Văn phòng Tư vấn pháp luật Báo Lao Động trả lời:
Điều 31 Luật BHXH quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
1. NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 6 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.
2. NLĐ quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 điều này phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. NLĐ quy định tại điểm b khoản 1 điều này đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng BHXH từ đủ 3 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Do đó, nếu bạn đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên và có đóng BHXH đủ 3 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con mà phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền thì vẫn được hưởng chế độ thai sản. Nếu bạn không thuộc trường hợp trên thì sẽ không được hưởng chế độ thai sản dù có đóng BHXH tự nguyện thêm cho đủ 6 tháng, vì hiện nay BHXH tự nguyện chỉ có hai chế độ hưu trí và tử tuất, không có chế độ thai sản.
Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền - Sưu tầm
Nguồn tin: BHXH
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 18
Hôm nay : 5352
Tháng hiện tại : 131627
Tổng lượt truy cập : 31575012
Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...