13:44 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghề nghiệp » Việc làm

Lao động ngại học nghề

Thứ năm - 30/12/2010 14:25
Lao động ngại học nghề

Lao động ngại học nghề

Không muốn học nghề hoặc học nghề không tìm được việc làm là nguyên nhân khiến nhiều lao động tại các quận, huyện ngoại thành TPHCM không “mặn” học nghề

Hơn một tháng nay, tuần nào Trung tâm Dạy nghề (TTDN) Nhà Bè - TPHCM cũng đưa người xuống các xã để vận động thanh niên, lao động nông thôn theo học nghề. Thông qua hình thức tư vấn nghề nghiệp, trung tâm mong muốn có được số lượng học viên theo học nghề đông hơn năm trước.

 
Nhọc nhằn chiêu sinh
 
Năm 2010, TTDN Nhà Bè đào tạo nghề cho 914 lao động nông thôn. Có được con số này là sự phấn đấu không ngừng của đội ngũ cán bộ của trung tâm cùng với các cán bộ địa phương.
 
Bà Trầm Thị Diệu, Trưởng Phòng Kế hoạch - Đào tạo của trung tâm, cho biết: “Ngoài việc đưa đội ngũ giáo viên, chuyên viên xuống từng phường, xã vận động, chúng tôi còn phối hợp với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ để vận động các hộ đưa con em đi học. Bên cạnh đó, chúng tôi còn đưa những người học nghề có việc làm ổn định xuống để minh chứng cho việc học nghề có lợi cho bản thân họ để thu hút họ học nghề”.
 
Còn tại huyện Củ Chi – TPHCM, thời gian qua cũng tổ chức được 20 lớp đào tạo nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn (mỗi lớp 30 học viên) với các nghề trồng hoa lan, cây kiểng, nuôi cá, may, điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm... Để có số học viên trên là quá trình vận động miệt mài của đội ngũ cán bộ phường, xã.
 
Ông Nguyễn Thành Thông, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Củ Chi, cho rằng: “Đây là một kết quả đáng mừng. Bởi cái khó không phải là mời chuyên gia về dạy mà chính là vận động được học viên đi học. Để tiện cho học viên trong quá trình học, chúng tôi tổ chức lớp học tại từng địa phương. Ngoài ra, chúng tôi còn mời những nghệ nhân nổi tiếng về chia sẻ kinh nghiệm, giúp họ dễ dàng tiếp cận với thực tế”.
 
Người học giảm dần
 
Nếu năm 2009, TTDN quận 9 - TPHCM đào tạo nghề cho 1.600 lao động nông thôn thì năm nay số lượng này chỉ còn 950 người. Mặc dù trung tâm đã sử dụng cộng tác viên là cán bộ chuyên trách giảm nghèo vận động từng hộ gia đình, tổ chức những lớp dạy nghề lưu động tại các phường như Tăng Nhơn Phú B, Long Bình, Phước Bình, Long Thạnh Mỹ, Tân Phú... nhưng số lượng lao động nông thôn học nghề vẫn giảm.
 
Lý do khiến cho nhiều lao động nông thôn không mặn mà với việc học nghề bởi họ cho rằng học nghề chưa thật sự thiết thực với họ. Theo ông Đặng Văn Đại, Giám đốc TTDN quận 9: “Nhiều khi học xong, học viên không tìm được việc làm  khiến họ chán nản. Thay vì đi học để có nghề nghiệp vững vàng cho tương lai thì nhiều lao động nông thôn sẵn sàng chấp nhận làm thuê, làm mướn để kiếm cơm qua ngày”.
 
 
 
Giáo viên và học viên lớp học nghề điện tử tại Trung tâm Dạy nghề Nhà Bè
 
Việc xây dựng chương trình đào tạo vừa đáp ứng được trình độ  của học viên vừa đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp là một trong những khó khăn cho công tác đào tạo nghề dành cho lao động nông thôn. 
 
Chính vì thế ở nhiều đơn vị, số lượng học viên là lao động nông thôn ngày càng giảm. Để có đủ số lượng cho những khóa đào tạo, nhiều trung tâm đành lồng ghép học viên thường và học viên theo diện nông thôn với nhau. “Có như thế mới đủ số lượng khai giảng lớp học”- ông Đại tâm sự.
 
Lo đầu ra để tăng đầu vào
 

Ba lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

UBND TPHCM vừa ban hành Quyết định số 5602/QĐ-UBND về phê duyệt kế hoạch tổ chức đào tạo nghề (thí điểm) cho lao động nông thôn tại 3 xã xây dựng nông thôn mới: Xuân Thới Thượng (huyện Hóc Môn), Thái Mỹ (huyện Củ Chi) và xã Tân Nhựt (huyện Bình Chánh). Theo đó, sẽ tổ chức 3 lớp đào tạo nghề (mỗi xã một lớp) dành cho khoảng 100 lao động. Lĩnh vực đào tạo bao gồm: nghề chăn nuôi, bảo vệ thực vật, nghề dịch vụ cho sản xuất nông nghiệp, nghề cơ - điện nông thôn.

Dẫn chúng tôi đến Công ty Phú Hùng (chuyên sản xuất ba lô, túi xách), nằm tại xã Phước Kiểng, huyện Nhà Bè, ông Trần Tiến Đạt, Giám đốc TTDN Nhà Bè, cho biết: “Nhờ xưởng may này mà chúng tôi giải quyết đầu ra cho nhiều lao động nông thôn theo học nghề may.
 
Học các nghề hàn, điện, điện công nghiệp, bảo vệ... nhiều học viên được giới thiệu việc làm cho các khu chế xuất, khu công nghiệp với mức lương từ 2 triệu đồng đến 3,5 triệu đồng/tháng.
 
Những ai không thích vào doanh nghiệp có thể tự mở cơ sở tại nhà với các nghề cắt uốn tóc, trang điểm cô dâu, làm móng...”. Chính việc tìm hiểu kỹ thông tin cũng như nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để đưa ra chương trình đào tạo đáp ứng việc làm cho lao động mà học viên học nghề tại trung tâm tăng dần.
 
Để chuẩn bị cho việc đào tạo khoảng 1.000 lao động nông thôn cho năm 2011, TTDN quận 9 cũng đưa ra một chương trình hành động thiết thực.
 
Đó là khảo sát nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp để từ đó xây dựng chương trình đào tạo phù hợp. Có việc làm, có thu nhập ổn định, lao động nông thôn sẽ xem học nghề là cơ hội để phát triển nghề nghiệp sau này.
 
Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 50


Hôm nayHôm nay : 6820

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 382163

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29799861

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên