định cơ chế xác định phí, lãi suất trong hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng.

Như vậy, cả Bộ luật Dân sự và luật chuyên ngành đều quy định người cho vay và người vay có quyền thỏa thuận về lãi suất cho vay. Thế nhưng trong phần cuối của Khoản 2, Điều 91 trong Luật Các tổ chức tín dụng lại bổ sung cụm từ “theo quy định của pháp luật” làm cho các tổ chức tín dụng, khách hàng có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng và các cơ quan chức năng thực thi pháp luật khó áp dụng quy định này trên thực tế. Đồng thời, khiến cả bên cho vay và bên vay rơi vào thế lúng túng không biết áp dụng theo pháp luật về tín dụng ngân hàng (không áp dụng trần lãi suất cho vay) hay theo pháp luật dân sự (áp dụng trần lãi suất cho vay).

Trên đây dẫu sao cũng chỉ là ý kiến của cá nhân người viết nhận thức được trong quá trình tìm hiểu và chắc chắn khó tránh khỏi sơ suất, rất mong nhận được sự góp ý của bạn đọc, chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật, ngân hàng.

Diệp Viên
http://baobinhphuoc.com.vn/Content/bat-cap-giua-bo-luat-dan-su-va-luat-chuyen-nganh-395514

Nguồn tin: baobinhphuoc.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 45


Hôm nayHôm nay : 3378

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 155599

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 31598984

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên