23:30 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội

Giải đáp một số câu lý thuyết môn Kỹ năng hành chính - Lớp Luật sư

Thứ sáu - 15/01/2016 00:22
Ảnh không minh họa

Ảnh không minh họa

Tham khảo! Giài đáp một số câu hỏi liên quan đến đề thi lý thuyết môn Kỹ năng giải quyết các Vụ án hành chính
 
 1. Dấu hiệu xác định HVHC là ĐTKK VAHC. Nêu VD và phân tích ?
Căn cứ pháp lý: Khoản 2, Điều 3, Luật TTHC; Khoản 2, Điều 1, Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của HĐTP TANDTC.
Hành vi hành chính thuộc đối tượng khởi kiện vụ án hành chính phải đáp ứng đầy đủ các dấu hiệu sau:
-   Chủ thể thực hiện là HVHC của CQHCNN, CQ, TC khác hoặc người có thẩm quyền trong CQ, TC đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (dựa theo luật chuyên ngành). Người thực hiện hành vi hành chính phải là người đang thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định PL.
-   Thể hiện bằng việc làm một hành vi mà pháp luật cấm, hoặc không làm hành vi mà pháp luật yêu cầu (thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý hành chính nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định).
-   Xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc một số đối tượng cụ thể.
VD: Năm 2012, ông A nộp hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ tại UBND Huyện X đối với thửa 268, TBĐ 12, tọa lạc vị trí Y. Theo quy định của pháp luật đất đai, Phòng Tài nguyên môi trường thuộc huyện X (chưa thành lập Văn phòng ĐKQSDĐ và không có bộ phận tiếp nhận và trả kết quả riêng) là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các thủ tục trình UBND X xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông A. Tuy nhiên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã không trình hồ sơ của ông A lên UBND Huyện X. Vì vậy, ông A không được cấp GCNQSDĐ trong khi những hộ kê khai đăng ký cùng thời điểm đều đã được cấp giấy.
-   Chủ thể thực hiện HVHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện X.
-   Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng “không làm”: không thực hiện việc trình hồ sơ của ông A lên UBND huyện X để UBND huyện xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông A theo quy định pháp luật.
- Hành vi hành chính của Phòng TN&MT huyện X xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông A thể hiện bằng việc ông A không được cấp giấy.
2. So sánh ĐTKK đối với QĐHC trong lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai trước và sau khi Luật TTHC có hiệu lực ?
a. Giống nhau
Chủ thể bị xâm hại có quyền khiếu nại, khi có Quyết định giải quyết khiếu nại không thỏa đáng được quyền lựa chọn khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện sang tòa.
b. Khác nhau
Nội dung Trước khi luật TTHC
có hiệu lực
Sau khi luật TTHC
có hiệu lực
Luật áp dụng
 
- Áp dụng Luật khiếu nại, tố cáo 1998, sửa đổi 2004, 2005
- Áp dụng Luật Đất đai 2003 và Pháp lệnh TTGQCVAHC
- Luật TTHC năm 2010
- Luật khiếu nại năm 2011
- Luật Đất đai năm 2003 (hiện nay là Luật Đất đai năm 2013)
Thời hiệu 90 ngày, kể từ ngày nhận được QĐHC hoặc biết được HVHC (Đ.31, Luật khiếu nại, tố cáo) 01 năm, kể từ ngày nhân đươc QĐHC, HVHC (Đ.104 LTTHC)
Cơ quan thụ lý - Chủ thể bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC bắt buộc phải khiếu nại, khi có QĐ giải quyết khiếu nại không thỏa đáng thì được quyển lựa chọn hình thức khiếu nại tiếp hoặc khởi kiện hành chính. Trường hợp khiếu nại lần đầu đến Chủ tịch UBND cấp tỉnh khi nhận được giải quyết khiếu nại nếu không đồng ý, chủ thể có quyền khởi kiện (Khoản 2, Điều 138, Luật Đất đai 2003) - Chủ thể bị xâm hại QĐHC, HVHC có quyền khởi kiện ngay theo quy định của Luật TTHC (Khoản 2, Điều 264. LTTHC)
 
3. Phân loại ĐTKK vụ án hành chính, nêu VD tương ứng ?
Căn cứ pháp lý: Điều 3, Điều 28, LTTHC; Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của HĐTP TANDTC.
Đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính gồm 2 loại: QĐHC và HVHC.
-   Quyết định hành chính: Khoản 1, Điều 3, Luật TTHC; Khoản 1, Điều 1, Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP)
+ Thuộc loại Quyết định cá biệt, là văn bản của CQHCNN, CQ, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các CQ, TC đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể, mà người khởi kiện cho rằng QĐHC này xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình. CQ, TC khác gồm tổ chức chính trị, tổ chức CT-XH, tổ chức CTXH nghề nghiệp, tổ chức XH, tổ chức XH nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân).
+ QĐHC bị kiện có thể thuộc thẩm quyền của cá nhân hoặc cơ quan, tổ chức (căn cứ luật chuyên ngành xác định).
+ QĐHC bị kiện có thể được ban hành khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính hoặc được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐHC trước.
+ QĐHC thuộc đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính được thể hiện bằng văn bản dưới hình thức Quyết định hoặc thông báo, kết luận, công văn có chứa đựng nội dung của QĐHC cá biệt.
VD: Thẩm quyền cấp GCNQSDĐ cho hộ gia đình, cá nhân thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện, nhưng ngày … Chủ tịch UBND Huyện X đã ra QĐ cấp GCNQSDĐ số … cho ông A. Việc ban hành Quyết định này là không đúng thẩm quyền và do đó QĐHC này là không hợp pháp.
-   Hành vi hành chính: Khoản 2, Điều 3, LTTHC; Khoản 2, Điều 1, Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP).
+ Là HVHC của CQHCNN, CQ, TC khác hoặc người có thẩm quyền trong CQ, TC đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (dựa theo luật chuyên ngành). Người thực hiện hành vi hành chính phải là người đang thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định PL.
-   Thể hiện bằng việc làm một hành vi mà pháp luật cấm, hoặc không làm hành vi mà pháp luật yêu cầu (thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ trong quản lý hành chính nhà nước của các chủ thể có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định).
Xâm hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của một hoặc một số đối tượng cụ thể.
VD: Năm 2012, ông A nộp hồ sơ đăng ký cấp GCNQSDĐ tại UBND Huyện X đối với thửa 268, TBĐ 12, tọa lạc vị trí Y. Theo quy định của pháp luật đất đai, Phòng Tài nguyên môi trường thuộc huyện X (chưa thành lập Văn phòng ĐKQSDĐ và không có bộ phận tiếp nhận và trả kết quả riêng) là đầu mối tiếp nhận hồ sơ và thực hiện các thủ tục trình UBND X xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông A. Tuy nhiên, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện đã không trình hồ sơ của ông A lên UBND Huyện X. Vì vậy, ông A không được cấp GCNQSDĐ trong khi những hộ kê khai đăng ký cùng thời điểm đều đã được cấp giấy.
-   Chủ thể thực hiện HVHC: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện X.
-   Hành vi hành chính thể hiện dưới dạng “không làm”: không thực hiện việc trình hồ sơ của ông A lên UBND huyện X để UBND huyện xem xét cấp giấy chứng nhận cho ông A theo quy định pháp luật.
- Hành vi hành chính của Phòng TN&MT huyện X xâm hại trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của ông A thể hiện bằng việc ông A không được cấp giấy.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 28, LTTHC; Điều 1, Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP thì đối tượng khiếu kiện trong vụ án hành chính còn có:
-   Danh sách cử tri bầu cử Đại biểu QH, Đại biểu HĐND;
VD: Sau khi có DS cử tri bầu cử nhưng ông A không thấy tên mình trong DS đã gửi đơn khiếu nại nhưng hết thời hạn vẫn không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính.
-   Quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng cục trưởng và tương đương trở xuống.
VD: Ngày 15/01/2013, UBND huyện X thực hiện sai quy trình, thủ tục ban hành Quyết định số 123/QĐ-UBND buộc thôi việc công chức A.
-   QĐ giải quyết khiếu nại về QĐ xử lý vụ việc cạnh tranh.
VD: Năm 2008, các DN trong Hiệp hội Thép “bắt tay” để giữ giá bán thép không dưới mức 13,7-14 triệu đồng/tấn. Cục Quản lý Cạnh tranh đã ra Quyết định giải quyết nhưng người khiếu nại vẫn không đồng ý nên có quyền khởi kiện QĐ giải quyết khiếu nại về QĐ xử lý vụ việc cạnh tranh.
4. Căn cứ xác định ĐTKK là QĐHC trong VAHC ?
Khoản 1, Điều 3, Luật tố Tụng hành Chính 2010; Điều 1, Nghị Quyết 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/07/2011 của HĐTP TANDTC. Theo đó, QĐHC:
- Là quyết định cá biệt.
- Là VB của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan tổ chức ban hành căn cứ vào luật chuyên ngành.
- Quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
- Được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể.
- Được ban hành khi giải quyết, xử lý những vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý HC hoặc được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ QĐHC đã ban hành trước đây.
- Được thể hiện bằng văn bản dưới các hình thức: quyết định, thông báo, kết luận, công văn có chứ nội dung của QĐHC cá biệt.
Lưu ý: QĐHC thuộc đối tượng khởi kiện trong vụ án hành chính loại trừ các trường hợp sau đây:
-   QĐHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định (quy định trong Nghị định 49/2012/NĐ-CP ngày 04/06/2012) và các QĐHC mang tính nội bộ của CQ, TC. (QĐHC mang tính nội bộ của CQ, TC là những QĐ quản lý, chỉ đạo, điều hành hoạt động thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi CQ, TC đó).
QĐHC của chấp hành viên, cơ quan THADS không phải là đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính (Công văn số 220/TANDTC-HC ngày 30/12/2011 của TANDTC căn cứ Điều 140, 142 Luật THADS).
5. Các vấn đề cần chứng minh trong VAHC ?
Khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, luật sư cần tìm ra các vấn đề cần chứng minh. Các vấn đề cần chứng minh trong vụ án hành chính là cơ sở để tiến hành các hoạt động chứng minh, thu thập chứng cứ đồng thời cũng là nội dung cần giải quyết trong vụ án. Khi đã xác định đúng các vấn đề cần chứng minh trong vụ án luật sư sẽ đúng hướng trong việc đi tìm tình tiết sự kiện và chứng minh, căn cứ phục vụ cho hoạt động tham gia tố tụng.
Các vấn đề  cần chứng minh trong vụ án hành chính bao gồm:
Những vấn đề cơ bản  cần chứng minh về tố tụng gồm: i) tư cách đương sự và những người tham gia tố tụng; ii) quan hệ pháp luật trong việc khiếu kiện; iii) việc đáp ứng các điều kiện khởi kiện và thụ lý vụ án.
Những vấn đề cơ bản  cần chứng minh về nội dung gồm: i) tính hợp pháp của QĐHC/HVHC là đối tượng xét xử; ii) thiệt hại và mức độ thiệt hại (nếu có yêu cầu BTTH của người khởi kiện.
Dựa vào các vấn đề cần giải quyết của vụ án, luật sư xem xét các tài liệu, chứng cứ thu thập được và phân tích xem chúng có đủ để làm rõ các tình tiết và các vấn đề cần giải quyết của vụ án hay không;trong đó tập trung vào những vấn đề sau:
i) Việc ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC bị kiện có đúng thẩm quyền theo quy định của pháp luật không ?
ii) Trình tự, thủ tục (gồm cả thể thức văn bản) ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC bị kiện có đúng quy định không, nếu sai thì sai ở những điểm nào;
iii) QĐHC, HVHC bị kiện được căn cứ vào những cơ sở pháp lý (văn bản quy phạm pháp luật) nào; việc căn cứ như vậy đúng hay sai, đủ hay thiếu;
iv) Nội dung giải quyết vụ việc trong QĐHC, HVHC bị kiện dựa trên những căn cứ thực tế (các tình tiết khách quan) nào; đối chiếu với căn cứ pháp lý trên đây thì việc giải quyết như vậy đúng hay sai, đảm bảo hợp pháp hay là trái pháp luật (một phần hay toàn bộ nội dung);
v) QĐHC hoặc HVHC bị kiện trong trường hợp có căn cứ trái pháp luật thì có trực tiếp gây thiệt hại cho người khởi kiện và các đối tượng khác có liên quan không, nếu có thì mức độ thiệt hại cụ thể như thế nào.
 
 
6. Phương pháp xác định văn bản áp dụng của LS khi tham gia VAHC ?
Khi tham gia VAHC, luật sư xác định văn bản áp dụng dựa vào các tiêu chí sau: tính chất pháp lý, nội dung vụ việc, quy định về không gian, thời gian của VBPL, không quên tra cứu các văn bản dưới luật, văn bản địa phương, tiền lệ.
Việc xác định đúng và đầy đủ các văn bản quy phạm pháp luật về nội dung cần áp dụng để xem xét tính hợp pháp của QĐHC, HVHC bị kiện là yêu cầu khách quan tất yếu và cũng là yêu cầu đòi hỏi luật sư phải có kỹ năng tốt, am hiểu pháp luật về các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước và nắm vững nguyên tắc, quy tắc áp dụng pháp luật trong trường hợp có nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau cùng điều chỉnh một vấn đề pháp lý.
Nguyên tắc chung trong việc xác định văn bản áp dụng như sau:
+ Một vấn đề cùng được điều chỉnh bởi hai nhóm văn bản pháp luật  chung và văn bản áp dụng pháp luật chuyên ngành mà có nội dung quy định trái ngược, mâu thuẫn nhau thì ưu tiên áp dụng luật chuyên ngành.
+ Một vấn đề cùng được điều chỉnh bởi các VBQPPL có hiệu lực pháp lý khác nhau mà có nội dung quy định trái ngược, mâu thuẫn nhau thì ưu tiên áp dụng VBPL có hiệu lực pháp lý cao nhất tại thời điểm ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC bị kiện.
+ Một vấn đề cùng được điều chỉnh bởi các VBQPPL có hiệu lực pháp lý như nhau mà có nội dung quy định trái ngược, mâu thuẫn nhau thì ưu tiên áp dụng VBQP được ban hành sau.
Luật sư cần căn cứ vào các thông tin, tài liệu trong hồ sơ cũng như sự tìm hiểu riêng để xác định được tất cả các văn bản pháp luật đang có hiệu lực pháp lý áp dụng tại thời điểm ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC bị kiện. Nếu có mâu thuẫn, trái ngược giữa quy định trong các văn bản thì cần áp dụng nguyên lý chọn luật ở trên để xác định văn bản được ưu tiên áp dụng.
Nếu QĐHC, HVHC được căn cứ vào quy định của một văn bản có hiệu lực pháp lý thấp hơn và trái với văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn (hoặc cao nhất) trong lĩnh vực đó thì QĐHC, HVHC đó là trái pháp luật.
Nếu QĐHC, HVHC được căn cứ vào quy định của một hoặc một số văn bản pháp luật không có hiệu lực tại thời điểm ban hành QĐHC hoặc thực hiện HVHC thì quyết định hoặc hành vi đó cũng trái pháp luật.
7. So sánh ĐTKK quy định trong Luật khiếu nại và ĐTKK quy định trong Luật TTHC ?
7.1 Giống nhau
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính.
- Được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành.
- Chứa đựng nội dung của QĐHC được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khiếu nại cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
7.2. Khác nhau
Về đối tượng khiếu nại theo Luật khiếu nại: người khiếu nại có thể lựa chọn khiếu nại hay khởi kiện ra Tòa án, khiếu nại không còn là thủ tục bắt buộc. Quy định này phù hợp với tinh thần của Luật Tố tụng hành chính và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho người dân trong khi thực hiện quyền khiếu kiện của mình. Khiếu nại rộng hơn khởi kiện, Luật Khiếu nại không “giới hạn” hoặc “phân loại” các quyết định hành chính, hành vi hành chính để người khiếu nại có thể khiếu nại hoặc đưa ra khởi kiện tại tòa hành chính nhưng Luật Khiếu nại cũng đưa ra nguyên tắc người khiếu nại muốn khởi kiện tại tòa án thì phải tuân theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
Về đối tượng khởi kiện của vụ án hành chính:
Điều 28, LTTHC quy định, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là “quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức”;
- Khiếu kiện QĐ giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Khiếu kiện về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
=> Khi đã khởi kiện ra Tòa thì không được khiếu nại.
8. Phương pháp đánh giá tính hợp pháp về nội dung của QĐHC là ĐTKK trong VAHC ?
Tính hợp pháp về nội dung của QĐHC là nội dung, phạm vi điều chỉnh của QĐHC phải đúng văn bản quy phạm pháp luật; không trái với QĐHC của cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.
Đánh giá tính hợp pháp về nội dung của QĐHC, sử dụng các phương pháp:
- Phân tích vấn đề: QĐHC được ban hành nhằm mục đích giải quyết một công việc cụ thể, điều chỉnh đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể. Do đó, chỉ cần phân tích vấn đề sẽ biết được nội dung của QĐHC có đúng bản chất vấn đề, tài liệu chứng cứ, sự thật khách quan hay không.
- Đối chiếu với văn bản quy phạm pháp luật: Nội dung QĐHC phải là sự cụ thể hóa các quy phạm pháp luật liên quan vào một trường hợp cụ thể. Do đó, tính hợp pháp về nội dung của QĐHC phải phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật liên quan có quy định khác nhau về một vấn đề thì nội dung của QĐHC điều chỉnh vấn đề đó phải theo nguyên tắc phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất; nếu các văn bản quy phạm pháp luật liên quan do cùng một cơ quan ban hành có quy định khác nhau thì nội dung của quyết định hành chính phải theo nguyên tắc phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật ban hành sau cùng. Phương pháp này thường được áp dụng nhiều nhất để đánh giá tính hợp pháp về nội dung của QĐHC
- Chứng minh: QĐHC phải phù hợp với nội dung công tác quản lý hành chính nhà nước đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan. Trên thực tế những vi phạm về mặt nội dung của QĐHC bị khởi kiện thường được biểu hiện qua các dạng sau:
+ QĐHC căn cứ vào các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trái với văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực có liên quan có hiệu lực pháp lý cao hơn;
+ QĐHC căn cứ vào các văn bản pháp luật không còn hiệu lực thi hành hoặc chưa có hiệu lực thi hành ở thời điểm ban hành QĐHC đó;
+ QĐHC ban hành trên cơ sở áp dụng pháp luật không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ việc.
9. Phương pháp thu thập chứng cứ của luật sư khi tham gia VAHC ?
Khi đã xác định được nội dung cần thiết trong việc giải quyết vụ kiện, luật sư tiến hành thu thập những chứng cứ liên quan mà mình thấy là cần thiết trong quá trình tranh tụng tại tòa, thông qua các phương pháp sau:
- Tập hợp các tài liệu, chứng cứ do đương sự cung cấp, bổ sung chứng cứ;
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức hữu quan cung cấp;
- Thuyết phục người làm chứng cung cấp;
- Xác minh tại chỗ;
- Đề nghị trưng cầu giám định;
- Yêu cầu tòa án thu thập chứng cứ.
9.1 Yêu cầu đương sự cung cấp bổ sung chứng cứ, tài liệu và trình bày những vấn đề cần thiết
Luật sư cần yêu cầu người khởi kiện cung cấp chứng cứ như quyết định hành chính hoặc trình bày hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, bị khởi kiện; những văn bản pháp luật mà căn cứ vào đó người khởi kiện cho rằng các đối tượng bị khởi kiện trên được ban hành hay thực hiện là trái pháp luật; các tài liệu chứng tỏ người khởi kiện đã đáp ứng các điều kiện của giai đoạn tiền tố tụng; các chứng cứ tài liệu chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện; những chứng cứ chứng minh sự thiệt hại về vật chất, giá trị tài sản do việc áp dụng quyết định hành chính, hành vi hành chính trái pháp luật gây nên.
Hơn ai hết, người khởi kiện là người bị ảnh hưởng trực tiếp bởi quyết định, hành vi hành chính bị khởi kiện nên những tác động trước mắt mà họ thấy được là không thể chối bỏ và vấn đề có vi phạm hay không các quyền và lợi ích của họ thì họ là người đầu tiên đưa ra các căn cứ và các tài liệu để đánh giá nó.
Trường hợp bảo vệ quyền, lợi ích của những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính, luật sư vẫn cần tiến hành những công việc thu thập, xác minh nêu trên song không nhất thiết phải là xác định toàn bộ sự việc mà chỉ cần xác định theo những phần quyền và lợi ích liên quan tới khách hàng của mình.
Luật sư cũng cần tiếp cận người bị kiện và yêu cầu, đề nghị họ cung cấp các loại tài liệu, giấy tờ có liên quan. Thông thường, sự tiến hành các công việc này của luật sư gặp phải sự bất hợp tác của người đang bị kiện. Tuy nhiên, do người bị kiện trong vụ án hành chính lại là các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền trong các cơ quan nhà nước nên việc tiếp xúc và thu thập chứng cứ vẫn có thể được các cá nhân, cơ quan này đáp ứng.
Ngoài ra, trong quá trình này, người luật sư cũng cần tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân hữu quan để có thể thu thập được các tài liệu liên quan trong quá trình hình thành quyết định, hành vi hành chính, biết được lập luận liên quan trong việc giải quyết ban đầu theo thủ tục hành chính cũng như quan điểm khi giải quyết theo thủ tục tố tụng tại phiên toà.
Tiếp xúc với người làm chứng là hết sức cần thiết và nó càng đặc biệt ý nghĩa đối với các vụ kiện liên quan đến các hành vi hành chính. Đối với các quyết định hành chính, việc hỏi người làm chứng trong việc thi hành các quyết định này cũng là công việc cần tiến hành và có thể chính là mấu chốt để giải quyết vấn đề.
9.2.  Xác minh tại chỗ
Đây là hoạt động có vị trí rất quan trọng. Trong quá trình xác minh, thu thập chứng cứ, nếu xét thấy cần thiết, luật sư phải đến tận hiện trường để nghiên cứu, xem xét, so sánh, đối chiếu các đồ vật, tài sản.... là vật chứng của vụ án. Hoạt động xác minh tại chỗ cần được tiến hành một cách kỹ lưỡng, thận trọng, tỷ mỉ và chính xác đặc biệt là những vấn đề có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án. Việc xác minh tại chỗ phải được ghi chép, mô tả đầy đủ trong văn bản hoặc được lập thành biên bản. Nội dung biên bản phải đảm bảo trung thực, khách quan, không thêm bớt, không được bình luận, giải thích theo cảm tính, chủ quan của cá nhân. Các đói tượng xác minh tại chỗ phải được đảm bảo nguyên hiện trạn, không xáo trộn, không được làm hư hỏng, mất mát, thất lạc.
9.3. Đề nghị trưng cầu giám định hoặc nhờ giám định
Giám định là nhằm đánh giá, kết luật về một vấn đề, sự vật hay hiện tượng có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Kết luận giám định có giá trị là một nguồn chứng cứ khoa học làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Tòa án là cơ quan có thẩm quyền đánh giá giá trị chứng cứ của kết luận giám định. Việc thu thập, sử dụng chứng cứ của giám định, quá trình giám định phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- GĐV phải đảm bảo các yêu cầu chuyên môn về lĩnh vực giám định;
- Hoạt động giám định phải tuân theo các quy định của pháp luật tố tụng;
- Các cơ quan, người tiến hành tố tụng không được can thiệp vào công việc chuyên môn của giám định viên.
Quá trình nghiên cứu và sử dụng chứng cứ là một quá trình rất quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Công việc này được tiến hành không chỉ khi thu thập đầy đủ các tài liệu chứng cứ mà luật sư cần từng bước xem xét, từ sơ bộ đến kỹ lưỡng các loại tài liệu trong hồ sơ. Việc nghiên cứu chứng cứ một  cách kỹ lưỡng giúp luật sư hệ thống được các tài liệu, sắp xếp chúng theo những tiêu chí nhất định nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi nhất cho luật sư trong quá trình bảo vệ khách hàng tại phiên tòa.
Việc đánh giá chứng cứ một cách toàn diện và đầy đủ thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử song trong quá trình nghiên cứu hồ sơ, luật sư cần có sự phân tích đánh giá bước đầu nhằm có được những nhận xét, kết luận nhất định, tạo cơ sở cho việc xây dựng luận cứ bảo vệ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành nói chung và của pháp luật tố tụng hành chính nói riêng, khi tham gia tranh tụng trong vụ án hành chính, luật sư có quyền đọc, nghiên cứu, sao chụp, ghi chép những điều cần thiết trong hồ sơ vụ án hành chính mà Tòa án tập hợp được. Ngoài ra, luật sư cũng tự mình xây dựng một hồ sơ phục vụ cho việc tranh tụng của mình.
 
10. Tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của HVHC là ĐTKK trong VAHC ?
Theo quy định tại khoản 2, Điều 3, Luật TTHC thì hành vi hành chính là hành vi của cơ quan hành chính Nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật. Theo định nghĩa trên thì có 2 loại hành vi hành chính:
Hành vi hành chính thứ nhất được thể hiện dưới dạng cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan tổ chức đó thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật (được gọi là hành vi hành động). Thông thường loại hành vi này của người bị khởi kiện được thực hiện khi thực hiện các quyết định hành chính hoặc các công việc khác mà pháp luật quy định.
Tiêu chí đánh giá tính hợp pháp đối với hành vi hành động: dạng hành vi này thông thường được người bị kiện thực hiện khi thi hành công vụ của mình theo quy định của pháp luật. Đối với hành vi hành động, đòi hỏi người bị kiện phải thực hiện đúng nội dung của quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật quy định về hành vi đó. Ngoài ra, còn phải xem xét đến quy định về thời hạn thực hiện hành vi hành chính theo quy định pháp luật.
Hành vi hành chính thứ hai được thể hiện dưới dạng cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó không thực hiện nhiệm vụ mà họ phải thực hiện theo quy định của pháp luật (được gọi là hành vi không hành động).
Tiêu chí đánh giá tính hợp pháp đối với hành vi không hành động: dạng hành vi này được thể hiện khi người bị kiện không thực hiện nhiệm vụ trong phạm vi chức trách của họ theo quy định của pháp luật mà cá nhân, cơ quan, tổ chức không đồng ý với việc không thực hiện nhiệm vụ đó của họ nên đã làm đơn khởi kiện trước Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án buộc người bị kiện phải thực hiện hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật. Thông thường hành vi không hành động được thể hiện qua các hành vi người bị kiện từ chối cấp, hoặc không thực hiện các thủ tục để cấp các loại giấy chứng nhận cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khi họ thực hiện việc xin cấp giấy chứng nhận đó.
 
11. Nêu và phân tích dấu hiệu xác định ĐTKK trong VAHC ?
a. Chủ thể khởi kiện
Là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị ảnh hưởng bởi QĐHC, HVHC. Theo quy đinh tại khoản 6, Điều 3, Luật TTHC thì người khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án hành chính đối với QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, việc lập danh sách cử tri. Như vậy quyền khởi kiện vụ án hành chính là quyền của cá nhân, cơ quan, tổ chức yêu cầu Toà án bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Để khởi kiện một vụ án hành chính, người khởi kiện phải có đơn khởi kiện. Đơn khởi kiện phải tuân theo quy định của khoản 1, Điều 105, LTTHC, kèm theo đơn khởi kiện phải có các tài liệu chứng minh cho yêu cầu của người khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
b. Đối tượng khởi kiện
Theo quy định tại khoản 1, 2, 3, Điều 3, LTTHC thì đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là: QĐHC, HVHC, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Trong đó Quyết định kỷ luật buộc thôi việc không khó để nhận biết, loại hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện không phổ biến nhiều trong thực tế. Loại thường gặp nhất là QĐHC. Việc xác định QĐHC là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính phải đảm bảo đủ các dấu hiệu sau:
- Là quyết định bằng văn bản, thực tế không phải lúc nào cũng được thể hiện dưới dạng quyết định mà còn có thể được thể hiện dưới nhiều hình thức khác như: Thông báo, giấy báo, biên bản, kết luận, công văn, tờ trình. Sự khác nhau này là do đặc thù riêng của từng lĩnh vực quản lý hành chính hoặc do kỹ năng soạn thảo văn bản của người, cơ quan ban hành văn bản.
- Do cơ quan hành chính nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước ban hành. Người có thẩm quyền ban hành QĐHC phải là người do pháp luật hành chính quy định.
- Quyết định này được áp dụng với một hoặc một số đối tượng cụ thể (văn bản hành chính cá biệt) ảnh hưởng tới quyền và nghĩa vụ của đối tượng cụ thể.
Đối với HVHC phải là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó thực hiện hoặc không thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật (khoản 2, Điều 3 Luật TTHC). Từ những quy này cho thấy các dấu hiệu xác định hành vi hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là:
- Là hành vi của cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN; Không phụ thuộc vào việc họ trực tiếp thực hiện hay phân công, uỷ quyền, uỷ nhiệm cho người khác thực hiện
- Gắn với việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cqhcnn, của người có thẩm quyền trong cphcnn, biểu hiện bằng các hành vi thực hiện hoặc không thực hiện công vụ.
c. Thẩm quyền
- Thẩm quyền giải quyết của Toà án theo vụ việc: Điều 28, LTTHC.
- Thẩm quyền giải quyết của Toà án theo cấp tòa: Điều 29, 30, LTTHC.
d. Thời hiệu khởi kiện
Xem khoản 2, 3, Điều 104,  LTTHC.
Như vậy, để xác định điều kiện khởi kiện một vụ án Hành chính phải xem xét đầy đủ cả 4 yếu tố trên.
 
12. Cá nhân, cơ quan, tổ chức được khởi kiện những đối tượng nào theo LTTHC ?
Theo Điều 103, Luật TTHC thì về mặt nguyên tắc cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện VAHC đối với QĐHC, HVHC trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó, hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với kết quả giải quyết đó. Riêng đối với khiếu kiện hành chính về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân thì trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với cách giải quyết khiếu nại.
Điều 28 Luật tố tụng hành chính quy định, đối tượng khởi kiện vụ án hành chính là “quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức”.
Theo Điều 1, Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, “Quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính quy định tại Điều 28 của Luật Tố tụng Hành chính” là các quyết định như sau:
1. Quyết định hành chính thuộc đối tượng khởi kiện để yêu cầu Toà án giải quyết vụ án hành chính là văn bản được thể hiện dưới hình thức quyết định hoặc dưới hình thức khác như thông báo, kết luận, công văn do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành có chứa đựng nội dung của quyết định hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính mà người khởi kiện cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm (trừ những văn bản thông báo của cơ quan, tổ chức hoặc người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức trong việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức bổ sung, cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc giải quyết, xử lý vụ việc cụ thể theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó), bao gồm:
a) Quyết định hành chính được cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành trong khi giải quyết, xử lý những việc cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính;
b) Quyết định hành chính được ban hành sau khi có khiếu nại và có nội dung sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính được hướng dẫn tại điểm a khoản này.
 
13. Phân tích tiêu chí thẩm quyền và trình tự thủ tục khi đánh giá tính hợp pháp của QĐHC ?
Thứ nhất, xem xét chủ thể ban hành QĐHC có đúng thẩm quyền hay không ?
Trong thực tiễn quản lý hành chính nhà nước, để giải quyết các công việc cụ thể trong từng lĩnh vực khác nhau, pháp luật đều xác định rõ chủ thể nào (cơ quan, tổ chức, cá nhân) được phép thực hiện các hoạt động nhất định và có thẩm quyền ban hành các QĐHC nhất định để các giải quyết công việc đó.
Thẩm quyền ban hành QĐHC thường được quy định cụ thể trong các văn bản pháp luật liên quan đến nội dung quản lý nhà nước. Các QĐHC do chủ thể ban hành nhưng giải quyết công việc không thuộc phạm vi thẩm quyền do pháp luật trao cho thì bị coi là vi phạm về thẩm quyền. Trên thực tế, các QĐHC vi phạm về thẩm quyền ban hành thường diễn ra trong hai trường hợp: ban hành quyết định vượt quá thẩm quyền mà pháp luật quy định hoặc không thuộc chức năng nhiệm vụ mà mình được giao quản lý. Đây là những vi phạm nghiêm trọng và thường là những căn cứ để Tòa án xem xét hủy quyết định hành chính.
Thứ hai, về trình tự, thủ tục ban hành QĐHC
Bên cạnh yếu tố thẩm quyền, trình tự, thủ tục và hình thức QĐHC cũng là tiêu chí quan trọng trong xem xét, đánh giá tính hợp pháp của QĐHC. Vì QĐHC ban hành đúng thẩm quyền song không thực hiện đúng trình tự, thủ tục và hình thức văn bản cũng bị coi là QĐHC không hợp pháp và đều có nguy cơ xâm hại đến quyền lợi hợp pháp của đối tượng điều chỉnh. QĐHC đúng trình tự, thủ tục và hình thức khi đảm bảo các yếu tố sau: đúng thời hạn, thời hiệu pháp luật quy định; đúng thời gian, không gian và đúng tên gọi và thể thức trình bày văn bản.
Thực tiễn việc đánh giá tính hợp pháp của QĐHC về trình tự, thủ tục và hình thức là tương đối khó khăn và thường có sự không thống nhất giữa các chủ thể áp dụng pháp luật. Trong nhiều trường hợp, những QĐHC có những vi phạm về trình tự, thủ tục hay hình thức nhưng không làm ảnh hưởng đến nội dung của QĐHC và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của đương sự thì thường không phải là căn cứ để Tòa án tuyên hủy QĐHC.
Như vậy, đánh giá tình hợp pháp của QĐHC đòi hỏi chủ thể áp dụng pháp luật phải có kiến thức chuyên sâu về pháp luật tố tụng hành chính và nhận thức cơ bản về pháp luật quản lý hành chính nhà nước.
 
14. ĐTKK trong VAHC và thời hiệu khởi kiện tương ứng ?
w Đối tượng khởi kiện
Điều 28, Luật Tố tụng hành chính quy định các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án, trong đó “Khiếu kiện QĐHC, HVHC, trừ các QĐHC, HVHC thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các QĐHC, HVHC mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức”.
Như vậy, theo quy định trên, những Quyết định sau đây không phải là đối tượng khởi kiện hành chính:
- Quyết định mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- QĐHC nằm trong Danh mục các QĐHC, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo Nghị định 49/2012/NĐ-CP ngày 04/6/2012 của Chính phủ.
- Quyết định tổng thể không có danh sách kèm theo hoặc không có văn bản quy định chi tiết đối với từng hộ, cá nhân có ảnh hưởng quyền lợi, nghĩa vụ.
- Quyết định giải quyết khiếu nại của cấp trên có nội dung giữ nguyên quyết định bị khiếu nại của cấp dưới.
w Thời hiệu khởi kiện
Điều 104, Luật Tố tụng hành chính quy định về thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính được như sau:
a) 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được QĐHC, HVHC, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
3. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
Thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện là khoảng thời gian xảy ra một trong các sự kiện sau đây:
a) Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan như thiên tai, địch hoạ, nhu cầu chiến đấu, phục vụ chiến đấu hoặc do lỗi của cơ quan nhà nước làm cho chủ thể có quyền khởi kiện không thể khởi kiện trong phạm vi thời hiệu khởi kiện;
b) Chưa có người đại diện trong trường hợp người có quyền khởi kiện chưa thành niên, mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Chưa có người đại diện khác thay thế hoặc vì lý do chính đáng khác mà không thể tiếp tục đại diện được trong trường hợp người đại diện của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự chết.
Thời hiệu khởi kiện được hướng dẫn cụ thể tại Điều 12 Chương II tại Nghị quyết số 02/2011/NQ-HĐTP ngày 29/7/2011 của HĐTP TANDTC.
 

Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền (Chinluamientay) Tổng hợp

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 16833

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 375116

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29792814

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên