00:07 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thư Viện Pháp Luật- The library of law

04 quy định quan trọng trong tố tụng hình sự có hiệu lực từ T3/2018

Chủ nhật - 11/03/2018 14:35
Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Sắp tới, nhiều quy định mới về tố tụng hình sự chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó đáng chú ý là 04 quy định sau đây.
Sắp tới, nhiều quy định mới về tố tụng hình sự chính thức có hiệu lực thi hành, trong đó đáng chú ý là 04 quy định sau đây.

 

1. Hướng dẫn giải quyết cho bị can là pháp nhân được đọc và chép tài liệu vụ án

Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm của pháp nhân phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu về việc buộc tội, gỡ tội hoặc bào chữa. Theo đó:

  • Trường hợp bị can là pháp nhân thương mại yêu cầu được đọc, ghi chép tài liệu vụ án thì phải gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) đang thụ lý, giải quyết vụ án. Bị can đang bị tạm giam thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển văn bản yêu cầu đến CQTHTT;

  • Trong thời hạn 3 ngày, từ ngày nhận văn bản yêu cầu, CQTHTT ra văn bản từ chối nếu bị can là đối tượng thuộc Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 02, hoặc phải chuẩn bị ngay bản sao tài liệu và thông báo cho bị can về việc được đọc và ghi chép tài liệu nếu thuộc vào Khoản 1 Điều 3;

  • Nếu bị can không bị tạm giam thì việc đọc, chép tài liệu được thực hiện tại trụ sở làm việc của cơ quan tố tụng. Trường hợp bị tạm giam thì thực hiện tại phòng hỏi cung của cơ sở giam giữ.

Xem thêm tại Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP có hiệu lực từ ngày 18/3/2018.

2. Chỉ được hỏi cung bị can khi có thiết bị ghi âm, ghi hình

Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP vừa được ban hành nhằm hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.

Theo đó, trường hợp nếu không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội.

Bên cạnh đó, CQTHTT phải dừng ngay việc hỏi cung, lấy lời khai nếu thiết bị ghi âm, ghi hình xảy ra sự cố kỹ thuật. Đồng thời phải ghi rõ việc này trong biên bản và có xác nhận của cán bộ chuyên môn.

Tuy nhiên, vẫn có thể tiến hành hỏi cung, lấy lời khai trong trường hợp không có thiết bị ghi âm, ghi hình nếu được sự đồng ý của bị can là pháp nhân phạm tội.

Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP có hiệu lực từ ngày 18/3/2018.

ghi âm ghi hình

3. 04 hành vi bị nghiêm cấm khi ghi âm, ghi hình trong điều tra, truy tố, xét xử

Tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP còn quy định 04 trường hợp bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình đối với pháp nhân phạm tội, cụ thể gồm các trường hợp như:

  • Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh;

  • Sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích được quy định;

  • Làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan tổ chức, cá nhân;

  • Cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kĩ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình.

4. Quy định về bàn giao và tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam

Trong quá trình tiếp nhận, nếu phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam có thương tích, bị bệnh nặng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì phải chuyển họ đến các cơ sở khám bệnh cấp huyện trở lên để xác định mức độ bệnh tật.

Đồng thời, cơ sở giam giữ phải lập biên bản giao nhận, ghi rõ mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, dấu vết thương tích, kèm theo hồ sơ khám xác định bệnh tật, thương tích của cơ sở y tế.

Đối với cơ quan đang thụ lý vụ án, nếu xét thấy việc cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ án thì phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp nhân thân.

Nội dung nêu trên được căn cứ tại Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 12/3/2018.

tiếp nhận người bị tạm giữ, tạm giam

https://thukyluat.vn/news/phan-tich-chinh-sach/04-quy-dinh-quan-trong-trong-to-tung-hinh-su-co-hieu-luc-tu-t3-2018-31713.html


Nguồn tin: thukyluat.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 46


Hôm nayHôm nay : 64

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 375407

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29793105

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên