04:56 ICT Chủ nhật, 28/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội

Tắm Tiên ở Sông Hồng [Tổng hợp]

Thứ năm - 21/06/2012 16:37
Tắm tiên ở Sông Hồng!

Tắm tiên ở Sông Hồng!

Bãi “tắm tiên” sông Hồng: Nơi nảy nở những… “tình gay”? Tắm tiên": Buồn cười khi người ta bảo chúng tôi kích dục Tắm tiên sông Hồng: Đừng trở lại cuộc sống hoang dã Thiếu nữ rong chơi bãi sông hồng
Bãi “tắm tiên” sông Hồng: Nơi nảy nở những… “tình gay”?


Quê tôi tắm truồng là thường

Xahoi - Có người cho rằng họ đã từng bị người đồng giới “sờ soạng” khi đang tắm tiên ở bãi giữa sông Hồng.

Là một trong những người thường xuyên đến tắm tiên ở bãi sông Hồng (thuộc phường Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội), anh Vi Văn Thảo (26 tuổi, quê Tương Dương, Nghệ An), hiện đang là nhân viên cho một công ty truyền thông (ở Đống Đa, Hà Nội) cho biết: “Tôi vẫn thường đến đây tắm, lâu rồi thành thói quen, có khi còn nghiện. Tắm ở đây cảm giác thoải mái hơn tắm ở nhà, ngay cả ở bể bơi công cộng cũng không thoải mái bằng ở đây”.

Anh Thảo kể, thường mỗi sáng trước khi đi làm, anh luôn đem theo một bộ quần áo lót và chiếc khăn tắm cùng xà bông, dầu gội, tất cả cho vào trong cốp xe. Buổi chiều xong việc ở cơ quan là phóng xe máy ra ngoài bãi sông Hồng để tắm. “Tôi là người Thái, ở quê tôi tắm truồng ở suối là chuyện bình thường, nên ra ngoài này cũng chẳng việc gì phải ngại”, anh Thảo cho biết thêm.

Nơi lưu giữ kỉ niệm

Về nguồn gốc của bãi “tắm tiên” sông Hồng, ông Trần Văn Hà (63 tuổi, trú ở phố Tân Ấp, phường Phúc Xá, Ba Đình) cho biết: “Bãi tắm này đã có từ rất lâu rồi, không phải bây giờ mới có. Còn chính xác có từ khi nào thì tôi cũng không rõ, lớn lên đã thấy có bãi tắm rồi. Ngày xưa còn nhỏ, tôi vẫn thường theo bố ra đây tắm, lúc đó người Hà Nội tắm ở đây cũng rất nhiều”.



Ông Hà tâm sự, gia đình ông vốn xuất thân từ thuyền chài trên sông nước, nhiều đời sống bằng nghề đánh bắt cá trên sông. Sau năm 1945, gia đình ông mới định cư lên bờ, lúc đó toàn bộ phường Phúc Xá còn mang tên là Xóm Bãi (ngoài bãi sông), phần lớn là dân ngụ cư đến. Vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, bãi tắm sông Hồng khi đó vừa là bãi tắm chung, vừa là nơi cung cấp nước sinh hoạt cho toàn bộ dân ở Xóm Bãi.

“Với tôi, bãi tắm không chỉ là nơi để tắm mà còn là nơi lưu giữ lại nhiều kỷ niệm. Cả đời cha tôi đã gắn liền với sông nước, với bãi giữa ấy. Tuổi thơ của tôi cũng gắn liền với bãi tắm ấy. Sau này lớn lên, đi bộ đội, rồi làm công nhân, sống với môi trường sinh hoạt tập thể, nhiều lúc tôi chỉ ao ước được chạy về rồi nhảy ùm xuống sông Hồng mà bơi lội, mà vùng vẫy cho thỏa thích. Hơn chục năm trước, trước khi mất, ước nguyện cuối cùng của cha tôi cũng là được an táng ở bãi giữa sông Hồng, nơi gần bãi tắm. Cả đời cụ sống chung với sông, đến khi mất cũng muốn nằm cạnh dòng sông…”, ông Hà trầm ngâm kể.

Giờ đây, khi đã về hưu và dù đã lên đến chức ông, nhưng chiều nào ông Hà cũng vẫn giữ thói quen xách cần cầu ra sông Hồng ngồi câu cá, sau đó xuống sông tắm. Theo ông giải thích là vừa để tiêu khiển tuổi già cũng vừa để nhớ về một thời xa xưa.

Nơi nảy nở… “tình gay”?

Anh Nguyễn Trọng Hiển (trú ở Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn chưa hết bàng hoàng khi kể về một lần “trót dại” (lời của anh Hiển) nghe theo bạn rủ ra “tắm tiên” ở bãi sông Hồng.
Anh Hiển kể: “Lúc đang tắm thì có một người đàn ông khoảng 40 tuổi đến bắt chuyện, sau đó rủ tôi lùi xuống quãng sông phía dưới để tắm. Quãng sông này khá vắng vẻ nhưng theo giải thích là chỗ đó nước không chảy xiết và sạch hơn quãng trên”.



“Lúc tôi đang gội đầu thì bất chợt người đàn ông này nhào tới ôm lấy tôi và đưa tay xuống “chỗ ấy” của tôi để mơn trớn… Tôi sợ quá, vùng ra rồi chạy lên bờ, mặc vội quần áo rồi cứ thế phóng xe chạy thẳng về nhà. Từ đó trở đi, tôi cạch không dám đến nơi này nữa”, anh Hiển kể.

Cũng theo anh Hiển, mãi sau này anh mới biết nguyên nhân người bạn của mình hay ra bãi “tắm tiên” sông Hồng để tắm là để gặp… người tình là một người đàn ông đã ngoài 40 tuổi.
“Cả hai đều bị gay, dù đã có gia đình đàng hoàng. Bãi “tắm tiên” sông Hồng không chỉ là nơi tắm, mà còn là nơi gặp gỡ, tâm sự của hai người và đôi khi còn là nơi để họ làm “chuyện ấy” với nhau”, anh Hiển cho biết thêm.

=====================================

Tắm tiên": Buồn cười khi người ta bảo chúng tôi kích dục



Nhiều lứa tuổi, nhiều thành phần, nhiều người nổi tiếng tự nguyện đến bãi sông này để tắm.

Xahoi - Sau khi chuyện “tắm tiên” tại sông Hồng được mổ xẻ trên khía cạnh văn hóa và luật pháp, chúng tôi đã ra bãi sông để gặp trực tiếp những người này.

Một thành viên kỳ cựu của CLB tự phát này là anh Bùi Hùng, ở số nhà 27 Nguyễn Thiệp, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm cho biết: “Anh em chúng tôi rất bất bình với việc người ta nói chúng tôi gây rối, suy đồi đạo đức, vi phạm pháp luật”.

Chúng tôi tắm rất lành mạnh. Câu lạc bộ của chúng tôi là tập hợp những người tự nguyện, được tổ chức chặt chẽ. Chúng tôi đã từng xin phép làm thẻ bơi nhưng không được.


Anh Bùi Hùng (người đang trồng chuối): Chúng tôi tắm là rèn luyện sức khỏe

Anh Hùng cho biết CLB này có xấp xỉ 300 người tham gia, trong đó 28 người hoạt động thường xuyên, như là Ban thường trực. Thành phần CLB đủ hết các lứa tuổi từ sinh viên đến các bác hơn 80 tuổi, có cả những người nổi tiếng, có cả các cựu chiến binh của tàu không số… CLB cũng có rất nhiều trí thức, trong đó có cả luật sư.

“Thật buồn cười khi người ta nói chúng tôi là kích dục. Nếu ai có ý tưởng về sex cũng chẳng ai kỳ lạ đến mức đưa gái ra đó cởi quần áo trước rất nhiều người. Đồng thời CLB chúng tôi cũng không hề có nữ”.

“Mục tiêu của chúng tôi là sức khỏe. Không đâu “mua” sức khỏe, “mua” sự thư thái rẻ như ở đây. Mỗi năm mỗi người chỉ mất xấp xỉ 20.000 đồng. Chi phí đó để làm đường ra, tu bổ bờ bãi. Tắm ở đây, nhiều người có bệnh đã khỏi, kể cả những bệnh nghiêm trọng như tai biến mạch máu não. Một số bác bị tai biến ra đây bơi đã khỏe và đi lại bình thường như bác Quang, bác Kim…”

Về vấn đề gây rối trật tự công cộng, anh Hùng cho rằng: “Chúng tôi có đánh nhau, tranh cướp, chửi bậy gì đâu? Trái lại, bất cứ ai có bức xúc gì trong công việc, trong chuyện gia đình chỉ cần ra bãi tắm là tiêu tan, trở nên thư thái. Như thế thì làm sao sao mà có va chạm được? Chuyện gây rối ở bãi giữa sông Hồng chủ yếu do cánh thanh niên và những người ở nơi khác đến tụ tập ăn uống, chơi bời, gây náo loạn”.

Anh Bùi Hùng cũng cho biết anh và một số anh em đã lặn lội ở bãi sông này hơn 20 năm và cũng đã cứu được gần 20 người. Thậm chí có những xác vô thừa nhận các anh còn chủ động chôn cất, xây mộ, thắp hương rất cẩn thận. Với anh: “Đây là nơi trong lành và là bãi tắm tiện nhất ở Hà Nội này”.


Anh Hùng dẫn phóng viên ra mộ của những người vô thừa nhận do anh em trong CLB xây cất.

Cũng theo anh bãi tắm này hoạt động quanh năm. “Đối với chúng tôi tắm là để rèn luyện sức khỏe, để chữa bệnh, thư giãn cho nên càng nước to bơi càng sướng, mùa rét thì nước lạnh là thử thách để rèn luyện và thử sức”.

“Chúng tôi cũng rất muốn được hợp pháp hóa, nếu chính quyền đứng ra tổ chức, tập hợp thì anh em chúng tôi sẵn sàng. Chính thành viên CLB cũng đang đề xuất được tham gia vào đội cứu hộ, cứu nạn của Thành phố nhưng nhiều năm nay chưa được đồng ý. Nếu được tham gia, chúng tôi sẵn sàng tự lo kinh phí và trang thiết bị” - anh Bùi Hùng tâm sự.

=======================

Tắm tiên sông Hồng: Đừng trở lại cuộc sống hoang dã

Mấy ngày hôm nay, những hình ảnh của người tắm nude tự phát tại bãi sông Hồng lại tiếp tục xuất hiện và lan truyền trên internet. 

Trao đổi với Kienthuc.net.vn, GS.TS. Phạm Đức Dương, nguyên Viện trưởng Viện Đông Nam Á cho rằng “đừng trở lại cuộc sống hoang dã như thế”.



GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng tắm nude tại Việt Nam đã có từ rất lâu đời trong truyền thống của người Mường, người Thái... Những cô gái của các dân tộc này thường lên đầu nguồn các con suối để “tắm tiên”. Đó là một tập tục, một nếp sống lâu đời mang theo bản sắc văn hóa. Tuy nhiên, ở người Kinh thì chưa bao giờ có thói quen này.
c
“Việc tắm nude một cách công khai tại sông Hồng như hiện nay tôi cho rằng đại bộ phận người dân không đồng tình”, GS.TS. Phạm Đức Dương nhấn mạnh. “Tắm tiên” đã tồn tại và phần nào được chấp nhận ở phương Tây như ở Đức có cả “Hội tắm chuồng”, hay một số quốc gia khác hình thành cả những bãi tắm “nude” rất lớn… “Việc xuất hiện “tắm tiên” ở bãi sông Hồng không biết có phải ảnh hưởng của phương Tây hay không nhưng nó không phù hợp với văn hóa của người Việt”.
“Văn hóa của chúng ta là văn hóa “đẹp đẽ phô ra, xấu xa đậy lại” chứ không phải phơi bày ra tất cả những chỗ kín trên cơ thể. Thậm chí, chúng ta còn phải dựa vào quần áo để tôn lên vẻ đẹp cơ thể như sử dụng áo để nâng ngực…” 

Với những ý kiến cho rằng, tắm nude là một nhu cầu được trở về với cuộc sống tự nhiên, GS.TS. Phạm Đức Dương cho rằng nhu cầu này tất cả mọi người trên thế giới đều có. Tuy nhiên, trở lại tự nhiên, hòa nhập tự nhiên cũng cần phải văn minh chứ không phải trở lại cuộc sống hoang dã.

“Mỗi người Việt Nam có một ông Khổng Tử ngồi giữa rốn, đó là những giá trị đạo đức quý báu mà cha ông để lại cho con cháu cần phải được gìn giữ, che đậy, bảo vệ”

“Nếu nói lõa thể là có thể sống gần với tự nhiên hơn thì cần phải xem xét lại. Những ý kiến bảo vệ cho quan điểm này chủ yếu là suy luận của những người ngoài cuộc. Trong khi đó chỉ những người trực tiếp tắm nude mới hiểu hết là họ muốn gì. Cảm giác thoải mái là của những người bên ngoài nhìn vào”.

“Việc tắm nude một cách công khai tại sông Hồng như hiện nay tôi cho rằng đại bộ phận người dân không đồng tình”, GS.TS. Phạm Đức Dương nhấn mạnh.

Trao đổi thêm về giao lưu văn hóa, ông cho rằng thế giới hiện nay là “cộng sinh văn hóa”, văn hóa dân tộc không thể bó kín được. Tuy nhiên, giá trị văn hóa không phải nhìn vào sự biến đổi vật chất. Người Việt Nam hiện nay tiêu tiền đô, đi máy bay Boeing, hát nhạc Rap,... nhưng không thể là người Mỹ được. Vì, văn hóa là giá trị trong ý thức con người được bộc lộ ra bên ngoài.

“Đối với những cái mới chúng ta không cấm mà nên cổ vũ người ta lựa chọn theo hệ giá trị của người Việt”, GS. TS. Phạm Đức Dương nhấn mạnh.

==========
Thiếu nữ rong chơi bãi sông hồng

Như ngày nào, bãi giữa sông Hồng vẫn nổi tiếng với "tập đoàn tắm tiên", nhưng không vì thế mà số bạn trẻ đến đây dã ngoại hay chụp ảnh giảm sút, nhất là vào dịp cuối tuần. Đôi khi bạn có thể gặp những tình huống rất đỗi bi hài tại đây.
Bộ ảnh sau đây sẽ cho các bạn thấy một trong những tình huống như vậy.


Việc ai nấy làm, các cụ cứ việc "nuy", còn các bạn trẻ cứ việc "chụp"!







Chân dung cô gái dũng cảm

Tắm truồng một bên còn em một bên!

Ngượng?!


 
__________________



“Tắm tiên” ở sông Hồng có phi văn hóa?

(TT&VH Online) - Vừa qua báo chí đã tốn không ít giấy mực để viết về “bãi tắm tiên” (tắm truồng) ở khu vực bãi giữa sông Hồng (Hà Nội) với hàng trăm ý kiến được đưa ra xung quanh vấn đề này. Thậm chí, có người cho rằng, hoạt động “tắm tiên” là phản cảm, phi văn hóa, không có trong văn hóa người Việt…

Mùa đông cũng như mùa hè, khu vực bãi tắm sông Hồng ở xóm Bãi Giữa (phường Ngọc Thụy, Gia Lâm, Hà Nội) luôn luôn có người đến tắm. Điều đặc biệt là những người tắm ở đây đều không mặc bất cứ thứ gì, tất cả đều tắm truồng. Vào những ngày nắng nóng của mùa hè, “bãi tắm tiên” (tên gọi khác mà người đi tắm dùng để gọi bãi tắm này) còn tập trung đến hàng trăm người đến tắm, tất cả họ đều trần trụi như nhau. Tắm xong thì lên bãi cát nằm phơi nắng, phơi nắng xong lại xuống tắm tiếp. Họ ngụp lặn giữa dòng nước mênh mang một cách thoải mái mà chẳng cần để ý đến xung quanh.



Có ai đó nói rằng, chỉ cần đi vài trăm mét thôi, từ nội thành với phố sá đông vui tấp nập, ra đến bãi giữa sông Hồng là như lạc vào một thế giới khác, một văn hóa khác. Có gì đó vừa thân quen vừa lạ lẫm. Có lẽ đúng thật. Bãi “tắm tiên” sông Hồng chính là một trong số những yếu tố góp phần làm nên sự “lạ lẫm” đó.
Bãi “tắm tiên” sông Hồng có từ khi nào, không ai còn nhớ. Kể cả những người cao tuổi nhất sống giữa đất Hà thành cũng chỉ có thể cho biết “lớn lên đã thấy mọi người tắm truồng ở đấy rồi”. Giải thích về sự xuất hiện của bãi “tắm tiên” sông Hồng, có người cho rằng đó là nơi mà Chử Đồng Tử và Tiên Dung đã gặp nhau và kết nên duyên vợ chồng (trong truyền thuyết về Chử Đồng Tử), người đời sau tưởng nhớ nên ra đây tắm; lại có ý kiến khác cho rằng đó là một vị trí đẹp, tương đối bằng phẳng, thuận lợi nên người xưa đã chọn làm bãi tắm cho mình. Về sự liên quan đến Chử Đồng Tử chỉ là truyền thuyết nên không có cơ sở khoa học để khẳng định, cách giải thích thứ hai có vẻ hợp lý hơn.

Từ đó có thể thấy, “hiện tượng” bãi “tắm tiên” sông Hồng đã tồn tại từ rất lâu rồi, không phải đến bây giờ mới có. Nó là sản phẩm của văn hóa và lịch sử còn sót lại cùng với thời gian. Trong khoảng mấy năm trở lại đây, bãi “tắm tiên” được nhắc đến nhiều hơn như một “hiện tượng lạ lùng” của văn hóa ngay giữa thủ đô. Đã có không ít các bài viết về bãi “tắm tiên” sông Hồng, trong đó có người coi đây là một sự tự phát, là một kiểu “lập dị” hay “biến dạng” văn hóa.



Mới đây nhất, trong một bài báo viết về vấn đề này, có vị giáo sư về văn hóa còn khuyến cáo “đừng trở lại cuộc sống hoang dã như thế”. Bởi theo lý luận của tác giả thì “nude" tại Việt Nam đã có từ rất lâu đời trong truyền thống của người Mường, người Thái... Tuy nhiên, ở người Kinh thì chưa bao giờ có thói quen này”. Và bởi thế nên: “Việc xuất hiện “tắm tiên” ở bãi sông Hồng không biết có phải ảnh hưởng của phương Tây hay không nhưng nó không phù hợp với văn hóa của người Việt” (!)
Người Việt (người Kinh) xưa thực sự không có thói quen tắm truồng? Và tắm truồng không phù hợp với văn hóa của người Việt?

Trong các tài liệu sử sách khi viết về văn hóa, tập tục của người Việt xưa còn lại đến ngày nay đều có nhắc đến tập tục tắm truồng và coi đó là tập tục độc đáo của người Việt. Bơi lội, đi thuyền, bắt cá, tắm truồng,… đó là những thói quen sinh hoạt không chỉ của riêng người Việt cổ mà còn chung cho cả các dân tộc ở khu vực Đông Nam Á (rộng hơn là cả vùng Nam Á) – khu vực văn hóa lúa nước. Sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, buộc con người phải hình thành những thói quen sinh hoạt sao cho phù hợp để thích nghi.

Người Việt cũng không ngoại lệ.

Trong sách Đông Tây dương khảo (bản khắc năm 1617) của tác giả Trương Nhiếp thời nhà Minh (1368 – 1644) có đoạn viết về phong tục của người Việt như sau: “Phong tục sống chung chạ, có người cắt tóc, có người búi tóc, môi đỏ răng đen, đi chân đất, xăm vẽ đầy mình. Ưa tắm lúc nóng nực nên giỏi bơi thuyền lội nước”.

Về tập tục tắm truồng của người Kinh, một học giả đời nhà Thanh (1644 – 1912) là Lý Thiên Căn đã mô tả lại khá đầy đủ và chi tiết: “Phong tục của họ (tức người Việt – TG) khi tắm ngâm mình xuống nước, đàn ông đàn bà đều tắm truồng, đi lại, đứng ngồi không né tránh nhau, kể cả nhà quyền quý cũng thế” (trích An Nam tạp ký).

Thậm chí, tác giả Trịnh Lạp đời nhà Tống (960 – 1279) còn mô tả tỉ mỉ cả những thú chơi của người Việt mỗi khi đi tắm cùng nhau ở sông nước lúc bấy giờ như sau: “Họ bá cổ nhau cùng đi, thỉnh thoảng dẫm chân giơ thẳng sào, lặn xuống nước đâm cá, mỗi lần đâm trúng cá, mọi người hò reo ầm ĩ coi đó là niềm vui” (trích An Nam ký lược).



Qua một số tư liệu sử sách của các tác giả nước ngoài viết lại cho thấy, thói quen tắm truồng của người Việt xưa kia là khá phổ biến. Thói quen tắm truồng được coi như là một tập tục độc đáo trong văn hóa cộng đồng của người Việt. Nếu người Việt không có tập tục này thì sao các tác giả nói trên lại có thể mô tả tỉ mỉ đến như vậy?

Theo họa sĩ, nhà nghiên cứu văn hóa Phan Cẩm Thượng thì: “Nếu như ngày nay người Việt tỏ ra xa lạ với tục tắm truồng thì trước kia nó rất phổ biến như một thói quen sinh hoạt hằng ngày. Không ai phải ngượng, cũng không có gì xấu hổ hay tục bậy”.

Còn theo nhiều nhà nghiên cứu văn hóa, tập tục tắm truồng của người Việt vẫn còn tồn tại trong thế kỷ 20 và kéo dài cho đến những năm 1945 mới dần bị mai một.



Dường như chưa bao giờ “tắm tiên” ở sông Hồng là “phi văn hóa” hay một dạng “biến dị”, lai căng văn hóa như một số người vẫn thường nói, nó vẫn nằm trong quỹ đạo dòng chảy của cội nguồn văn hóa Việt. Tuy nhiên, hình như có lúc, ở đâu đó, nó đã bị lãng quên bởi sự chen lấn, xâm thực của những dòng chảy văn hóa khác mạnh mẽ hơn, dai dẳng hơn và cũng không kém phần xô bồ. Chính sự lãng quên đã khiến nó trở nên lạ lùng.

Và cuối cùng, để hiểu văn hóa cần phải có con mắt và cái nhìn văn hóa, phải đặt văn hóatrong sự vận động không ngừng nghỉ của dòng chảy lịch sử, càng không thể chỉ dùng cái nhìn chủ quan của con người hiện đại để áp đặt lên văn hóa truyền thống.

Hoàng Sơn
__________________

 

Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền 9Tổng hợp)

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 94


Hôm nayHôm nay : 5776

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 445970

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30294530

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên