12:55 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thuế - Tax » Quản lý thuế & Thuế khác - THE LAW ON TAX ADMINISTRATION

Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế #bienphapcuongchehanhchinhthue #luatquanlythue #thuvienphapluatonline #nghiepvuketoan #dotronghien #ngotannguyen #chukyso #hoadondientu #phanmemketoan

Chủ nhật - 05/09/2021 23:45
Ngô Tấn Nguyên - ngotannguyen2205@gmail.com – 0945283038 – sưu tầm.

Ngô Tấn Nguyên - ngotannguyen2205@gmail.com – 0945283038 – sưu tầm.

Nghiepvuketoan.vn / dogialuat.vn trân trọng chia sẻ bài viết: Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế #bienphapcuongchehanhchinhthue #luatquanlythue #thuvienphapluatonline #nghiepvuketoan #dotronghien #ngotannguyen #chukyso #hoadondientu #phanmemketoan. Ngô Tấn Nguyên - ngotannguyen2205@gmail.com – 0945283038 – sưu tầm. Luật sư Đỗ Trọng Hiền 0909164167-0917303340-hienluatsu10031982@gmail.com 法律硕士-律师: 杜仲贤先生 Master of Laws - Lawyers

Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

#bienphapcuongchehanhchinhthue



LUẬT QUẢN LÝ THUẾ 2019

 
Số hiệu: 38/2019/QH14   Loại văn bản: Luật
Nơi ban hành: Quốc hội   Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
Ngày ban hành: 13/06/2019   Ngày hiệu lực: 01/07/2020
Ngày công báo: 18/07/2019   Số công báo: Từ số 561 đến số 562
  Tình trạng: Còn hiệu lực


VUI LÒNG LIÊN HỆ
#Thạc sĩ - Luật sư: Đỗ Trọng Hiền
法律硕士-律师: 杜仲贤先生
Master of Laws - Lawyers
#0909164167 - 0917303340 
#hienluatsu10031982@gmail.com

Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH – Quản trị doanh nghiệp – Lao động tiền lương – Thành lập doanh nghiệp – Chữ ký điện tử - Hóa đơn điện tử - Phần mềm kế toán – Soạn thảo hợp đồng – Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng ISO - v/v
 
法律-会计-审计-税务-内部控制-财务分析-社会保险-企业治理-劳动工资-企业设立-电子签字-电子发票-会计软件-会计-起草合同-建立ISO质量管理体系等。

Law – Accounting – Auditing – Taxation – Internal control – Financial analysis – Social insurance – Corporate governance – Labor and salary – Business establishment – ​​Electronic signatures – Electronic invoices – Accounting software Accounting – Drafting contracts – Setting up ISO quality management system – v/v

=======

Điều 125. Biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

#bienphapcuongchehanhchinhthue

1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; phong tỏa tài khoản;
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập;
c) Dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
d) Ngừng sử dụng hóa đơn;
đ) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật;
e) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang nắm giữ;
g) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều này chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.
3. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện như sau:
a) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này, căn cứ vào tình hình thực tế, cơ quan quản lý thuế áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp;
b) Đối với các biện pháp cưỡng chế quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều này, trường hợp không áp dụng được biện pháp cưỡng chế trước thì cơ quan quản lý thuế chuyển sang áp dụng biện pháp cưỡng chế sau;
c) Trường hợp quyết định cưỡng chế đối với một số biện pháp chưa hết hiệu lực nhưng không có hiệu quả mà cơ quan quản lý thuế có đủ thông tin, điều kiện thì thực hiện áp dụng biện pháp cưỡng chế trước đó hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo quy định tại khoản 1 Điều này.


====
Điểm này a được hướng dẫn bởi Điều 31 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 31. Cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế

1. Đối tượng áp dụng
Biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản áp dụng đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước, ngân hàng thương mại và tổ chức tín dụng khác.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
Đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm:
a) Người nộp thuế thuộc các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 124 Luật Quản lý thuế.
Đối với người nộp thuế còn nợ ngân sách nhà nước có số tiền thuế nợ đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định khoanh tiền thuế nợ hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp thì chưa thực hiện cưỡng chế đối với số tiền thuế nợ trong thời gian được nộp dần hoặc gia hạn hoặc khoanh nợ hoặc không tính tiền chậm nộp hoặc trong thời gian các cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Nhà nước xác định lại chính xác nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo văn bản đề nghị của người nộp thuế.
b) Tổ chức tín dụng không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
c) Tổ chức bảo lãnh nộp tiền thuế cho người nộp thuế: Quá thời hạn quy định 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp tiền thuế nợ theo văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế chưa nộp đủ vào ngân sách nhà nước thì bên bảo lãnh bị cưỡng chế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
d) Kho bạc nhà nước, kho bạc nhà nước cấp tỉnh, kho bạc nhà nước cấp huyện (sau đây gọi chung là kho bạc nhà nước) không thực hiện việc trích chuyển tiền từ tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế mở tại kho bạc nhà nước để nộp vào ngân sách nhà nước theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.
đ) Tổ chức, cá nhân có liên quan không chấp hành các quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế của cơ quan có thẩm quyền.
Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chủ dự án ODA, chủ tài khoản nguồn vốn ODA và vay ưu đãi tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng thì không áp dụng biện pháp cưỡng chế này.
2. Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế là một trong các thông tin sau đây:
a) Thông tin về tài khoản của người nộp thuế tại cơ sở dữ liệu quản lý thuế hoặc dữ liệu của tổ chức, cá nhân có liên quan.
b) Thông tin về số tài khoản, số tiền hiện có trong tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế do kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng cung cấp theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế trong trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan quản lý thuế không đầy đủ.
Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm bảo mật những thông tin về tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế.
3. Quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản
a) Quyết định cưỡng chế lập theo Mẫu số 01/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, tại quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản cần ghi rõ: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; số tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế; tên kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế bị cưỡng chế mở tài khoản; tên, địa chỉ, số tài khoản nộp ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị trích chuyển từ tổ chức tín dụng đến kho bạc nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
b) Quyết định cưỡng chế phải được ban hành tại các thời điểm sau:
b.1) Sau ngày thứ 90 kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế;
b.2) Ngay sau ngày hết thời hạn gia hạn nộp thuế;
b.3) Ngay sau ngày người nộp thuế không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo thời hạn ghi trên quyết định xử phạt (trừ trường hợp được hoãn hoặc tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế);
b.4) Ngay trong ngày phát hiện người nộp thuế có hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn.
Hành vi phát tán tài sản hoặc bỏ trốn được căn cứ vào các thông tin sau: người nộp thuế bị cưỡng chế thực hiện thủ tục chuyển nhượng, cho, bán tài sản, giải tỏa, tẩu tán số dư tài khoản một cách bất thường không liên quan đến các giao dịch thông thường trong sản xuất kinh doanh trước khi cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định cưỡng chế hoặc bỏ khỏi địa chỉ đăng ký kinh doanh.
c) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản được gửi cho người nộp thuế bị cưỡng chế, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng nơi người nộp thuế bị cưỡng chế mở tài khoản và các tổ chức, cá nhân có liên quan kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của ngành thuế hoặc ngành hải quan.
c.1) Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
c.2) Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế, công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
c.3) Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
d) Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế có mở tài khoản tại nhiều tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước khác nhau thì người có thẩm quyền căn cứ vào số lượng tài khoản mở tại các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước để ban hành quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản đối với một tài khoản hoặc nhiều tài khoản, đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước phong tỏa các tài khoản còn lại của người nộp thuế tương ứng với số tiền bị cưỡng chế trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình thực hiện quyết định, nếu một hoặc một số các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước đã thực hiện trích tiền hoặc đã trích đủ số tiền theo quyết định cưỡng chế (có chứng từ nộp tiền vào ngân sách nhà nước) thì tổ chức tín dụng hoặc kho bạc nhà nước hoặc người nộp thuế thông báo cho cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế ngay trong ngày trích chuyển. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo cho các tổ chức tín dụng, kho bạc nhà nước ngay trong ngày nhận được thông báo nộp đủ tiền thuế để dừng việc cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản.
đ) Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp. Cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trách nhiệm của Kho bạc Nhà nước, tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế mở tài khoản:
a) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 01-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này; kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng phải cung cấp các thông tin cần thiết bằng văn bản về số hiệu tài khoản, số dư tại thời điểm cung cấp và các thông tin liên quan khác của người nộp thuế bị cưỡng chế mở tại đơn vị mình;
b) Ngay sau khi nhận được quyết định cưỡng chế của cơ quan có thẩm quyền kèm theo Lệnh thu ngân sách nhà nước, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng có trách nhiệm làm thủ tục trích chuyển số tiền của người nộp thuế bị cưỡng chế vào tài khoản thu ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; đồng thời thông báo cho cơ quan ban hành quyết định cưỡng chế và người nộp thuế bị cưỡng chế biết ngay trong ngày trích chuyển. Trường hợp số dư trong tài khoản ít hơn số tiền mà người nộp thuế bị cưỡng chế phải nộp thì sau khi trừ đi số dư tối thiểu để duy trì tài khoản, kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng phải trích chuyển số tiền còn lại vào tài khoản của ngân sách nhà nước;
c) Thực hiện phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế bằng với số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế ngay khi nhận được quyết định cưỡng chế;
d) Trường hợp người nộp thuế có bảo lãnh về tiền thuế nợ nhưng người nộp thuế không nộp đúng thời hạn thì bên bảo lãnh phải chịu trách nhiệm nộp tiền thuế nợ thay cho người nộp thuế trong phạm vi bảo lãnh.
5. Thủ tục thu tiền bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản
Việc trích tiền từ tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được thực hiện trên cơ sở các chứng từ thu theo quy định. Chứng từ thu sử dụng để trích chuyển tiền từ tài khoản được gửi cho các bên liên quan (bản sao).
====
Điểm b này được hướng dẫn bởi Điều 32 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 32. Cưỡng chế bằng biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập

1. Đối tượng áp dụng
a) Biện pháp khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập được áp dụng đối với người nộp thuế là cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế được hưởng tiền lương, tiền công hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức theo biên chế hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ 06 tháng trở lên hoặc được hưởng trợ cấp hưu trí, mất sức.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
2. Xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập
a) Cơ quan quản lý thuế tổ chức xác minh thông tin về các khoản tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế tại cơ sở dữ liệu của cơ quan quản lý thuế. Trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan quản lý thuế không đầy đủ thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế gửi văn bản yêu cầu cá nhân bị cưỡng chế và cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cung cấp đầy đủ các thông tin về các khoản tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế.
b) Cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các cơ quan, tổ chức liên quan phải cung cấp các thông tin về tiền lương và thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế cho cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các thông tin đã cung cấp.
c) Trường hợp sau 03 ngày làm việc, cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập và các cơ quan, tổ chức liên quan không cung cấp hoặc cung cấp thông tin không đầy đủ về tiền lương và thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế thì cơ quan quản lý thuế căn cứ vào tình hình thực tế để áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
3. Quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập
a) Quyết định cưỡng chế lập theo Mẫu số 02/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, tại quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập cần ghi rõ: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; tên, địa chỉ cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế; tên, địa chỉ, số tài khoản nộp ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến kho bạc nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
b) Quyết định cưỡng chế được ban hành ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
c) Quyết định cưỡng chế được gửi cho cá nhân bị cưỡng chế, cơ quan, tổ chức quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế, các cơ quan, tổ chức có liên quan ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của ngành thuế hoặc ngành hải quan.
c.1) Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
c.2) Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế, công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
c.3) Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
d) Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp. Cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Tỷ lệ khấu trừ một phần tiền lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân
a) Chỉ khấu trừ một phần tiền lương, tiền công hoặc một phần thu nhập tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định cưỡng chế.
b) Tỷ lệ khấu trừ tiền lương, tiền công hoặc thu nhập đối với cá nhân không thấp hơn 10% và không quá 30% tổng số tiền lương, trợ cấp hàng tháng của cá nhân đó; đối với những khoản thu nhập khác thì tỷ lệ khấu trừ căn cứ vào thu nhập thực tế, nhưng không quá 50% tổng số thu nhập.
5. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế
a) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, kể từ kỳ trả tiền lương hoặc thu nhập gần nhất cho đến khi khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế, đồng thời thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế và người nộp thuế bị cưỡng chế biết.
b) Khi đến kỳ phát tiền lương hoặc thu nhập gần nhất, cơ quan, tổ chức, người đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế có trách nhiệm khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị cưỡng chế theo nội dung ghi trong quyết định cưỡng chế và chuyển số tiền đã khấu trừ vào ngân sách nhà nước, đồng thời thông báo cho người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế biết.
c) Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế mà hợp đồng lao động của người nộp thuế bị cưỡng chế chấm dứt, cơ quan, tổ chức sử dụng lao động phải thông báo cho người ra quyết định cưỡng chế biết trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
d) Cơ quan, tổ chức sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của người nộp thuế bị cưỡng chế cố tình không thực hiện quyết định cưỡng chế thì bị xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế theo quy định.
===
Điểm c này được hướng dẫn bởi Điều 33 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 33. Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu

1. Đối tượng áp dụng
a) Cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu được áp dụng trong trường hợp không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại điểm a, b khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan thuế.
b) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
c) Trường hợp cơ quan hải quan thực hiện ấn định thuế sau thông quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, nếu quá 90 ngày kể từ ngày hết thời hạn chấp hành quyết định ấn định thuế mà người nộp thuế hoặc người bảo lãnh không tự nguyện chấp hành quyết định ấn định thuế thì cơ quan hải quan áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế theo quy định.
2. Không áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với các trường hợp sau đây:
a) Hàng hóa xuất khẩu thuộc đối tượng miễn thuế, đối tượng không chịu thuế hoặc có mức thuế suất thuế xuất khẩu 0%.
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ trực tiếp an ninh, quốc phòng, phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu trợ khẩn cấp, hàng viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
3. Quyết định cưỡng chế được gửi đến đối tượng bị cưỡng chế và thông báo trên trang thông tin điện tử hải quan chậm nhất là 05 ngày làm việc trước ngày áp dụng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
a) Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
b) Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương thì được coi là quyết định đã được giao.
c) Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
4. Quyết định cưỡng chế thực hiện theo Mẫu số 03/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Quyết định cưỡng chế cần ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; số quyết định, căn cứ pháp lý ban hành quyết định; lý do cưỡng chế, họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của người ra quyết định; tên, địa chỉ của đối tượng bị cưỡng chế; số tiền thuế nợ chưa nộp chi tiết theo từng tờ khai hải quan, vụ việc; tổng số tiền bị cưỡng chế; tên, địa chỉ, số tài khoản tại kho bạc nhà nước; thời hạn thi hành; chữ ký của người ban hành quyết định, dấu của cơ quan ban hành quyết định.
5. Tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan nếu người nộp thuế đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Không còn nợ tiền thuế quá hạn, tiền chậm nộp, tiền phạt của các lô hàng khác,
b) Người nộp thuế phải nộp thuế trước khi thông quan hoặc giải phóng hàng đối với lô hàng đang làm thủ tục hải quan.
c) Số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt người nộp thuế đang còn nợ phải được bảo lãnh theo quy định.
6. Hồ sơ, trình tự, thẩm quyền giải quyết việc tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan thực hiện như sau:
a) Người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan gửi Cục Hải quan nơi phát sinh khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan kèm theo thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
b) Cục Hải quan nơi người nộp thuế có khoản nợ bị cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan tiếp nhận, kiểm tra tính chính xác, đầy đủ của hồ sơ và báo cáo, đề xuất gửi Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan hải quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho người nộp thuế biết, hoàn chỉnh hồ sơ.
c) Tổng cục Hải quan căn cứ quy định tại khoản 5 Điều này, lấy ý kiến các đơn vị liên quan (nếu có), báo cáo Bộ Tài chính trong thời hạn tối đa 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
d) Bộ Tài chính xem xét, giải quyết tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với từng trường hợp cụ thể theo đề nghị của Tổng cục Hải quan trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo.
đ) Cơ quan hải quan nơi ban hành quyết định cưỡng chế căn cứ văn bản của Bộ Tài chính để tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan.
Trường hợp kết thúc thời gian tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan, người nộp thuế không thực hiện nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước thì bị xử phạt theo quy định.
e) Văn bản tạm dừng áp dụng biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan thực hiện theo Mẫu số 03-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
7. Thẩm quyền quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 126 Luật Quản lý thuế và điểm a khoản 3 Điều 31 Nghị định này.
8. Trường hợp cơ quan thuế có văn bản đề nghị cơ quan hải quan ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thì trình tự thực hiện như sau:
a) Cơ quan thuế lập và gửi văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp dừng làm thủ tục hải quan cho cơ quan hải quan. Văn bản đề nghị phải thể hiện các nội dung: đơn vị ban hành văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; căn cứ ban hành văn bản; tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế, số tiền thuế nợ bị cưỡng chế; lý do đề nghị cưỡng chế; họ, tên, chức vụ, chữ ký của người ký văn bản, dấu của cơ quan ban hành văn bản (nếu có).
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế của cơ quan thuế, cơ quan hải quan thực hiện cưỡng chế theo đúng trình tự, thủ tục và gửi văn bản thông báo cho cơ quan thuế biết, phối hợp.
Trường hợp cơ quan hải quan không thực hiện được ngay biện pháp cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan theo đề nghị của cơ quan thuế thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế biết và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu đủ số tiền thuế nợ, cơ quan thuế phải có văn bản thông báo với cơ quan hải quan để chấm dứt thực hiện cưỡng chế.
===
Điểm d này được hướng dẫn bởi Điều 34 Nghị định 126/2020/NĐ-CP
Điều 34. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
1. Cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc theo đề nghị của cơ quan hải quan.
a) Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
b) Hóa đơn bị ngừng sử dụng bao gồm các loại hóa đơn: hóa đơn tự in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh tự in; hóa đơn đặt in do các tổ chức, cá nhân kinh doanh hoặc cơ quan thuế đặt in; hóa đơn điện tử do các tổ chức, cá nhân kinh doanh khởi tạo, lập theo quy định của pháp luật.
2. Căn cứ ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn:
a) Thông tin về hóa đơn của người nộp thuế bị cưỡng chế tại cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế hoặc dữ liệu của cơ quan, tổ chức khác (nếu có).
b) Thông tin về tình hình sử dụng hóa đơn do người nộp thuế bị cưỡng chế và các tổ chức, cá nhân có liên quan khác (nếu có) cung cấp theo yêu cầu của cơ quan thuế trong trường hợp cơ sở dữ liệu tại cơ quan thuế không đầy đủ.
3. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
a) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn lập theo Mẫu số 04/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và kèm theo thông báo ngừng sử dụng hóa đơn theo Mẫu số 04-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
a.1) Tại quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn cần ghi rõ: Căn cứ ra quyết định cưỡng chế; tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế.
a.2) Tại thông báo ngừng sử dụng hóa đơn cần ghi rõ: Căn cứ ra thông báo; tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do ngừng sử dụng hóa đơn; ký hiệu mẫu, ký hiệu, số hóa đơn ngừng sử dụng, ngày ngừng sử dụng hóa đơn.
a.3) Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
b) Quyết định cưỡng chế được ban hành tại các thời điểm sau
b.1) Ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế trích tiền từ tài khoản, phong tỏa tài khoản của người nộp thuế bị cưỡng chế; quyết định cưỡng chế khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập đối với cá nhân; quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan (nếu có) hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
b.2) Trường hợp quyết định cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn hết hiệu lực mà người nộp thuế chưa nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước, nếu không đủ điều kiện áp dụng các biện pháp cưỡng chế tiếp theo hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà có hiệu quả thì cơ quan quản lý thuế tiếp tục áp dụng biện pháp cưỡng chế có hiệu quả. Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
c) Quyết định cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn được gửi cho tổ chức, cá nhân có liên quan và người nộp thuế bị cưỡng chế ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của ngành thuế.
c.1) Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
c.2) Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
c.3) Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
d) Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp. Cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Trình tự, thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn
a) Ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế cơ quan thuế phải đăng tải quyết định cưỡng chế và thông báo ngừng sử dụng hóa đơn trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định.
b) Trong thời gian thực hiện biện pháp cưỡng chế này, cơ quan thuế không tiếp nhận hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức, cá nhân đang bị cưỡng chế, không cấp mã đối với hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, không cấp hóa đơn, không bán hóa đơn cho người nộp thuế đang bị cưỡng chế (trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 4 Điều này).
c) Cơ quan thuế ban hành quyết định chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này kèm theo thông báo tiếp tục sử dụng hóa đơn theo Mẫu số 04-2/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Ngay trong ngày ban hành quyết định chấm dứt thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn thì cơ quan thuế phải đăng tải trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ban hành quyết định.
d) Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn mà người nộp thuế có văn bản đề nghị sử dụng hóa đơn để có nguồn thanh toán tiền lương công nhân, thanh toán các khoản chi phí đảm bảo sản xuất kinh doanh được liên tục thì cơ quan thuế tiếp tục cho người nộp thuế sử dụng hóa đơn theo từng lần phát sinh với điều kiện người nộp thuế phải nộp ngay ít nhất 18% doanh thu trên hóa đơn được sử dụng vào ngân sách nhà nước.
5. Trường hợp cơ quan hải quan có văn bản đề nghị cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn
a) Cơ quan hải quan lập và gửi văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế. Văn bản đề nghị phải thể hiện các nội dung: đơn vị ban hành văn bản; ngày, tháng, năm ban hành văn bản; căn cứ ban hành văn bản; tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế; họ, tên, chức vụ của người ký văn bản, dấu của cơ quan ban hành văn bản.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn của cơ quan hải quan, thủ trưởng cơ quan thuế có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế theo đúng trình tự, thủ tục và gửi văn bản thông báo cho cơ quan hải quan biết, phối hợp.
Trường hợp cơ quan thuế không thực hiện được ngay biện pháp cưỡng chế ngừng sử dụng hóa đơn theo đề nghị của cơ quan hải quan thì thông báo bằng văn bản cho cơ quan hải quan biết và nêu rõ lý do.
c) Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thu đủ số tiền thuế nợ, cơ quan hải quan phải có văn bản thông báo với cơ quan thuế để chấm dứt việc thực hiện biện pháp cưỡng chế này.
6. Trường hợp người nộp thuế bị cưỡng chế là chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn tỉnh/huyện này nhưng có trụ sở chính ở địa bàn tỉnh/huyện khác, cơ quan thuế quản lý trực tiếp chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc không có đủ điều kiện để thực hiện cưỡng chế hoặc không thực hiện được quyết định cưỡng chế thì cơ quan thuế quản lý chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc chuyển toàn bộ hồ sơ đến cơ quan thuế quản lý trụ sở chính để cơ quan thuế quản lý trụ sở chính thực hiện ban hành quyết định cưỡng chế.
====
Điểm đ này được hướng dẫn bởi Điều 35 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 35. Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên

1. Đối tượng áp dụng
a) Cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên đối với người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế mà không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
b) Không áp dụng kê biên tài sản trong trường hợp người nộp thuế là cá nhân đang trong thời gian chữa bệnh tại các cơ sở khám chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật.
2. Những tài sản sau đây không được kê biên
a) Đối với cá nhân bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:
a.1) Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
a.2) Thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu của cá nhân, gia đình người bị cưỡng chế.
a.3) Công cụ lao động thông thường cần thiết được dùng làm phương tiện sinh sống chủ yếu hoặc duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
a.4) Quần áo, đồ dùng sinh hoạt thiết yếu của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế.
a.5) Đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen.
b) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh:
b.1) Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ ăn giữa ca cho người lao động.
b.2) Nhà trẻ, trường học và các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này, nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của doanh nghiệp.
b.3) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.
b.4) Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng; hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho an ninh, quốc phòng; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu phục vụ đảm bảo an sinh xã hội, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa, dịch bệnh; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại.
b.5) Nguyên - vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm là các hóa chất độc hại nguy hiểm không được phép lưu hành.
b.6) Nguyên - vật liệu, bán thành phẩm đang nằm trong dây chuyền sản xuất khép kín.
c) Đối với cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (gọi chung là cơ quan, tổ chức) hoạt động bằng nguồn vốn do ngân sách nhà nước cấp thì không kê biên các tài sản được mua sắm từ nguồn ngân sách nhà nước mà yêu cầu cơ quan, tổ chức đó có văn bản đề nghị cơ quan có thẩm quyền hỗ trợ tài chính để thực hiện quyết định cưỡng chế.
Trường hợp cơ quan, tổ chức có nguồn thu từ các hoạt động có thu hợp pháp khác thì kê biên các tài sản được đầu tư, mua sắm từ nguồn thu đó để thực hiện quyết định cưỡng chế, trừ các tài sản sau đây:
c.1) Thuốc chữa bệnh, phương tiện, dụng cụ, tài sản thuộc cơ sở y tế, khám chữa bệnh, trừ trường hợp đây là các tài sản lưu thông để kinh doanh; lương thực, thực phẩm, dụng cụ, tài sản phục vụ việc ăn giữa ca cho cán bộ, công chức.
c.2) Nhà trẻ, trường học, các thiết bị, phương tiện, đồ dùng thuộc các cơ sở này nếu đây không phải là tài sản lưu thông để kinh doanh của cơ quan, tổ chức.
c.3) Trang thiết bị, phương tiện, công cụ bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ, phòng chống ô nhiễm môi trường.
c.4) Trụ sở làm việc.
c.5) Cơ sở hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, an ninh, quốc phòng.
3. Xác minh thông tin về tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế
a) Cơ quan quản lý thuế có quyền gửi văn bản cho người nộp thuế bị cưỡng chế, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan để xác minh về tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế.
b) Cơ quan quản lý thuế có quyền xác minh về tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế tại địa bàn nơi người nộp thuế bị cưỡng chế đóng trụ sở kinh doanh hoặc cư trú, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan. Sau khi xác minh về tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế tại các địa điểm nêu trên, cơ quan quản lý thuế phải xác định số tiền có khả năng thu vào ngân sách nhà nước thông qua áp dụng biện pháp cưỡng chế này bằng việc dự tính giá trị tài sản này sau khi bán đấu giá.
c) Thông tin xác minh bao gồm: Các tài sản đã xác minh, giá trị tài sản đã xác minh được phản ánh trên sổ sách kế toán của người nộp thuế bị cưỡng chế, kết quả sản xuất kinh doanh (đối với cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ) hoặc điều kiện kinh tế (đối với cá nhân không kinh doanh). Đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản cần căn cứ vào hợp đồng mua bán, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc tặng cho, giấy chứng nhận về quyền sở hữu tài sản thì việc xác minh thông qua chủ sở hữu, chính quyền địa phương, cơ quan chức năng hoặc người làm chứng như xác nhận của người bán, của chính quyền địa phương, cơ quan chức năng về việc mua bán.
d) Sau khi xác minh, phải lập biên bản ghi rõ cam kết của người cung cấp thông tin.
đ) Các thông tin xác minh đối với tài sản thuộc diện phải đăng ký, chuyển quyền sở hữu tài sản phải thông báo rộng rãi để người có quyền, nghĩa vụ liên quan được biết và bảo vệ lợi ích của họ.
e) Đối với tài sản đã được cầm cố, thế chấp hợp pháp thuộc diện được kê biên thì cơ quan, tổ chức tiến hành kê biên phải thông báo cho người nhận cầm cố, thế chấp biết nghĩa vụ của người nộp thuế bị cưỡng chế và yêu cầu người nhận cầm cố, thế chấp cung cấp hồ sơ, chứng từ liên quan đến việc cầm cố, thế chấp tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế kịp thời cho cơ quan tiến hành kê biên tài sản khi người cầm cố, thế chấp thanh toán nghĩa vụ theo hợp đồng cầm cố, thế chấp.
g) Trường hợp đối với cá nhân quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hoặc trường hợp sau 05 ngày làm việc kể từ ngày gửi văn bản xác minh về tài sản cho người nộp thuế bị cưỡng chế, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ các thông tin về tài sản hoặc trường hợp xác định số tiền thu được sau khi bán đấu giá tài sản kê biên không đủ bù đắp chi phí cưỡng chế thì cơ quan có thẩm quyền chuyển sang cưỡng chế bằng các biện pháp cưỡng chế khác theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
4. Chính quyền nơi người nộp thuế bị cưỡng chế đóng trụ sở kinh doanh hoặc nơi cư trú, cơ quan đăng ký quyền sở hữu tài sản, cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm tạo điều kiện, cung cấp các thông tin cần thiết theo quy định của pháp luật cho cơ quan thực hiện cưỡng chế trong việc xác minh điều kiện thi hành quyết định cưỡng chế và phối hợp hoặc tổ chức thực hiện cưỡng chế.
5. Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên
a) Quyết định cưỡng chế lập theo Mẫu số 05/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, tại quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên ghi rõ: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; thời gian, địa điểm kê biên tài sản; loại tài sản kê biên; đặc điểm tài sản kê biên; tên, địa chỉ, số tài khoản nộp ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến kho bạc nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
b) Quyết định cưỡng chế được ban hành ngay sau ngày hết thời hiệu của quyết định cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn hoặc ngay sau ngày đủ điều kiện chuyển sang biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
c) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản được gửi cho tổ chức, cá nhân bị kê biên tài sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú hoặc tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi người đó công tác ngay trong ngày ban hành quyết định cưỡng chế và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của ngành thuế hoặc ngành hải quan.
c.1) Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
c.2) Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế, công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
c.3) Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
d) Người nộp thuế bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế thuế và có trách nhiệm nộp toàn bộ chi phí cưỡng chế cho tổ chức thực hiện cưỡng chế.
đ) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản đối với các tài sản kê biên thuộc diện đăng ký quyền sở hữu thì phải được gửi cho các cơ quan sau đây:
đ.1) Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, cơ quan có thẩm quyền về đăng ký tài sản gắn liền với đất trong trường hợp kê biên quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất.
đ.2) Cơ quan đăng ký phương tiện giao thông trong trường hợp tài sản kê biên là phương tiện giao thông.
đ.3) Các cơ quan có thẩm quyền đăng ký quyền sở hữu, sử dụng khác theo quy định của pháp luật.
e) Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp. Cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
6. Thủ tục thực hiện biện pháp kê biên tài sản
a) Việc kê biên tài sản phải thực hiện trong giờ làm việc hành chính áp dụng tại địa phương kê biên tài sản.
b) Người ra quyết định cưỡng chế hoặc người được phân công thực hiện quyết định cưỡng chế chủ trì thực hiện việc kê biên.
c) Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt cá nhân bị cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình, đại diện cho tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến. Nếu cá nhân phải thi hành quyết định cưỡng chế hoặc người đã thành niên trong gia đình cố tình vắng mặt, thì vẫn tiến hành kê biên tài sản nhưng phải có đại diện của chính quyền địa phương và người chứng kiến.
d) Tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước, người được giao chủ trì kê biên phải chấp nhận nếu xét thấy đề nghị đó không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế. Nếu tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không đề nghị cụ thể việc kê biên tài sản nào trước thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước.
đ) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kê biên tài sản, người nộp thuế bị cưỡng chế không nộp đủ tiền thuế nợ thì cơ quan quản lý thuế thực hiện bán đấu giá tài sản kê biên thông qua tổ chức có thẩm quyền bán đấu giá theo quy định của pháp luật để thu hồi tiền thuế nợ.
e) Chỉ kê biên những tài sản thuộc sở hữu chung của cá nhân bị cưỡng chế với người khác nếu cá nhân bị cưỡng chế không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thi hành quyết định cưỡng chế. Trường hợp tài sản có tranh chấp thì vẫn tiến hành kê biên và giải thích cho những người cùng sở hữu tài sản kê biên về quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm thông báo công khai thời gian, địa điểm tiến hành kê biên để các đồng sở hữu biết. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà những người đồng sở hữu tài sản không khởi kiện thì tài sản kê biên được đem bán đấu giá theo quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản.
7. Biên bản kê biên tài sản
a) Việc kê biên tài sản phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi thời gian, địa điểm tiến hành kê biên tài sản; họ tên, chức vụ người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế); mô tả tên gọi, tình trạng, đặc điểm từng tài sản bị kê biên.
b) Người chủ trì thực hiện việc kê biên; người đại diện cho tổ chức bị cưỡng chế kê biên tài sản, cá nhân có tài sản bị kê biên hoặc người đại diện hợp pháp cho họ; người chứng kiến; đại diện chính quyền địa phương (hoặc cơ quan của cá nhân bị cưỡng chế) ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
c) Biên bản kê biên được lập thành 02 bản, cơ quan ra quyết định cưỡng chế giữ 01 bản, 01 bản được giao cho cá nhân bị kê biên hoặc đại diện tổ chức bị cưỡng chế kê biên ngay sau khi hoàn thành việc lập biên bản kê biên tài sản.
8. Giao bảo quản tài sản kê biên
a) Người chủ trì thực hiện kê biên lựa chọn một trong các hình thức sau đây để bảo quản tài sản kê biên:
a.1) Giao cho người bị cưỡng chế, thân nhân của người bị cưỡng chế hoặc người đang quản lý, sử dụng tài sản đó bảo quản.
a.2) Giao cho một trong những đồng sở hữu chung bảo quản nếu tài sản đó thuộc sở hữu chung.
a.3) Giao cho tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản.
b) Đối với tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho kho bạc nhà nước quản lý; đối với các tài sản như vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành để quản lý.
c) Khi giao bảo quản tài sản kê biên, người chủ trì thực hiện kê biên phải lập biên bản ghi rõ: Ngày, tháng, năm bàn giao bảo quản; họ và tên người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế, đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế, người được giao bảo quản tài sản, người chứng kiến việc bàn giao; số lượng, tình trạng (chất lượng) tài sản; quyền và nghĩa vụ của người được giao bảo quản tài sản.
Người chủ trì thực hiện kê biên, người được giao bảo quản tài sản, đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế, người chứng kiến ký tên vào biên bản. Trong trường hợp có người vắng mặt hoặc có mặt mà từ chối ký biên bản thì việc đó phải ghi vào biên bản và nêu rõ lý do.
Biên bản được giao cho người được giao bảo quản tài sản, đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế, người chứng kiến và người chủ trì thực hiện kê biên mỗi người giữ một bản.
d) Người được giao bảo quản tài sản được thanh toán chi phí thực tế, hợp lý để bảo quản tài sản, trừ những người quy định tại điểm a khoản 8 Điều này.
đ) Người được giao bảo quản tài sản mà để xảy ra hư hỏng, đánh tráo, làm mất hay hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt vi phạm theo quy định hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.
9. Định giá tài sản kê biên
a) Việc định giá tài sản đã kê biên được tiến hành tại trụ sở của tổ chức, nhà của cá nhân bị kê biên hoặc nơi lưu giữ tài sản bị kê biên (trừ trường hợp phải thành lập Hội đồng định giá).
b) Tài sản đã kê biên được định giá theo sự thỏa thuận giữa người chủ trì thực hiện quyết định cưỡng chế với đại diện tổ chức hoặc cá nhân bị cưỡng chế và chủ sở hữu chung trong trường hợp kê biên tài sản chung. Thời hạn để các bên thỏa thuận về giá không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày tài sản được kê biên. Đối với tài sản kê biên có giá trị dưới 1.000.000 đồng hoặc tài sản thuộc loại mau hỏng, nếu các bên không thỏa thuận được với nhau về giá thì người có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế có trách nhiệm định giá.
c) Trường hợp tài sản kê biên có giá trị từ 1.000.000 đồng trở lên thuộc loại khó định giá hoặc các bên không thỏa thuận được về giá thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tài sản bị kê biên, người đã ra quyết định cưỡng chế đề nghị cơ quan có thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá, trong đó người đã ra quyết định cưỡng chế là Chủ tịch Hội đồng, đại diện cơ quan tài chính, cơ quan chuyên môn liên quan là thành viên.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày được thành lập, Hội đồng định giá phải tiến hành việc định giá. Đại diện tổ chức, cá nhân có tài sản bị kê biên được tham gia ý kiến vào việc định giá, nhưng quyền quyết định giá thuộc Hội đồng định giá.
Việc định giá tài sản dựa trên giá thị trường tại thời điểm định giá. Đối với tài sản mà nhà nước thống nhất quản lý giá thì việc định giá dựa trên cơ sở giá tài sản do nhà nước quy định.
d) Việc định giá tài sản phải được lập thành biên bản, trong đó ghi rõ thời gian, địa điểm tiến hành định giá, thành phần những người tham gia định giá, tên và trị giá tài sản đã được định giá, chữ ký của các thành viên tham gia định giá và của chủ tài sản.
10. Thẩm quyền thành lập Hội đồng định giá tài sản
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện, cấp xã hoặc thuộc thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập Hội đồng định giá đối với những trường hợp việc cưỡng chế hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý nhà nước cấp tỉnh hoặc thuộc thẩm quyền của Cục trưởng Cục Hải quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan.
c) Việc thành lập Hội đồng định giá ở các cơ quan trung ương do Bộ trưởng bộ chủ quản quyết định, sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan.
11. Nhiệm vụ của Hội đồng định giá
a) Nghiên cứu, đề xuất việc tổ chức và nội dung cuộc họp Hội đồng định giá.
b) Chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho việc định giá.
c) Tiến hành định giá tài sản.
d) Lập biên bản định giá.
12. Chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá
a) Đối với tài sản bị kê biên để bán đấu giá, căn cứ vào giá trị tài sản được xác định theo quy định tại khoản 9 Điều này, trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày ra quyết định kê biên, người chủ trì cưỡng chế ký hợp đồng bán đấu giá với các tổ chức bán đấu giá được thành lập theo quy định của pháp luật để tổ chức bán đấu giá tài sản theo quy định.
b) Việc chuyển giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ: Ngày, tháng, năm bàn giao; người bàn giao, người nhận; chữ ký của người giao, người nhận; số lượng, tình trạng tài sản. Hồ sơ bàn giao tài sản kê biên cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá bao gồm: Quyết định cưỡng chế kê biên; các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng hợp pháp (nếu có); văn bản định giá tài sản và biên bản bàn giao tài sản đó.
c) Trong trường hợp tài sản kê biên là hàng hóa cồng kềnh hoặc có số lượng lớn mà Trung tâm dịch vụ bán đấu giá cấp tỉnh hoặc cơ quan tài chính cấp huyện không có nơi cất giữ tài sản thì sau khi thực hiện xong thủ tục chuyển giao có thể ký hợp đồng bảo quản tài sản với nơi đang giữ tài sản đó. Chi phí cho việc thực hiện hợp đồng bảo quản được thanh toán từ số tiền bán đấu giá tài sản thu được sau khi bán đấu giá.
d) Khi tài sản kê biên đã được chuyển giao cho cơ quan có trách nhiệm bán đấu giá thì thủ tục bán đấu giá tài sản đó được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về bán đấu giá tài sản.
đ) Đối với tài sản thuộc sở hữu chung, khi bán đấu giá thì ưu tiên bán trước cho người đồng sở hữu.
e) Trường hợp số tiền bán đấu giá tài sản nhiều hơn số tiền ghi trong quyết định cưỡng chế và chi phí cho việc cưỡng chế thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày bán đấu giá, cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên bán đấu giá tài sản làm thủ tục trả lại phần chênh lệch cho tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế.
13. Chuyển giao quyền sở hữu tài sản
a) Người mua tài sản kê biên được pháp luật công nhận và bảo vệ quyền sở hữu đối với tài sản đó.
b) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm thực hiện thủ tục chuyển quyền sở hữu cho người mua theo quy định của pháp luật.
c) Hồ sơ chuyển quyền sở hữu gồm có:
c.1) Bản sao quyết định cưỡng chế bằng biện pháp kê biên tài sản để bán đấu giá.
c.2) Biên bản bán đấu giá tài sản.
c.3) Các giấy tờ khác liên quan đến tài sản (nếu có).
14. Xử lý số tiền thu được do bán đấu giá tài sản kê biên
Cơ quan thi hành biện pháp cưỡng chế kê biên, bán đấu giá tài sản thực hiện:
a) Nộp tiền thuế nợ theo quyết định cưỡng chế
Trường hợp hàng hóa nhập khẩu chưa hoàn thành thủ tục hải quan bị cơ quan hải quan kê biên bán đấu giá, cơ quan hải quan trích nộp tiền bán đấu giá để nộp tiền thuế tương ứng với số tiền thuế phải nộp của hàng hóa bị kê biên bán đấu giá trước khi nộp tiền thuế nợ theo quyết định kê biên trừ trường hợp hàng hóa thuộc sở hữu Nhà nước.
b) Thanh toán chi phí cưỡng chế cho tổ chức cưỡng chế.
c) Trả lại cho người nộp thuế bị cưỡng chế sau khi nộp đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước và thanh toán đầy đủ chi phí cưỡng chế.
15. Chi phí cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế:
a) Chi phí cho các hoạt động cưỡng chế được xác định trên cơ sở chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương, bao gồm:
a.1) Chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế.
a.2) Chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản.
a.3) Chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản.
a.4) Chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên.
a.5) Chi phí thực tế khác (nếu có).
b) Người ban hành quyết định cưỡng chế được sử dụng kinh phí từ ngân sách nhà nước để thực hiện các biện pháp cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế có trách nhiệm hoàn trả chi phí cưỡng chế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trường hợp cá nhân, tổ chức không tự nguyện hoàn trả chi phí cưỡng chế thì người có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế được áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
16. Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
=====
Điểm e này được hướng dẫn bởi Điều 36 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 36. Cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ

1. Đối tượng áp dụng
Việc cưỡng chế thu tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế do cơ quan, tổ chức, cá nhân khác đang giữ (sau đây gọi là bên thứ ba) được áp dụng khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
b) Cơ quan quản lý thuế có căn cứ xác định bên thứ ba đang có khoản nợ hoặc đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế, bao gồm: Tổ chức, cá nhân đang có khoản nợ đến hạn phải trả cho người nộp thuế bị cưỡng chế. Tổ chức, cá nhân, kho bạc nhà nước, ngân hàng, tổ chức tín dụng được người nộp thuế bị cưỡng chế ủy quyền giữ hộ tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá hoặc cơ quan quản lý thuế có đủ căn cứ chứng minh số tiền, tài sản, hàng hóa, giấy tờ, chứng chỉ có giá mà cá nhân, hộ gia đình, tổ chức đó đang giữ là thuộc sở hữu của người nộp thuế bị cưỡng chế.
Quyết định hành chính về quản lý thuế bao gồm: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế; các thông báo ấn định thuế, quyết định ấn định thuế; thông báo tiền thuế nợ; quyết định thu hồi hoàn; quyết định gia hạn; quyết định nộp dần; quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định khoanh tiền thuế nợ; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính về quản lý thuế; quyết định về bồi thường thiệt hại; quyết định hành chính về quản lý thuế khác theo quy định của pháp luật.
2. Xác minh thông tin bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế
a) Cơ quan quản lý thuế có văn bản yêu cầu bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế cung cấp thông tin về tiền, tài sản đang nắm giữ hoặc công nợ phải trả đối với người nộp thuế bị cưỡng chế. Trường hợp bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế không thực hiện được thì phải có văn bản giải trình cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
b) Trên cơ sở thông tin mà bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế cung cấp, cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ.
3. Quyết định cưỡng chế
a) Quyết định cưỡng chế lập theo Mẫu số 06/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, tại quyết định cưỡng chế ghi rõ: Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế bị cưỡng chế; lý do bị cưỡng chế; số tiền bị cưỡng chế; tên, địa chỉ, mã số thuế của tổ chức, cá nhân đang nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế; tên, địa chỉ, số tài khoản nộp ngân sách nhà nước mở tại kho bạc nhà nước; phương thức chuyển số tiền bị cưỡng chế đến kho bạc nhà nước.
Thủ trưởng cơ quan quản lý thuế, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu thuộc Tổng cục Hải quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh có thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế đối với các quyết định hành chính về quản lý thuế do mình ban hành hoặc cấp dưới ban hành nhưng không có thẩm quyền cưỡng chế hoặc cấp dưới có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế nhưng không đủ điều kiện về lực lượng, phương tiện để tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế và có văn bản đề nghị cấp trên ra quyết định cưỡng chế. Trường hợp cấp trưởng vắng mặt có thể giao quyền cho cấp phó xem xét ban hành quyết định cưỡng chế, việc giao quyền được thực hiện bằng văn bản theo Mẫu số 09/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này, cấp phó được giao quyền phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước cấp trưởng và trước pháp luật. Người được giao quyền không được giao quyền tiếp cho bất kỳ cá nhân nào khác.
b) Quyết định cưỡng chế bằng biện pháp thu tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ phải được gửi ngay cho những tổ chức, cá nhân sau: Người nộp thuế bị cưỡng chế; bên thứ ba đang nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế; Ủy ban nhân dân cấp xã, cơ quan quản lý thuế quản lý nơi người nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế cư trú, tổ chức có trụ sở đóng trên địa bàn hoặc cơ quan nơi tổ chức, cá nhân nắm giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế công tác để phối hợp thực hiện và được cập nhật trên trang thông tin điện tử của ngành thuế.
b.1) Quyết định cưỡng chế được gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế, trường hợp chưa đủ điều kiện thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực quản lý thuế thì quyết định cưỡng chế được gửi bằng thư bảo đảm qua đường bưu chính hoặc giao trực tiếp.
b.2) Trường hợp quyết định được giao trực tiếp mà tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận thì người có thẩm quyền hoặc công chức thuế, công chức hải quan có trách nhiệm giao quyết định cưỡng chế lập biên bản về việc tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận quyết định, có xác nhận của chính quyền địa phương nơi tổ chức, cá nhân có địa chỉ đăng ký với cơ quan quản lý thuế thì được coi là quyết định đã được giao.
b.3) Trường hợp gửi qua bưu điện bằng hình thức bảo đảm, nếu sau thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định cưỡng chế đã được gửi qua đường bưu điện đến lần thứ ba mà bị trả lại do tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế không nhận; quyết định cưỡng chế đã được niêm yết tại trụ sở của tổ chức hoặc nơi cư trú của cá nhân bị cưỡng chế hoặc có căn cứ cho rằng người nộp thuế bị cưỡng chế trốn tránh không nhận quyết định cưỡng chế thì được coi là quyết định đã được giao.
c) Quyết định cưỡng chế chấm dứt hiệu lực kể từ ngày người nộp thuế đã nộp đủ số tiền thuế nợ bị cưỡng chế vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền thuế nợ bị cưỡng chế được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần tiền thuế nợ hoặc quyết định gia hạn nộp thuế hoặc quyết định miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc thông báo không tính tiền chậm nộp. Cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định chấm dứt hiệu lực của quyết định cưỡng chế theo Mẫu số 08/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
4. Nguyên tắc thu tiền, tài sản từ bên thứ ba đang giữ tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế
a) Bên thứ ba có khoản nợ đến hạn phải trả cho người nộp thuế bị cưỡng chế hoặc giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế thì có trách nhiệm nộp tiền thuế nợ thay cho người nộp thuế bị cưỡng chế.
b) Trường hợp tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế do bên thứ ba đang nắm giữ là đối tượng của các giao dịch bảo đảm hoặc thuộc trường hợp giải quyết phá sản thì việc thu tiền, tài sản khác từ bên thứ ba được thực hiện theo quy định của pháp luật.
c) Số tiền bên thứ ba nộp vào ngân sách nhà nước thay cho người nộp thuế bị cưỡng chế được xác định là số tiền đã thanh toán cho người nộp thuế bị cưỡng chế. Căn cứ vào chứng từ thu tiền, tài sản khác của bên thứ ba, cơ quan có thẩm quyền thực hiện cưỡng chế thông báo cho người nộp thuế bị cưỡng chế và các cơ quan liên quan được biết.
5. Trách nhiệm của bên thứ ba đang có khoản nợ, đang giữ tiền, tài sản khác của người nộp thuế bị cưỡng chế
a) Cung cấp cho cơ quan quản lý thuế thông tin về khoản nợ hoặc khoản tiền, tài sản khác đang nắm giữ của đối tượng thuộc diện cưỡng chế, trong đó nêu rõ số tiền, thời hạn thanh toán nợ, loại tài sản, số lượng tài sản, tình trạng tài sản.
b) Khi nhận được văn bản yêu cầu xác minh thông tin của cơ quan quản lý thuế thì bên thứ ba không được chuyển trả tiền (bao gồm cả khoản nợ phải thanh toán cho người nộp thuế), tài sản khác cho người nộp thuế bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan quản lý thuế để làm thủ tục bán đấu giá tài sản.
c) Trong trường hợp không thực hiện được yêu cầu của cơ quan quản lý thuế thì phải có văn bản giải trình với cơ quan quản lý thuế trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
d) Bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của người nộp thuế bị cưỡng chế phải thực hiện nộp thay số tiền thuế bị cưỡng chế trong thời hạn 15 ngày kê từ ngày nhận được quyết định cưỡng chế. Trường hợp bên thứ ba đang có khoản nợ phải trả người nộp thuế bị cưỡng chế thì thực hiện nộp thay cho người nộp thuế ngay trong ngày khoản nợ đến hạn thanh toán. Trường hợp bên thứ ba không thực hiện nộp thay cho người nộp thuế bị cưỡng chế đúng thời hạn thì bị áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
6. Trách nhiệm của cơ quan quản lý thuế đang quản lý bên thứ ba có trụ sở khác địa bàn của người nộp thuế bị cưỡng chế
a) Đối với trường hợp nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của người nộp thuế bị cưỡng chế và nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của bên thứ ba cùng trên địa bàn cấp tỉnh nhưng khác địa bàn cấp huyện thì Cục Thuế, Cục Hải quan có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn cơ quan quản lý thuế cấp dưới phối hợp thực hiện cưỡng chế nợ thuế.
b) Đối với trường hợp nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của người nộp thuế bị cưỡng chế và nơi cư trú hoặc trụ sở kinh doanh của bên thứ ba khác địa bàn cấp tỉnh thì cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định cưỡng chế đồng thời gửi cơ quan quản lý thuế quản lý bên thứ ba để phối hợp thực hiện. Trường hợp bên thứ ba không thực hiện nộp thay cho người nộp thuế bị cưỡng chế thì cơ quan quản lý thuế quản lý bên thứ ba có trách nhiệm thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế quản lý người nộp thuế bị cưỡng chế quy định tại khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
7. Trường hợp đang áp dụng biện pháp cưỡng chế này mà có thông tin, điều kiện thực hiện biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo hiệu quả hơn thì cơ quan quản lý thuế đồng thời áp dụng biện pháp cưỡng chế trước hoặc biện pháp cưỡng chế tiếp theo để thu tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
===
Điểm g này được hướng dẫn bởi Điều 37 Nghị định 126/2020/NĐ-CP

Điều 37. Cưỡng chế bằng biện pháp thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề

1. Đối tượng áp dụng
a) Biện pháp cưỡng chế thu hồi giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy phép hành nghề hoặc giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện (sau đây gọi chung là giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh) được thực hiện khi cơ quan quản lý thuế không áp dụng được các biện pháp cưỡng chế quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e khoản 1 Điều 125 Luật Quản lý thuế hoặc đã áp dụng các biện pháp này nhưng vẫn không thu đủ tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 125 Luật Quản lý thuế.
b) Khi thực hiện biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều này, cơ quan quản lý thuế phải công khai trên trang thông tin điện tử ngành thuế hoặc ngành hải quan hoặc trên các phương tiện thông tin đại chúng.
2. Xác minh thông tin
Cơ quan quản lý thuế xác minh thông tin của đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế qua các dữ liệu quản lý về người nộp thuế tại cơ quan quản lý thuế hoặc tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các loại giấy tờ nêu trên của người nộp thuế để làm căn cứ ban hành văn bản đề nghị thu hồi.
3. Văn bản đề nghị thu hồi
a) Văn bản đề nghị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo Mẫu số 07/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này phải có một số nội dung chủ yếu sau: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản; thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh; loại giấy tờ đề nghị thu hồi; các thông tin liên quan đến loại giấy tờ đề nghị thu hồi (số, ngày tháng năm ban hành...); lý do thu hồi; thời gian đề nghị cơ quan ban hành thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
b) Văn bản đề nghị thu hồi phải được gửi đến người nộp thuế bị cưỡng chế và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày hoàn tất xác minh thông tin đối tượng thuộc diện bị áp dụng biện pháp cưỡng chế. Trong thời gian từ ngày cơ quan quản lý thuế có văn bản đề nghị thu hồi gửi cơ quan đăng ký kinh doanh đến ngày cơ quan đăng ký kinh doanh có quyết định thu hồi hoặc có văn bản về việc không thu hồi thì cơ quan quản lý thuế có thể áp dụng biện pháp cưỡng chế phù hợp để đảm bảo hiệu quả công tác quản lý thuế.
4. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
a) Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị thu hồi của cơ quan quản lý thuế, cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo trình tự, thủ tục quy định hoặc thông báo cho cơ quan quản lý thuế về lý do không thu hồi.
b) Sau khi nhận được văn bản về việc không thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh nêu trên của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế tiếp tục thực hiện theo dõi khoản nợ này và áp dụng các biện pháp cưỡng chế trước để đảm bảo thu được tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước.
5. Trong thời gian quy định của pháp luật về đăng ký doanh nghiệp, người nộp thuế bị cưỡng chế nộp đủ số tiền thuế nợ vào ngân sách nhà nước hoặc số tiền bị cưỡng chế đã được cơ quan quản lý thuế ban hành quyết định nộp dần hoặc gia hạn hoặc miễn tiền chậm nộp tiền thuế hoặc không tính tiền chậm nộp và người nộp thuế bị cưỡng chế có văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp thì cơ quan quản lý thuế lập văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp, gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền để khôi phục tình trạng pháp lý cho doanh nghiệp.
a) Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp phải có một số nội dung chủ yếu sau: Tên cơ quan quản lý thuế đề nghị, cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhận văn bản; thông tin của người nộp thuế bị cưỡng chế: tên, mã số thuế, địa chỉ đăng ký kinh doanh; lý do khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.
b) Văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp do cơ quan quản lý thuế lập theo Mẫu số 07-1/CC tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này và gửi đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị khôi phục tình trạng pháp lý của doanh nghiệp.

===

Nhấn vào đường link để xem các điều luật khác

===
CHUYÊN CUNG CẤP CÁC DỊCH VỤ:
 
- Dịch vụ tư vấn thành lập, giải thể, thay đổi thông tin doanh nghiệp
- Dịch vụ làm hồ sơ thuế ban đầu
- Dịch vụ tư vấn, lập báo cáo thuế, kế toán, kiểm toán, lao động tiền lương, BHXH
- Dịch vụ chữ ký số, thiết kế in ấn hóa đơn, hóa đơn điện tử
- Cung cấp phần mềm kế toán
- Tư vấn soạn thảo, rà soát, kiểm tra nội dung các loại hợp đồng
- Tư vấn soạn thảo các quy trình liên quan kế toán – thuế
- Phân tích tình hình tài chính
- Tư vấn, soạn thảo hệ thống quản trị lao động, tiền lương
- Tư vấn, soạn thảo quy chế hoạt động doanh nghiệp
- Tư vấn pháp luật các lĩnh vực, thực hiện các dịch vụ pháp lý, tranh tụng tại Tòa án các cấp các vụ án Hình sự, Dân sự, Hành chính, Kinh tế, Hôn nhân gia đình.

TẬN TÂM - BẢO MẬT - CHUYÊN NGHIỆP



NHẤP CHUỘT VÀO CÁC LINK BÊN DƯỚI ĐỂ ĐÊN MỤC CẦN TÌM
HOẶC ZALO 0917303340 để được hướng dẫn cập nhật



LINK NHÉ ===> TỔNG HỢP CÁC ĐƯỜNG DẪN ĐỂ TẢI VĂN BẢN PHÁP LUẬT 
VÀ CÁC BÀI VIẾT THAM KHẢO





BIỂU MẪU THAM KHẢO VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

 
 

Bảng giá các dịch vụ thành lập doanh nghiệp

 


Lưu ý:

 

Tác giả bài viết: Ngô Tấn Nguyên - ngotannguyen2205@gmail.com – 0945283038 – sưu tầm

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 8141

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 269433

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30117993

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên