02:54 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Quản trị-Đầu tư » Mua bán, sáp nhập

Nghịch lý xuất, nhập nguyên liệu

Thứ sáu - 19/11/2010 10:00
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều doanh nghiệp sản xuất đang thiếu nguyên liệu, thậm chí phải tìm nguồn nhập khẩu, trong khi nguyên liệu trong nước lại đang được ưu tiên xuất khẩu
Nhiều mặt hàng xuất khẩu của VN đạt kim ngạch 1 tỉ USD và lọt vào top 5 hay top 10 nước xuất khẩu trên thế giới. Điều này một mặt chứng tỏ nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp (DN) xuất khẩu nhằm đem lại nguồn thu cho đất nước. Nhờ vậy, giá trị xuất khẩu đã đóng góp hơn 60% GDP. Tuy nhiên, tình trạng xuất nhập khẩu lại đang tạo ra nghịch lý vừa xuất khẩu vừa nhập khẩu cùng một mặt hàng mà theo các chuyên gia kinh tế là có thể đem lại lợi ích trước mắt nhưng ảnh hưởng bất lợi lâu dài.
 

Trong khi ngành điện đang tính toán nhập khẩu than thì TKV vẫn liên tục xuất khẩu . Ảnh: THẾ DŨNG

 
Vừa xuất vừa tìm nguồn nhập
 
Nghịch lý rõ nhất thể hiện ở ngành than với hiện tượng vừa xuất than vừa tìm nguồn nhập khẩu. Các ngành tiêu thụ lớn là điện, xi măng, thép liên tục kêu thiếu than, đề nghị được cung cấp bổ sung ngoài hợp đồng trong khi Tập đoàn Than Khoáng sản VN (TKV) nhiều năm nay vẫn đẩy mạnh xuất khẩu. Việc xuất khẩu than trong bối cảnh thiếu than nguyên liệu trong nước có nhiều lý do: Xuất khẩu chủng loại than trong nước không sử dụng, đang để tồn kho nhưng quan trọng nhất là giá bán than trong nước thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu, TKV buộc phải xuất khẩu để cân đối tài chính, bảo đảm đời sống cho người lao động và có nguồn tái đầu tư...
 

Câu chuyện bán rẻ để phải mua đắt than trong tương lai gần đã được nhiều chuyên gia kinh tế cảnh báo nhưng đến nay vẫn chưa có lời giải. Trong khi đó, an ninh năng lượng đang trở nên bấp bênh vì điện vẫn thiếu trầm trọng ngay cả khi đang được bao cấp về giá than.

Năm nay, TKV tính toán tổng sản lượng tiêu thụ khoảng 43 triệu tấn, trong đó xuất khẩu 19,5 triệu tấn. Theo lãnh đạo TKV, DN này duy trì được lợi nhuận là do lấy lãi từ nguồn xuất khẩu bù đắp lỗ cho sản lượng bán trong nước và bù đắp chi phí tăng thêm trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Do đó, TKV không thể ngừng xuất khẩu than mặc dù theo tính toán, đến năm 2015, VN sẽ phải nhập khẩu mặt hàng này. Sau năm 2015, TKV vẫn tiếp tục xuất khẩu than.
 
Còn theo tính toán của ngành điện, năm 2015, sản xuất than trong nước dự kiến đạt khoảng 60 triệu tấn, đáp ứng được khoảng 50% nhu cầu tiêu thụ nội địa. Năm 2020, sản lượng khai thác có thể tăng thêm 10 triệu tấn nữa nhưng so với nhu cầu tiêu thụ chỉ đáp ứng được khoảng 30%. Lẽ ra việc nhập khẩu than đã phải thực hiện sớm hơn, từ năm 2013 nhưng nhiều nhà máy điện chậm tiến độ.
 
Trong khi đó, việc nhập than không dễ dàng. Giá than nhập khẩu vài năm tới dự kiến sẽ gấp khoảng 4 lần so với giá than VN xuất khẩu hiện nay nhưng vẫn khó mua vì các nhà xuất khẩu không cam kết hợp đồng dài hạn. Cả TKV, Tập đoàn Điện lực VN (EVN) và Tập đoàn Dầu khí VN đã cử các đoàn công tác ra nước ngoài đàm phán mua than dưới nhiều hình thức góp vốn, mua mỏ... đều chưa thành công...
 
Khó mua nguyên liệu cao su
 
Tại các cuộc giao ban Bộ Công Thương và một số diễn đàn kinh tế được tổ chức gần đây, đại diện các DN thuộc Tập đoàn Hóa chất VN đều than khó mua nguyên liệu sản xuất và có nguy cơ phải tạm thời đóng cửa vì thiếu nguyên liệu. Theo phản ánh của Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng, sản lượng cao su thiên nhiên mà 3 đơn vị sản xuất các sản phẩm công nghiệp cao su thuộc Tập đoàn Hóa chất VN (gồm Công ty Cao su Sao vàng, Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng và Công ty Cao su Miền Nam) hiện đang sử dụng hằng năm chỉ chiếm không quá 10% so với sản lượng của Tập đoàn Cao su VN (VRG). Mặc dù đã đề nghị được tăng sản lượng mua theo giá công bố của VRG áp dụng cho thị trường trong nước nhưng vẫn không được giải quyết bởi lý do duy nhất là... ưu tiên xuất khẩu. Do đó, các DN phải mua cao su từ các cơ sở tư nhân với chất lượng không ổn định về tính năng cơ lý, độ nhớt, thành phần tạp chất... và phải nhập khẩu mủ cao su từ nước ngoài.
 
Đây là một nghịch lý vì VN hiện đang nằm trong top 5 nước có nguồn sản lượng cao su thiên nhiên lớn nhất thế giới. Ba công ty cao su thuộc ngành hóa chất hiện đang giải quyết việc làm cho hơn 5.000 lao động, đáp ứng 60% - 80% nhu cầu về săm, lốp xe cho thị trường trong nước thay thế hàng nhập khẩu, tạo ra nhiều giá trị tăng thêm cho sản phẩm... nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất vì chúng ta xuất khẩu thô.
Phương Anh

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 72


Hôm nayHôm nay : 1491

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 376834

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29794532

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên