23:30 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội » Pháp luật

Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện

Thứ ba - 12/01/2016 19:38
Ảnh không minh họa

Ảnh không minh họa

Trong quá trình khởi kiện vụ án hành chính, pháp luật quy định cho người khởi kiện những quyền và nghĩa vụ nhất định, một trong những quyền rất quan trọng là quyền quyết định và tự định đoạt.

Quyền quyết định và tự định đoạt của người khởi kiện được quy định tại điều 7, Luật Tố tụng hành chính, theo đó:

Cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính. Toà án chỉ thụ lý giải quyết vụ án hành chính khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện. Trong quá trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của Luật này. 

1. Cơ sở pháp lý và nội dung của quyền quyết định và tự định đoạt:

Như chúng ta đã biết, quan hệ pháp luật hành chính  là những quan hệ xã hội phát sinh chủ yếu trong lĩnh vực chấp hành, điều hành giữa một bên mang quyền lực nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước và một bên là đối tượng quản lý. Đối tượng quản lý ở đây chính là cá nhân, cơ quan, tổ chức nằm trong phạm vi quản lý nhà nước được pháp luật quy định (sau đây gọi chung là đối tượng quản lý).

Với đặc thù về chủ thể như vậy, rõ ràng là các tranh chấp nếu có xảy ra là do sự bất đồng quan điểm giữa đối tượng quản lý và chủ thể quản lý hành chính nhà nước trong những trường hợp cụ thể; hay nói cách khác, đối tượng quản lý không đồng ý với quyết định hành chính hay hành vi hành chính mà chủ thể quản lý nhà nước đưa ra. Thường thì trong những trường hợp như vậy, hoạt động quản lý điều hành của cơ quan nhà nước hay cá nhân có thẩm quyền sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của đối tượng quản lý.

Về phía chủ thể quản lý, một khi đưa ra quyết định hành chính hay hành vi hành chính với đối tượng họ thường hay “bảo thủ” trên lập trường và quan điểm riêng của họ. Do đó, nếu phát sinh mâu thuẫn, thì chính đối tượng quản lý sẽ là bên có quyền quyết định có yêu cầu Tòa án giải quyết hay không?

Nội dung của Quyền quyết định và tự định đoạt không chỉ dành quyền chủ động cho đối tượng quản lý trong việc quyết định khởi kiện ra Tòa án hay không mà còn xuyên suốt cả quá trình giải quyết vụ án hành chính; cụ thể, trong quá trình giải quyết vụ án hành chính họ có quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện của mình theo quy định của pháp luật.

Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích và nêu ra một vài khía cạnh pháp lý để người khởi kiện cân nhắc việc có nên khởi kiện ra Tòa án hay không? Và sử dụng quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện như thế nào cho hiệu quả?

2. Nên hay không việc khởi kiện ra Tòa án? 

Luật Tố tụng hành chính quy định cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án. Tuy nhiên, không phải lúc nào chúng ta cũng sử dụng quyền ấy như là phương thức duy nhất để giải quyết vấn đề. Thực tế cho thấy trong quá trình quản lý điều hành của mình, chủ thể quản lý không phải lúc nào cũng đúng. Do đó việc phát sinh mâu thuẫn giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý là điều tất yếu. Nhìn sự việc dưới góc độ ấy, chúng ta sẽ cân nhắc lựa chọn được những cách giải quyết vấn đề một cách nhẹ nhàng và phù hợp hơn.

Xin nêu ví dụ, bạn bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông, trong quyết định ghi mức phạt là 500.000 đồng. Khi tra cứu văn bản pháp luật liên quan thì thấy mức phạt tối đa chỉ là 400.000 đồng. Giả sử, các điều kiện khởi kiện theo Luật đều thỏa mãn hết thì trong trường hợp này bạn có khởi kiện không? Đây là điều mọi người cần cân nhắc. Theo tôi sẽ có nhiều câu trả lời là không. Như vậy, để quyết định có tiến hành một vụ kiện hay không, việc đầu tiên chúng ta cần làm là cân nhắc những lợi ích sẽ đạt được trong trường hợp chúng ta khởi kiện sẽ được cái gì (và giả định là thắng kiện). Một khi lợi ích đạt được nhỏ hơn hoặc không tương xứng với công sức, chi phí bỏ ra (việc khởi kiện sẽ tiêu tốn của chúng ta thời gian, công sức, tiền bạc) thì thiết nghĩ chúng ta nên sử dụng những phương thức khác để giải quyết sẽ hay hơn là khởi kiện ra Tòa án. Đấy là chưa kể đến việc chúng ta có thể bị thua kiện hoặc những hệ lụy mà chúng ta sẽ gặp phải sau khi khởi kiện (ví dụ như phải chịu án phí 200.000 đồng).

Nói như vậy không có nghĩa là khuyến khích mọi người “nhượng bộ” trong mối quan hệ với chủ thể quản lý hành chính nhà nước. Trong những trường hợp mà chúng ta chắc chắn rằng quyết định hay hành vi hành chính của cơ quan có thẩm quyền là không đúng pháp luật và ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của chúng ta, thì việc khởi kiện ra Tòa án là một biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Chẳng hạn, với những trường hợp quyết định thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ tái định cư… mà chúng ta chắc chắn là cơ quan có thẩm quyền có sai phạm mà sai phạm đó sẽ gây thiệt hại đáng kể về quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì việc khởi kiện là một giải pháp cần thiết.

3. Sử dụng quyền rút , thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện một cách hiệu quả

Sau khi nộp đơn khởi kiện, người khởi kiện vẫn có thời gian để cân nhắc đến những vấn đề như đã đề cập ở trên; đồng thời, quá trình giải quyết vụ án sẽ phát sinh những diễn biến mới… Là một người khởi kiện thông minh, chúng ta nên xem xét những tình huống diễn ra để sử dụng quyền rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện một cách hiệu quả nhất. Chẳng hạn, trong quá trình tham gia tố tụng, chúng ta nhận thấy những tình tiết bất lợi và kết quả thua kiện hiển hiện trước mắt thì việc rút đơn khởi kiện được xem là một quyết định khôn ngoan; tương tự, chúng ta cần dựa vào những tình huống thực tế để thực hiện quyền thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện sao cho hợp lý.

Tóm lại, trong vụ án hành chính, người khởi kiện đóng vai trò chủ động và có quyền quyết định, tự định đoạt việc khởi kiện cũng như rút, thay đổi, bổ sung yêu cầu khởi kiện. Tuy nhiên, mỗi người nên cân nhắc lựa chọn cho mình cách sử dụng quyền năng này một cách sáng suốt nhất, bởi ngoài việc khởi kiện chúng ta vẫn còn nhiều phương thức khác để bày tỏ quan điểm như việc khiếu nại hoặc đối thoại trực tiếp với cơ quan có thẩm quyền… để bảo vệ một cách tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của mình, như cổ nhân đã dạy “thiên thời, địa lợi, nhân hòa”./.

Vĩnh Can
Thứ năm, 29 Tháng 8 2013 


Nguồn tin: www.sotuphapqnam.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 47


Hôm nayHôm nay : 16837

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 375120

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29792818

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên