21:14 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Quản trị-Đầu tư » Mua bán, sáp nhập

Lời báo tử cho các web mua chung

Thứ ba - 07/02/2012 09:06
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Từ ngày 8-2, website Zing Deal sẽ ngưng hoạt động. Cơ quan chức năng sẽ vào cuộc nếu trang web này vi phạm quyền lợi người tiêu dùng

 

Những ngày qua, cộng đồng mạng xôn xao xung quanh vụ website Zing Deal (trực thuộc Công ty Cổ phần VNG) thông báo ngưng hoạt động sau 15 tháng kinh doanh. Cụ thể, từ ngày 5-2 sẽ ngưng mọi hoạt động nạp tiền vào trang Zing Deal và ngày 8-2 chính thức ngưng tất cả các hoạt động. Từ nay đến ngày 8-2, khách hàng vẫn có thể tiếp tục mua các deal đang bán trên Zing Deal với số tiền còn dư trong tài khoản bằng hình thức trực tuyến.
VNG hứa bảo đảm quyền lợi khách hàng
Việc một trang web mua sắm cộng đồng được liệt vào danh sách “tiên phong” cho phong trào “mua theo nhóm” trên mạng đột ngột ngưng hoạt động đã dấy lên nhiều luồng thông tin, nghi ngờ về hiệu quả hoạt động của trang web này. Nhiều ý kiến còn cho rằng việc “khai tử” Zing Deal là phát pháo đầu tiên báo hiệu nguy cơ “chết yểu” của hàng loạt trang web mua sắm cộng đồng vốn đang ngắc ngoải tại Việt Nam…


Zing Deal khi còn hoạt động sôi nổi

 
Trước những dư luận này, bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi, Trưởng Phòng Truyền thông và Đối ngoại Công ty Cổ phần VNG, thông tin: Zing Deal đóng cửa hoàn toàn không phải do làm ăn thua lỗ mà nguyên nhân chính là do chiến lược của VNG nói chung là tập trung vào thế mạnh điện tử và user – platform (nền tảng người sử dụng); không đầu tư vào các sản phẩm đòi hỏi sự đầu tư về nhân lực và marketing cao.

Bà Đoàn Đỗ Ngọc Thi cho biết thêm: Zing Deal cam kết sẽ bảo đảm quyền lợi cho đối tác và toàn bộ khách hàng đang sử dụng dịch vụ của Zing Deal tới thời điểm hiện tại. Cụ thể: Khách hàng đã mua deal thành công nhưng chưa sử dụng vẫn sử dụng các dịch vụ bình thường đến khi hết thời hạn ghi trên phiếu mua hàng. Đối với khách hàng còn tiền trong ví điện tử Zing Deal nhưng chưa sử dụng, Zing Deal sẽ hoàn tiền cho khách theo các cách thức được thông báo và hướng dẫn cụ thể trên trang chủ website http://deal.zing.vn. 
Cũng theo bà Thi, ngày 8-2 là thời điểm chính thức đóng cửa việc mua bán deal trên Zing Deal. Tuy nhiên, các deal đã bán vẫn tiếp tục được triển khai và mọi thắc mắc, sự cố trong quá trình sử dụng dịch vụ, khách hàng có thể điện thoại về trung tâm chăm sóc khách hàng của VNG (tổng đài mở 24/24 giờ) để được giải quyết.
Phép thử của doanh nghiệp
Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Ngọc Dũng, Trưởng đại diện VECOM (Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam), cho rằng: Zing Deal đóng cửa là việc hết sức bình thường. Đây cũng có thể được xem là phép thử của một doanh nghiệp, thấy không hiệu quả thì ngưng đầu tư, hoạt động. “Trong nền kinh tế thị trường, việc một công ty ra đời hoặc mất đi một sản phẩm là rất bình thường. Tuy nhiên, đây cũng là hồi chuông cảnh báo sẽ còn nhiều trang web mua chung từ giã cuộc chơi” - ông Nguyễn Ngọc Dũng phân tích.


và thông báo ngưng hoạt động từ ngày 8-2. Ảnh: Hồng Thúy

 
Liên quan việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đại diện Sở Công Thương TPHCM, Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng TPHCM, Văn phòng Đại diện Cục Thương mại Điện tử và Công nghệ thông tin đều cho biết chưa nhận được thắc mắc hay khiếu nại gì của khách hàng liên quan đến chất lượng dịch vụ cũng như hậu mãi của Zing Deal.

Theo ông Trần Vinh Nhung, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, VNG không cần phải thông báo với Sở Công Thương việc ngưng hoạt động Zing Deal. Sau khi đóng cửa trang web, Zing Deal có trách nhiệm bảo đảm quyền lợi khách hàng, thông tin cho khách hàng biết. Nếu việc giải quyết của Zing Deal không thỏa đáng, vi phạm quyền lợi của người tiêu dùng thì sẽ bị xử lý theo pháp luật. Bà Phan Thị Việt Thu, Tổng Thư ký Hội Bảo vệ Quyền lợi người tiêu dùng TPHCM, cũng lưu ý khách hàng nên giữ lại hóa đơn giao dịch để làm cơ sở khiếu nại, khiếu kiện đòi quyền lợi (nếu gặp sự cố).


Phát triển nóng, rủi ro cao
Theo một số chuyên gia, Zing Deal ngưng hoạt động báo hiệu loại hình mua sắm cộng đồng đã đến lúc thoái trào và kết quả này đã được dự báo vì loại hình kinh doanh này phát triển quá nhanh. Chỉ mới có mặt trên thị trường từ năm 2010 đến nay nhưng hiện có đến trên 100 trang web cung cấp dịch vụ mua sắm cộng đồng. Do phát triển quá “nóng” nên đã phát sinh nhiều rủi ro đối với cả người kinh doanh và khách hàng. Trước Zing Deal cũng đã có một số trang web dạng này âm thầm “khai tử”.
 
Thanh Nhân

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 59


Hôm nayHôm nay : 13537

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 274829

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30123389

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên