20:59 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Góc Học Tập » Luật hành chính - Kỹ năng giải quyết các vụ án hành chính

Giải một số câu hỏi ôn tập môn Kỹ năng hành chính - Lớp Luật sư

Thứ sáu - 15/01/2016 14:36
Ảnh không minh họa

Ảnh không minh họa

Ông X là Chủ tịch UBND huyện H. Do có quyết định hành chính (xử phạt vi phạm hành chính và quyết định cưỡng chế) bị khởi kiện. Ông X có giấy ủy quyền cho ông P là Phó Chánh Thanh tra huyện đại diện cho Chủ tịch UBND huyện tham gia tố tụng. Có ý kiến cho rằng Luật tố tụng hành chính không cho phép ủy quyền đối với cán bộ, công chức ngành Thanh tra. Tòa án xử lý trường hợp này như thế nào?

Tại khoản 7 Điều 54 Luật tố tụng hành chính có quy định về người đại diện trong tố tụng hành chính: “Cán bộ, công chức trong các ngành Tòa án, Kiểm sát, Thanh tra, công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật”.
Tại Điều 128 Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân quy định: “Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện một số quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp và theo quy định của pháp luật…”.
Căn cứ vào các quy định nêu trên của pháp luật thì Thanh tra là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân và là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ủy ban nhân dân cùng cấp. Trong quá trình giải quyết các khiếu kiện đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân, nếu cơ quan Thanh tra được Ủy ban nhân dân cùng cấp ủy quyền tham gia tố tụng hành chính thì người của cơ quan Thanh tra là “người đại diện cho cơ quan của họ” (là Ủy ban nhân dân cùng cấp) nên được tham gia tố tụng.
 
 1. Khi xét xử sơ thẩm, nếu đương sự vắng mặt, tòa án phải hoãn hiên tòa. điều 132  BLTTHC
 
2. Hành vi hành chính là đối tượng xét xử hành chính của TAND không phải chỉ được thực hiện bởi cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước. Đ  (hanh vi xu phat hanh chinh cua tham phan doi voi hanh vi gay roi trat tu tai phien toa, thu ky sai pham trong qua trinh giai quyet vu an bi chanh an TAND ra  quyet dinh ky luat buoc thoi viec);
 
3. Người khởi kiện bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các quyết định hành chính hành vi hành chính, sai K6 dieu 3 ltthc quy dinh: nguoi kk co the la ca nhan, hoac to chuc bi tac dong boi cac quyet dinh hanh chinh va hanh vi hanh chinh, truong hop neu to chuc cho rang quyen va loi ich hop phap bi xam hai thi ho cung co quyen khoi kien.
 
4. Việc kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng chỉ được Tòa chấp nhận ở giai đoạn xét xử ST. sai k5 điều 54 quy định áp dụng cho bất cứ giai đoạn nào;
 
5. Khi được toà án yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của vụ án, cá nhân, tổ chức được yêu cầu dù cung cấp hay không cũng phải trả lời toà án bằng văn bản và nêu rõ lý do. sai K1Đ72 ''trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ”.trường hợp cung cấp dc thì thôi;
 
6. Hội thẩm nhân dân là thành phần bắt buộc khi xét xử tất cả các vụ án hành chính. Sai, chỉ có ở sơ thẩm;
 
7. Mọi vụ án hành chính  đều phải qua hai cấp xét xử vì đây là nguyên tắc của tố tụng hành chính. sai tuy là nguyên tắc, K1Đ11 luật TCTAND, nhưng kg có kháng cáo, kháng nghị hợp lệ thì kg cần qua cấp xét xử phúc thẩm. Đồng thời theo điều 19 thì trừ trường hợp xx với vụ kiện về danh sách cu tu tri.......
 
8. Khi có kháng cáo hoặc kháng nghị, toà án bắt buộc phải mở phiên tòa xét xử theo thủ tục phúc thẩm. sai k1 điều 196 quy các trường hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên toà gồm 1.xét kháng cáo kháng nghị quá hạn;2.xét kháng cáo kháng nghị về phần án phí; 3. xét kháng cáo, kháng nghị nhửng quyết định của toà án cấp sơ thẩm kháng cáo kháng nghị phải hợp pháp( đúng quy định về thời hạn, thủ tục
 
9. Toà án có thể áp dụng pháp luật dân sự trong quá trình giải quyết vụ án hành chính. Đúng, điều 6 LTTHC quy dinh “ người kk, nguoi có quyền va nghĩa vụ liên quan trong vụ án hành chính có thể đongf thời yêu cầu bòi thường thiệt hại. Trong truường hợp này các quy định của pháp luật dân sự ttds dc áp dụng;
 
10. Thời điểm xác định thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ khi người khởi kiện nộp đơn kiện. SAI=> Theo Điểm a Khoản 2 Điều 104 Luật TTHC, thời hiệu khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 1 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc. - điểm c k2 điều 104;
 
11. Một người có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho nhiều đương sự trong 1 vụ án. Đúng,  theo K2Đ23PL dc bao ve khi quyền lợi kg đối lập nhau, con truong hop doi lap nhau thi không dc k3 điều 55 quy định chi tiết...;
 
12. Toà án nhân dân cấp Tỉnh không có quyền xét xử theo trình tự giám đốc thẩm và tái thẩm. sai,  vẫn có quyền xét xử K2 Đ70PL.
 
13. Toà án nhân dân cấp Tỉnh phải thụ lý xét xử theo trình tự phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân cấp Huyện bị kháng cáo, kháng nghị. Sai, toà án cấp trên trực tiếp xử lại vụ án sơ thẩm của cấp dưới ,nhưng phải tuân thủ các đkiện theo Đ61PL.
 
14. Trong vụ án hành chính người khởi kiện có thể không phải là đối tượng áp dụng quyết định hành chính bị khiếu kiện. đúng, K4  điều 48 quy định trường hợp đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua người đại diện theo pháp luật;
 
15. Viện kiểm sát khởi tố vụ án hành chính không phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, phúc thẩm. đúng, k3 điều 10 pl án phí.
 
16. Cán bộ công chức nhà nước bị xử lý kỷ luật có quyền khởi kiện tại tòa hành chính. Sai, k3 diều 28 chỉ CBCCNN bị kỷ luật buộc thôi việc, từ vụ trưởng trở xuống, mới có quyền KK tại THC, .
 
17. Chuẩn bị xét xử là giai đoạn chuẩn bị mở phiên tòa. Đúng, đây là phần quang trọng của TT giải quyết vụ án tại TA cấp sơ thẩm
 
18. Nếu không đồng ý với bản án phúc thẩm, các bên có quyền kháng cáo để yêu cầu xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. sai, k6 điều 206 “ ban an phuc tham co hieu luc kể từ ngày tuyên án”, chi khi nao phat sinh nhung tinh tiet moi co kha nang lam thay doi vu an thi moi dc khang cao, khang nghi theo thu tuc GDT,TT;
 
19. Đối với mọi phiên tòa HC sơ thẩm thì phải có mặt đương sự. S/ có thể vắng mặt, Đ43PL, điều 132 luật TTHC;
 
20. TA phải đình chỉ vụ án nếu đương sự đã được triệu tập 3 lần đều không có mặt. SAI=> điểm c k1 điều 120 quy định “ Người kk đả dc triệu tập hợp lệ đến lần thứ 2  mà vẫn vắng mặt
 
21. Các vụ án HC mà đối tượng áp dụng QĐHC là người chưa thành niên đều phải có luật sư tham gia. S/ theo k4 điều 48 luât TTHC: thông qua người đại diện theo PL hay TA cử, kg bắt buộc là luật sư( người bảo vệ quyền, lợi ích của đương sự);
22. Chánh tòa HC đã tham gia xét xử vụ án HC ở cấp phúc thẩm thì không được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm. _=> k3 điều 42 “ trừ truong hop la thanh vien cua hoi dong tham phan tao an ndtc, ubtptand tinh dc tham gia xx nhieu lan trong cung 1 vu an theo thu tuc giam doc tham, tai tham;
 
23. VKSND có quyền tham gia ở bất kỳ giai đoạn nào của việc xét xử vụ án HC. Đ/  theo k2 điều 23 “VKSND kiểm soát các vụ án hành chánh khi bắt đầu cho tới khi kết thúc;
 
24. Người nước ngoài không được là người đại diện tham gia trong vụ án HC. S/ theoK6 điều 54 thì người nước ngoài không nằm trong số các trường hợp không dc làm người đại diện, đồng thời theo điểm e k2 điều 54 “ những người khác theo quy định của pháp luật”=>dc làm
 
25. Quan hệ giữa các chủ thể trong TTHC là quan hệ bất bình đẳng. S/ ĐIỀU 10 luật TTHC, ngoài quan hệ PĐ( giữa TA và ng bị xét xử)còn có quan hệ bình đẳng(giưã các cá nhân về quyền, nghĩa vụ trong quá trình giải quyết VAHC),;
 
26. TAND cấp Tỉnh không chỉ giải quyết theo thủ tục ST những khiếu kiện về QĐHC, HVHC của các cơ quan nhà nước cấp Tỉnh trên cùng lãnh thổ. Đ/ cón có các trường hợp khác: điểm a k1 dieu 30 LTTHC (  bộ, cơ quan ngang bộ, văn phòng quốc hội, văn phòng chính phủ.........)
 
27. Xác minh, thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà Tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ khiếu kiện HC nào. S / chỉ thực hiện khi cần thiết k2 điều 78 luật TTHC;
 
28. Việc cung cấp bản sao các QĐHC, QĐKLBTV, QĐ giải quyết khiếu nại lần đầu (nếu có) và các chứng cứ khác (nếu có) là nghĩa vụ của cả người khởi kiện lẫn người bị kiện. Đ/ đây là nghĩa vụ của đương sự , điểm a K3Đ20PL;
 
29. Tại phiên tòa, Chánh án TAND có quyền quyết định việc thay đổi thẩm phán, hội thẩm ND và thư ký tòa án.  S/ phải do HĐXX, K2 điều 46.Chánh án chỉ đc thay đổi trước khi mở phiên toà,K1Đ46;
 
30. Trong vụ án HC, người khởi kiện luôn là đối tượng áp dụng của QĐHC. S/ áp dụng k4 d48,trường hợp người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự thực hiện quyền và nghĩa vụ thông qua người đại diện, người đại diện có thể khởi kiện trong trường hợp này, họ không phải là đối tượng bị áp dụng của qdhc;
 
31. Người nước ngoài không được tham gia TTHC với tư cách là luật sư. S/ vẫn đc tham gia do Đ23PL kg quy định rõ (?);
 
32. Xét xử ST là thủ tục bắt buộc để giải quyết vụ án HC. Đ/ theo nguyên tắc thực hiện chế độ 2 cấp XX, trong đó ST là tiền đề PT có thể kg(ĐC2240
 
33. Việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể được tiến hành ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án. Đ/ theo K2Đ33PL;
 
34. Đối tượng XX của THC là mọi quyết định HC bị coi là trái pháp luật. S/ kg phải bất kì QĐHC cũng là đối tượng XX của toà HC. khi QĐHC đc đưa ra XX phải hội tụ dc 4 điều kiện ( bằng văn bản, lần đầu, cá biệt,đúng thủ tục);
 
35. Mọi cá nhân, tổ chức có quyền lợi bị xâm hại bởi QĐHC, HVHC của cơ quan HC nhà nước đều là người khởi kiện.  S/ phải đáp ứng đủ các đk nhất định thì mới trở thành người khởi kiện( có quyền khởi kiện, đủ năng lực hành vi và năng lực pháp luật, chịu tác động trực tiếp bởi các hv,qđhc.....
 
36. TA sẽ trả lại đơn kiện nếu tại phiên tòa người khởi kiện xin rút đơn khởi kiện Đ/ theo điểmb Đ120 thì TA sẽ đình chỉ vụ án và sẽ trả lại đơn khởi kiện nếu có yêu cầu( k2d 120);
 
37. Việc thi hành án HC chỉ tiến hành khi người thắng kiện yêu cầu. S/ áp dụng điểm e và g điều 243 LTTHC .với 2 trường hợp này thì phải thi hành ngay khi nhận dc quyết định của toà án.
 
38. Mọi trường hợp khởi kiện HC tại TAND đều phải qua giai đoạn khiếu nại và đã nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu.  S/dieu 103;
 
39. Đương sự có quyền đề nghị kháng cáo bản án, quyết định của TA đã có hiệu lực PL theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. S/ chỉ Chánh Án TA,Viện trưởng VKS , Đ68PL.
 
40. Trong quá trình giải quyết 1 vụ án HC, nếu không có giai đoạn xét xử phúc thẩm thì sẽ không có giai đoạn xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm. S/ Đ209 quy định giai đoạn phúc thẩm tiến hành khi bản án, quyết định của TA có hiệu lực pl nhưng bị kháng cáo, kháng nghị do vi phạm trong việc solve, nếu bản án sơ thẩm có hiệu lực( không qua giai đoạn phúc thẩm)  nhưng có sai phạm thi xx phuc thẩm;
 
41. Trong mọi trường hợp, người thua kiện phải chịu chi phí phiên dịch. S/ theo K3Đ26, người thua kiện chịu chi phí phiên dịch.Nhưng khi phiên toà bị đình chỉ ,tuỳ tình hình thực tế sẽ quyết định;
 
42. Trong một số trường hợp đặc biệt, một người có thể đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người khởi kiện và người bị kiện trong cùng 1 vụ án. S/ về cơ bản quyền lợi là đối lập nhau vì thế kh có trường hợp này, K2Đ23PL;
 
43. Đương sự có thể ủy quyền cho bất cứ người nào tham gia TTHC. S/k3 đ48 quy định phải là ngươi trên 18t, k bị mất năng lực hành vi,dc uỷ quyền bằng văn bản nếu không thoả mãn các đk này thì không thể uỷ quyền, k6 cũng quy định nhửng trường hợp không dc làm người đại diện;
 
 44. Người nào trưng cầu giám định thì người đó phải chịu chi phí giám định. S/ tuỳ vào ý nghĩa của kết quả giám định, K3Đ25PL;
 
45. Nếu đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng thì Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. S/ theo k1,2 thì toà án vẫn tiến hành xx nếu đương sự có đơn yêu cầu xx vắng mặt;
 
46. Nếu người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt thì người đó có nghĩa vụ thuê người phiên dịch. S/ k1 điêuf 58 “ dc các bên đương sự thoả thuận lựa chọn và dc TA chấp nhận hoặc dc toà án yêu cầu để phiên dịch;
 
47. Thời hạn khởi kiện của cá nhân, tổ chức đối với QĐHC, HVHC không phải bao giờ cũng là 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu theo qui định của Luật KNTC mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được QĐGQKN lần đầu mà không đồng ý với QĐGQKN đó và cũng không tiếp tục khiếu nại tới người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại tiếp theo. Đ=> áp dụng điều 104..LTTHC;
 
48. Trong bất cứ trường hợp nào, quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án HC cũng có thể bị kháng cáo, kháng nghị. S/ áp dụng điều 120 LTTHC “ trừ trường hợp bị đình chỉ theo các quy định tại điểm b, d,g khoản 1 dd109 và điểm c khoản1 điêu 120 hoặc là nội dung kháng cáo khác với vụ án đã bị đình chỉ” thì mới dc kháng cáo,kháng nghị;
 
49. Không phải trong mọi trường hợp, người thua kiện đều phải chịu chi phí phiên dịch. Đ/ theo K3Đ25PL;
 
50. QĐHC là đối tượng xét xử HC của TAND không chỉ thuộc thẩm quyền ban hành của các cơ quan HC nhà nước Đúng=>truong hop tham phan ra qd xu phat vi pham hanh chinh ve hanh vi gay roi trat tu tai phien toa;
 
51. Việc ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thuộc thẩm quyền của VKS, luật sư. S/  k1 điều 61 LTTHC trước phiên toà do thẩm phán xem xét quyết định      k2 điều 61 tại phiên toà do HĐXX quyết định.
 
52. Người tiến hành  TTHC bao gồm Thẩm phán, Hội thẩm ND, Thư ký tòa và Luật sư. Sai=> k2 điều 34 LTTHC;
 
53. Trong mọi trường hợp, đương sự phải tự mình bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các giai đoạn giải quyết vụ án HC. S/ k8 điều 49 “ uỷ quyền bằng văn bản cho luật sư hoặc người khác đại diện cho mình tham gia tố tụng”;
 
54. Không phải chỉ TAND mới có quyền xét xử các vụ khiếu kiện HC của cá nhân, tổ chức. Đ/ trong trường hợp tranh chấp đất đai sẽ giải quyết tại cơ quan HC, K2Đ136 luật ĐĐ 2003, dù đã có quyết định HC (GT84);
 
55. QĐKLBTV là đối tượng xét xử của TAND là kết quả của việc áp dụng các chế tài kỷ luật đối với các CB-CC nhà nước. S/ đây chỉ là chế tài áp dụng đối với công chức mà thôi, không áp dụng đối với cán bộ vì họ không áp dụng hình thức này;
 
56. Trong bất cứ trường hợp nào, hội đồng xét xử cũng không có quyền hoãn phiên tòa HC. S/ áp dụng k2 điều 134 và 135 khi vắng mặt người giám định, phiên dịch;
 
57. Người khởi kiện không phải bao giờ cũng là cá nhân cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại bởi các QĐHC, HCHC. Đúng=>ngoai ra con co to chuc,k5d3bltthc Đ/ ng KK còn có thể do cơ quan tổ chức cử làm đại diện, K3Đ19PL. =câu 14;
 
58. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ TT chỉ được TA chấp nhận ở giai đoạn khởi kiện, thụ lý vụ án HC. S/ bất kì giai đoạn nào, K5 điều 53 LTTHC
 
1. Khi bị xử lý kỷ luật, công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình -> Sai, chỉ có kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống có thể khởi kiện yêu cầu Tòa án có thẩm quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
 
2. Người bị kiện trong khiếu kiện Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống phải là thủ trưởng cơ quan hành chính Nhà nước -> Sai, trường hợp kỷ luật buộc thôi việc công chức ở đơn vị sự nghiệp như hiệu phó trường đại học luật thì người bị kiện trong khiếu kiện quyết định kỷ luạt buộc thôi việc là hiệu trưởng tức thủ trưởng của đơn vị sự nghiệp, chứ không phải là thủ trưởng của cơ quan hành chính nhà nước.???
 
3. Quyết định hành chính là đối tượng khiếu kiện hành chính phải là Quyết định của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc là người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính Nhà nước -> Sai, Quyết định xử lý vi phạm hành chính liên quan đến hành vi gây rối trật tự phiên toà;
 
4. Quyết định hành chính, hành vi hành chính lĩnh vực quản lý đất đai, chỉ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo thủ tục Tố tụng hành chính.  Sai, có thể được giải quyết theo thủ tục khiếu nại, tố cáo. Nếu liên quan đến tranh chấp đất đai thì thuộc UBND;
 
5. Nơi cư trú của cá nhân khởi kiện không là căn cứ để xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết khiếu kiện hành chính -> Sai, trường hợp cá nhân khởi kiện quyết định hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ thì tòa án có thẩm quyền giai quyết là tòa án đặt nơi cư trú của cá nhận khởi kiện. Để tạo điều kiện thuận lợi cho người khởi kiện khi kiện các quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước ở trung ương, Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân cấp tỉnh nơi người khởi kiện cư trú hoặc làm việc nếu người khởi kiện là cá nhân, hoặc nơi người khởi kiện có trụ sở (nếu người khởi kiện là tổ chức);
 
6. Tòa Hành chính Tòa án nhân dân cấp tỉnh chỉ giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những Quyết định hành chính, hành vi hành chính, Quyết định kỷ luật buộc thôi việc của cơ quan Nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong Cơ quan nhà nước trên cùng lănh thổ với Tòa án, sai, trường hợp quy định tại điểm a, b thì cơ quan, người có thẩm quyền trong cơ quan đó không nằm trên cùng lãnh thỗ với TA tĩnh.
 
a/ Tất cả các quyết định kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống đều là đối tượng xét xử HC của tòa án nhân dân. SAI=> phải là quyết định kỳ luật buộc thôi việc đối với công chức giữ chức vụ từ vụ trưởng và tương đương trở xuống mới là đối tượng xét xử HC của tòa án nhân dân.
 
b/ Xác minh thu thập chứng cứ là nghĩa vụ mà tòa án phải làm đối với bất cứ một vụ khiếu kiện hành HC nào. Sai, k2 điều 78 neu toa an thay rang viec xac minh thu thap chung cu la can thiet trong qua trinh giai quyet vu an thi moi tien hanh;
 
c/ Không phải trong mọi trường hợp, tòa án đều thụ lý vụ án HC vào ngày người khởi kiện xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.  Đúng, k2 điều 111 LTTHC;
 
a. Sau khi thụ lý vụ án, nếu có căn cứ quy định tại Khoản 1 Điều 31 thì Tòa án sẽ trả lại đơn kiện? đúng,  điểm g k1 điều 109 LTTHC
 
b. Trong trường hợp người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ hai lần mà vẫn vắng mặt thì Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án; người khởi kiện không có quyền kháng cáo nhưng có thể khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.  đúng k1 điều 121 LTTHC
 
c. Nếu đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà đương sự không thể có mặt theo giấy triệu tập của Tóa án thì có thể xét xử vắng mặt các đương sự. sai, theo điều 132 thì TA xx vắng mặt chỉ khi có đơn đề nghị xx vắng mặt( theo k1 điều 132) hoặc khi có người đại điện tham gia k2 dd132 TTHC
 
a) Tòa án sẽ xử vắng mặt nếu đương sự đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. SAI=> TA sẽ đình chỉ điểm c k1 ddieu 120 quy định “...” và chỉ xx vắng matk khi có đủ định tai k1,k2 điều 132ltthc;
 
a) Bản án sơ thẩm không thể bị kháng nghị theo trình tự giám đốc thẩm, tái thẩm. sai, doi voi ban an so tham da co hieu luc phap luat nhung sau do phat hien nhung sai pham nghiem trong, hoac la tinh tiet moi co kha nang lam thay doi vu an thi dc quyen khang nghi;
 
b) Đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm hại đến quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân là người chưa thành niên, người bị tâm thần nếu không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án và có trách nhiệm cung cấp chứng cứ. đúng
 
c) Chánh toà phúc thẩm toà án nhân dân tối cao đã tham gia xét xử vụ án hành chính theo thủ tục phúc thẩm thì không được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm. sai, d42
 
b) Toà HC TAND cấp tỉnh chỉ xét xử các vụ án HC theo thủ tục sơ thẩm. sai, đ18 luật tổ chức toà án nhân dân
 
c) Việc trả lại đơn kiện theo qui định tại Điều 31 PLTTGQCVAHC có thể thực hiện sau khi đã thụ lí vụ án. Đúng, đới với những đơn khởi kiện đã dc gưởi đến TA  và dc thụ lý nhưng sau đó phát hiện thấy những căn cứ để đìnhchỉ thi TA sẽ đình chỉ sau đó trả lại đơn khởi kiên
 
a/ Viện kiểm sát có quyền khởi tố vụ án trong trường hợp ng` bị kiện là ng` chưa thành niên, ng` có nhược điểm về thể chất mà ko còn cha mẹ, ng` đỡ đầu đúng, k3 d23
 
b/ Tòa HC TANDTC chỉ có thẩm quyền xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm
c/ Trong mọi trường hợp, ng` khởi kiện phải nộp tạm ứng án phí sơ thẩm SAI=>co 1 so truong hop dc mien nop tien tam ung an phi  so tham
 
a. Trong quá trình xem xét lại vụ án theo trình tự phúc thẩm, Toà án sẽ đình chỉ giải quyết nếu thấy trong giai đoạn chuẩn bị xử sơ thẩm mà người khởi kiện chết mà quyền và nghĩa vụ tố tụng của họ chưa được thừa kế. sai, chỉ tạm đình chỉ
 
a, Các giai đoạn của tố tụng hành chính đều có chung đối tượng xét xử. b, Trong trường hợp thư kí tòa án bị thay đổi tại phiên tòa thì chủ tọa phiên tòa là người quyết định. Sai, HĐXX quyết định Đ ltthc c, TAND tỉnh A phải trả lại đơn khởi kiện vụ án hành chính mà người bị kiện là chủ tịch UBND tỉnh B.
 
d, Người bị kiện trong vụ án hành chính không có quyền yêu cầu người khởi kiện bồi thường thiệt hại cho mình sai, điều 6 LTTHC
 
 
 
III. NHỮNG ĐIỂM MỚI CƠ BẢN CỦA LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH
            1. Về khái niệm “Quyết định hành chính”
            Theo quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì “quyết định hành chính” là quyết định bằng văn bản của các cơ quan hành chính nhà nước hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính.
            Do quy định về việc giải thích thuật ngữ “quyết định hành chính” như trên của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, nên dẫn đến thực tế có nhiều cách hiểu khác nhau về “quyết định hành chính”.
            Từ các cách hiểu khác nhau, nên việc thi hành trên thực tế là chưa được thống nhất. Để khắc phục tồn tại nêu trên, Luật Tố tụng hành chính đã quy định rất cụ thể thế nào là quyết định hành chính là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án: “quyết định hành chính là văn bản do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức khác hoặc người có thẩm quyền trong các cơ quan, tổ chức đó ban hành, quyết định về một vấn đề cụ thể trong hoạt động quản lý hành chính được áp dụng một lần đối với một hoặc một số đối tượng cụ thể” (khoản 1 Điều 3).
            2. Về các khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
            Điều 28 Luật TTHC quy định những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo hướng loại trừ, cụ thể là, Tòa án có thẩm quyền giải quyết các khiếu kiện sau đây:
            “1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng , an ninh, ngọai giao theo danh mục do Chính phủ quy định và các quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của các cơ quan, tổ chức.
            2. Khiếu nại về danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
            3. Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
            4. Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh”.
            Việc quy định thẩm quyền của Tòa án giải quyết các khiếu kiện hành chính theo phương án loại trừ là phù hợp với tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 đó là “Mở rộng thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với các khiếu kiện hành chính”; đồng thời, cũng phù hợp với quy định của Luật Khiếu nại, Tố cáo; bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức; đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Đây là điểm đổi mới quan trọng của Luật TTHC so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
3. Về quyền khởi kiện vụ án hành chính
Luật TTHC quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, nhưng hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
Đây là quy định mới của Luật TTHC. Cá nhân, cơ quan, tổ chức nếu không đồng ý với quyết định hành chính, hành vi hành chính thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án, không đặt ra điều kiện phải khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu rồi mới có quyền khởi kiện ra Tòa án như quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính.
Trường hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức lựa chọn việc khiếu nại tại cơ quan hành chính thì khi hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng họ không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu (hoặc lần hai) thì họ vẫn có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án.
            Quy định nêu trên của Luật TTHC là nhằm dành cho người khởi kiện quyền tự do lựa chọn khiếu nại tại cơ quan hành chính hay khởi kiện vụ án tại Tòa án mà không bắt buộc phải qua thủ tục khiếu nại trước khi khởi kiện. Quy định này được coi là bước đổi mới căn bản về điều kiện, cơ chế giải quyết khiếu kiện hành chính ở nước ta theo tinh thần Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02-6-2005 của Bộ Chính trị là “… đổi mới mạnh mẽ thủ tục giải quyết các khiếu kiện hành chính tại Tòa án; tạo thuận lợi cho người dân tham gia tố tụng …”.
            4. Về thời hiệu khởi kiện
            Luật TTHC quy định thời hiện khởi kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc là 01 năm, kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
            Theo quy định tại Điều 30 của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì thời hiệu khởi kiện vụ án hành chính là 30 ngày hoặc 45 ngày tùy theo từng trường hợp. Có thể nói, quy định thời hiệu như Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là quá ngắn, cá nhân, cơ quan, tổ chức không có đủ thời gian để chuẩn bị chứng cứ, lựa chọn, nhờ tư vấn trước khi khởi kiện… Tuy nhiên, nếu quy định như thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự (02 năm) thì quá dài, không phù hợp với tính chất đặc thù của việc giải quyết các khiếu kiện hành chính. Vì vậy, việc quy định thời hiệu khởi kiện của Luật TTHC (Điều 104) là phù hợp, bảo đảm cho cá nhân, cơ quan, tổ chức có thời gian chuẩn bị tốt cho việc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án và phù hợp với tính chất đặc thù của khiếu kiện hành chính.
            5. Về xác định thẩm quyền trong trường hợp vừa có đơn khiếu nại, vừa có đơn khởi kiện
            Điều 31 Luật TTHC quy định: Trường hợp người khởi kiện có đơn khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án có thẩm quyền, đồng thời có đơn khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thẩm quyền giải quyết theo sự lựa chọn của người khởi kiện.
            Đây cũng là quy định mới so với pháp luật hiện hành. Quy định như Luật TTHC là thể hiện tính dân chủ của Nhà nước ta, thể hiện sự tôn trọng việc tự lựa chọn của người khởi kiện, bảo đảm quyền và lợi ích cho người khởi kiện.
            6. Chứng minh và chứng cứ trong tố tụng hành chính
            Đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của Luật TTHC quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh của đương sự và nhiệm vụ của Tòa án thu nhập chứng cứ trong tố tụng hành chính.
            a) Về quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh của đương sự
            Theo quy định tại Điều 8 và Điều 72 Luật TTHC thì đương sự có quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
            Trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án hành chính, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp chứng cứ cho Tòa án; nếu đương sự không nộp hoặc nộp không đầy đủ thì phải chịu hậu quả của việc không nộp hoặc nộp không đầy đủ đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (khoản 1 Điều 77).
            Việc quy định như trên sẽ nâng cao trách nhiệm của đương sự trong việc chứng minh và giao nộp chứng cứ cho Tòa án bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc hành chính được chính xác, kịp thời.
            b) Về trách nhiệm của Tòa án xác minh, thu nhập chứng cứ
            Luật TTHC quy định Tòa án tiến hành xác minh, thu thập chứng cứ trong những trường hợp do Luật này quy định. Thủ tục thu thập chứng cứ được quy định cụ thể tại Điều 78 và các điều tương ứng khác của Luật TTHC; cụ thể là:
- Trường hợp đương sự không thể tự mình thu thập được chứng cứ và có yêu cầu hoặc xét thấy cần thiết, Tòa án có thể tự mình hoặc ủy thác tiến hành xác minh thu thập chứng cứ để làm rõ các tình tiết của vụ án. Các biện pháp xác minh, thu thập chứng cứ bao gồm: Lấy lời khai của đương sự; lấy lời khai người làm chứng; đối chất; xem xét, thẩm định tại chỗ; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản, thẩm định giá tài sản; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ.
- Trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà không thể tự mình thu thập được thì có thể yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hành chính đúng đắn. Đương sự yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ phải làm đơn ghi rõ vấn đề cần chứng minh, chứng cứ cần thu thập và lý do vì sao tự mình không thu thập được.
Tòa án có thể trực tiếp hoặc bằng văn bản yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lưu trữ cung cấp cho mình chứng cứ.
c) Về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát
Luật TTHC quy định cụ thể cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được tài liệu, chứng cứ. Thời hạn cung cấp chứng cứ cho Tòa án, Viện kiểm sát là 15 ngày, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát.
Quy định này rất cần thiết, ràng buộc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức, tạo điều kiện cho Tòa án sớm thu thập được chứng cứ để giải quyết nhanh và chính xác vụ án hành chính.
7. Về việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Kế thừa các quy định về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính; tham khảo các quy định về biện pháp khẩn cấp tạm thời của Bộ luật Tố tụng dân sự, Luật TTHC quy định quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời Điều 60. Các căn và mục đích của việc yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời được quy định cụ thể.
Trong quá trình giải quyết vụ án, biện pháp khẩn cấp tạm thời được áp dụng để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được hoặc bảo đảm việc thi hành án.
Điểm mới về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Luật TTHC là quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không phải thực hiện biện pháp bảo đảm. Sở dĩ Luật quy định như vậy là vì về nguyên tắc, khi đã ra trước Tòa án, các bên đương sự đều bình đẳng trước pháp luật. Nếu quy định người dân khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm, thì đối với người bị kiện là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước khi yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cũng phải thực hiện biện pháp bảo đảm.
Với tính chất đặc thù của khiếu kiện hành chính – bên khởi kiện là cá nhân, cơ quan, tổ chức, còn bên bị kiện là cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thì có thể thấy rằng bên khởi kiện thường có phần yếu thế hơn so với bên bị kiện. Vì vậy, nếu quy định người yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải thực hiện biện pháp bảo đảm thì có phần hạn chế quyền của người dân được yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đặc biệt là đối với đương sự thuộc diện nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn…
8. Về sự tham gia tố tụng hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân
a) Về quyền khởi tố vụ án của Viện Kiểm sát nhân dân
Điểm mới so với quy định của Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính là Luật TTHC không quy định quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân. Việc không quy định quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện Kiểm sát nhân dân trong Luật TTHC xuất phát từ những lý do:
Theo quy định của Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân và của Luật Tố tụng hành chính hiện hành thì Viện kiểm sát nhân dân là cơ quan cơ quan tiến hành tố tụng, Kiểm sát viên Viện Kiểm sát nhân dân là người tiến hành tố tụng tại phiên tòa; do đó, nếu quy định Viện kiểm sát nhân dân có quyền khởi tố vụ án hành chính với vai trò của người tham gia tố tụng là không phù hợp với chức năng của Viện Kiểm sát.
Mặt khác, mặc dù Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính đã quy định thẩm quyền này cho Viện Kiểm sát, nhưng thực tiễn 14 năm qua, Viện Kiểm sát nhân dân chưa khởi tố vụ án hành chính nào.
Luật TTHC không quy định quyền khởi tố vụ án hành chính của Viện kiểm sát nhân dân, nhưng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một số đối tượng nhất định, Luật đã bổ sung quyền của Viện kiểm sát nhân dân trong việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đối tượng đó; cụ thể là: Đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, nếu họ không có người khởi kiện thì Viện kiểm sát nhân dân có quyền kiến nghị Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho người đó (khoản 3 Điều 23).
b) Về phát biểu của Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tại phiên tòa
Điểm mới của Luật TTHC so với quy định hiện hành về phát biểu của Kiểm sát viên là: Tại phiên tòa sơ thẩm, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa không phát biểu quan điểm của Viện kiểm sát nhân dân về việc giải quyết vụ án, cụ thể là: Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án (Điều 160).
Quy định như vậy vừa bảo đảm Viện kiểm sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong tố tụng hành chính, phù hợp với từng giai đoạn tố tụng, vừa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
9. Về sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa
Điều 131 Luật TTHC quy định sự có mặt của đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tại phiên tòa, theo đó, Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, đương sự, người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt.
Trường hợp Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà đương sự hoặc người đại diện của họ, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng thì hậu quả sẽ là:
- Đối với người khởi kiện, người đại diện theo pháp luật mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc khởi kiện và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu khởi kiện của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
- Đối với người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ;
- Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ yêu cầu độc lập của mình và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu độc lập của người đó, trừ trường hợp người đó có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập có quyền khởi kiện lại đối với yêu cầu độc lập đó, nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn;
- Đối với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ.
Quy định trên đây của Luật TTHC là cần thiết nhằm bảo đảm cho sự có mặt tại Tòa án, tại phiên tòa của những người tham gia tố tụng nêu trên theo giấy triệu tập của Tòa án, thể hiện nghĩa vụ tôn trọng Tòa án của họ.
10. Về thẩm quyền của Hội đồng xét xử sơ thẩm
Đây cũng là quy định mới của Luật TTHC so với Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, theo đó, khi giải quyết vụ án hành chính, Hội đồng xét xử sơ thẩm có quyền quyết định:
- Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
- Chấp  nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố một số hoặc toàn bộ các hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi trái pháp luật;
- Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh;
- Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện; buộc cơ quan lập danh sách cử tri sửa đổi, bổ sung danh sách cử tri theo quy định của pháp luật;
- Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra;
- Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước.
Việc quy định cụ thể thẩm quyền của Hội đồng xét xử như trên sẽ bảo đảm cho bản án, quyết định của Tòa án được cụ thể, rõ ràng, tạo điều kiện cho việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thuận lợi, có hiệu quả; đồng thời, giúp cho việc xác định trách nhiệm đối với người không chấp hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án được dễ dàng hơn.
11. Về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
Điểm mới so với các quy định hiện hành về thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là Luật TTHC quy định thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm thông thường là 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật. Đối với trường hợp đương sự có đơn đề nghị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật nhưng quá thời hạn 02 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật mới phát hiện bản án, quyết định của Tòa án có sai lầm nghiêm trọng thì người có quyền kháng nghị vẫn được kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
12. Về xem xét lại quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
Điều 239 và Điều 240 của Luật TTHC quy định quyết định của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Theo kiến nghị của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội;
- Theo kiến nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Đây là điểm mới của Luật TTHC so với các quy định của pháp luật hiện hành. Luật TTHC quy định cơ chế cho phép Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tự xem xét lại quyết định của mình là xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác xét xử của Tòa án và trên tinh thần Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Việc quy định như vậy là nhằm mục đích bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức.
13. Về thi hành án hành chính
Luật TTHC quy định cụ thể về việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, bao gồm: Những bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính được thi hành; giải thích bản án, quyết định của Tòa án; thi hành bản án, quyết định của Tòa án; yêu cầu thi hành bản án, quyết định của Tòa án; trách nhiệm thực hiện yêu cầu thi hành án; quản lý nhà nước về thi hành án hành chính; xử lý vi phạm trong thi hành án hành chính và kiểm tra việc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Có thể nói, các quy định cụ thể về trách nhiệm của người phải thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính, về quyền yêu cầu thi hành của người được thi hành án, trách nhiệm thực hiện yêu cầu về thi hành án cũng như việc đôn đốc, kiểm sát trong công tác thi hành án hành chính…. là để khắc phục những tồn tại, vướng mắc trong việc thi hành án hành chính trong thời gian qua và bảo đảm hiệu quả của việc thi hành án, quyết định của Tòa án trên thực tế.
Ngoài những điểm mới trên thì với quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật là “Một văn bản quy phạm pháp luật có thể được ban hành để đồng thời sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ nội dung trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật do cùng một cơ quan ban hành”, Luật TTHC đã có một điều sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật đất đai.
Điều 264 Luật TTHC đã “sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai”, đó là sửa đổi khoản 2 Điều 136 và Điều 138 của Luật Đất đai năm 2003. Theo đó, đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 50 Luật Đất đai khi có tranh chấp quyền sử dụng đất nếu không đồng ý với quyết định giải quyết của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì đương sự có thể lựa chọn tiếp tục khiếu nại lên cơ quan hành chính cấp trên hoặc khởi kiện ra Tòa hành chính.
Tại khoản 2 Điều 264 Luật TTHC (sửa khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai 2003): “Trình tự, thủ tục giải quyết khiếu kiện QĐHC, HVHC về đất đai thực hiện theo quy định của Luật Tố tụng hành chính”. Như vậy, Luật TTHC đã tạo ra sự thống nhất trong việc giải quyết các khiếu kiện đối với các QĐHC, HVHC về quản lý đất đaicũng như sự thống nhất với quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo 2005. Do đó, góp phần bảo đảm tính khả thi của Luật TTHC.
 
Trần Đình Trữ
Trưởng phòng Pháp chế - TTTP. HCM
 

Nghị định số 166/2013/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính được ban hành dựa trên cơ sở của Luật Xử lý vi phạm hành chính, thay thế Nghị định số 37/2005/NĐ-CP ngày 18 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế xử phạt vi phạm hành chính. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 12 năm 2013.
Phòng Pháp chế phối hợp với Chi hội Luật gia Thanh tra thành phố giới thiệu một số nội dung cơ bản của Nghị định như sau:
            1. Bố cục:
            Nghị định có 5 chương, 43 điều, bao gồm:
            - Chương I. Những quy định chung (từ Điều 1 đến Điều 7) quy định: phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng; nguyên tắc áp dụng; nguồn tiền khấu trừ và tài sản kê biên đối với tổ chức bị áp dụng cưỡng; gửi quyết định cưỡng chế đến cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế, tổ chức, cá nhân có liên quan; trách nhiệm tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế; bảo đảm trật tự, an toàn trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế.
            - Chương II. Trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế (gồm 5 mục, 28 điều, từ Điều 8 đến điều 35) quy định:
            + Mục 1. Khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập: đối tượng bị áp dụng biện pháp này; xác minh thông tin về tiền lương và thu nhập; quyết định cưỡng chế, tỷ lệ khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập đối với cá nhân; trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị khấu trừ.
            + Mục 2. Khấu trừ tiền từ tài khoản: đối tượng áp dụng; xác minh thông tin tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế; quyết định cưỡng chế; trách nhiệm của tổ chức tín dụng nơi tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế mở tài khoản; thủ tục thu tiền khấu trừ.
            + Mục 3. Kê biên tài sản có giá trị tương ứng với số tiền phạt để bán đấu giá: đối tượng áp dụng; những tài sản không được kê biên; xác minh thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; quyết định cưỡng chế kê biên tài sản; tổ chức thi hành; biên bản kê biên tài sản; giao bảo quản tài sản kê biên; định giá tài sản; chuyển giao tài sản đã kê biên để bán đấu giá; chuyển giao quyền sở hữu tài sản.
            + Mục 4. Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính do cá nhân, tổ chức khác đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản: điều kiện áp dụng; xác minh thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ; trách nhiệm của bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế; quyết định cưỡng chế thu hồi tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do bên thứ ba đang giữ trong trường hợp cá nhân, tổ chức sau khi vi phạm cố tình tẩu tán tài sản; tổ chức thi hành.
            + Mục 5. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả; tổ chức thi hành; biên bản thi hành.
            - Chương III. Bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế (gồm 3 điều, từ Điều 36 đến Điều 38) gồm: các biện pháp bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế; chuyển việc thi hành quyết định cưỡng chế để đảm bảo thi hành; cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức vừa bị áp dụng xử phạt vi phạm hành chính vừa bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả.
            - Chương IV. Chi phí cưỡng chế (gồm 3 điều, từ Điều 39 đến Điều 41) quy định: xác định chi phí cưỡng chế; tạm ứng và hoàn trả chi phí cưỡng chế; thanh toán chi phí cưỡng chế.
            - Chương V. Điều khoản thi hành (gồm 2 điều 42, 43): hiệu lực thi hành, trách nhiệm thi hành.
            2. Một số nội dung chính của Nghị định:
2.1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh:
Quy định về nguyên tắc, trình tự, thủ tục áp dụng các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính; quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra; trách nhiệm thi hành và bảo đảm thi hành quyết định cưỡng chế (QĐCC) đối với cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính đã quá thời hạn chấp hành hoặc quá thời hạn hoãn chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc đã quá thời hạn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả do vi phạm hành chính gây ra mà không tự nguyện chấp hành.
2.2. Biện pháp cưỡng chế khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập: 
Biện pháp này áp dụng đối với cán bộ, công chức hoặc cá nhân đang làm việc được hưởng tiền lương hoặc thu nhập tại một cơ quan, tổ chức; đang được hưởng bảo hiểm xã hội. Người có thẩm quyền ra QĐCC phải xác minh về tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội của người bị cưỡng chế được hưởng để làm căn cứ ra QĐCC. Tổ chức, cá nhân đang quản lý tiền lương, thu nhập, bảo hiểm xã hội và tổ chức, cá nhân liên quan phải cung cấp thông tin theo yêu cầu và chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin đã cung cấp. Tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 30% tổng số tiền lương, bảo hiểm xã hội được hưởng; đối với những khoản thu nhập khác, tỷ lệ khấu trừ mỗi lần không quá 50% tổng số thu nhập.
Cơ quan, đơn vị, tổ chức, người sử dụng lao động (cơ quan, tổ chức) đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập có trách nhiệm chấp hành QĐCC, chuyển số tiền đã khấu trừ đến tài khoản ghi trong QĐCC và thông báo cho cơ quan ra QĐCC biết. Trường hợp chưa khấu trừ đủ số tiền theo QĐCC mà cá nhân bị cưỡng chế đã chấm dứt hợp đồng có hưởng lương hoặc thu nhập thì cơ quan, tổ chức phải thông báo cho cơ quan ra QĐCC biết. Nếu cơ quan, tổ chức đang quản lý tiền lương hoặc thu nhập của cá nhân bị áp dụng biện pháp khấu trừ một phần lương hoặc một phần thu nhập cố tình không thực hiện QĐCC khấu trừ thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2.3. Biện pháp cưỡng chế khấu trừ tiền từ tài khoản:
Người có thẩm quyền ra QĐCC yêu cầu tổ chức tín dụng cung cấp các thông tin về tài khoản của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế và trích chuyển từ tài khoản của người bị cưỡng chế số tiền tương đương với số tiền mà họ phải nộp theo yêu cầu ghi trong QĐCC, không cần sự đồng ý của người bị cưỡng chế. Trường hợp trong tài khoản không còn đủ để khấu trừ thì tổ chức tín dụng khấu trừ số tiền hiện có và thông báo bằng văn bản cho cơ quan ra QĐCC biết để áp dụng biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản. Nếu tài khoản của người bị cưỡng chế còn số dư mà tổ chức tín dụng không trích chuyển tiền theo QĐCC khấu trừ thì tổ chức tín dụng bị xử lý theo pháp luật.
2.4. Biện pháp cưỡng chế kê biên tài sản
Chỉ được kê biên tài sản của người bị cưỡng chế tương ứng với số tiền đã ghi trong quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả và chi phí cho việc tổ chức thi hành cưỡng chế. Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm cung cấp thông tin về tài sản của đối tượng bị cưỡng chế khi có yêu cầu. Những tài sản không được kê biên bao gồm: Nhà ở duy nhất của cá nhân và gia đình người bị cưỡng chế có diện tích tối thiểu theo quy định của pháp luật về cư trú; thuốc chữa bệnh, lương thực, thực phẩm phục vụ nhu cầu thiết yếu; công cụ lao động, đồ dùng sinh hoạt thông thường cần thiết cho cá nhân bị cưỡng chế và gia đình họ sử dụng; đồ dùng thờ cúng; di vật, huân chương, huy chương, bằng khen; tài sản phục vụ quốc phòng và an ninh; tài sản đang được cầm cố, thế chấp hợp pháp.
Việc kê biên tài sản phải thực hiện vào ban ngày, thời gian từ 08 giờ đến 17 giờ, khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt người bị cưỡng chế hoặc người trong gia đình đã thành niên đầy đủ năng lực hành vi dân sự, đại diện tổ chức bị kê biên tài sản, đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến. Nếu người phải thi hành QĐCC và người trong gia đình cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành kê biên tài sản, nhưng phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến. Người bị kê biên tài sản có quyền đề nghị kê biên tài sản nào trước và được chấp nhận khi không ảnh hưởng đến việc cưỡng chế, nếu không đề nghị thì tài sản thuộc sở hữu riêng được kê biên trước. Tài sản kê biên được giao cho người bị cưỡng chế, người đang quản lý, sử dụng tài sản; một trong những đồng sở hữu chung; tổ chức, cá nhân có điều kiện bảo quản. Tài sản là vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, ngoại tệ thì tạm giao cho Kho bạc Nhà nước quản lý; các tài sản là vật liệu nổ công nghiệp, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm thì tạm giao cho cơ quan chuyên ngành quản lý. Người được giao bảo quản tài sản gây hư hỏng, đánh tráo, làm mất hoặc hủy hoại tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật. Hết thời hạn 03 tháng, kể từ ngày kê biên mà không có người khởi kiện thì tài sản kê biên được bán đấu giá. Tài sản có tranh chấp vẫn tiến hành kê biên, những người cùng sở hữu tài sản kê biên có quyền khởi kiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
2.5. Biện pháp cưỡng chế thu tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế do cá nhân, tổ chức khác đang giữ, tẩu tán tài sản:
 Trường hợp có căn cứ xác định bên thứ ba đang giữ tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế cố tình tẩu tán thì phải xác minh thông tin. bên thứ ba và cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin về tiền, tài sản của đối tượng bị cưỡng chế và hành vi tẩu tán của họ. Khi nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế, bên thứ ba đang giữ tiền không được chuyển trả tiền, tài sản cho đối tượng bị cưỡng chế cho đến khi thực hiện nộp tiền vào ngân sách nhà nước hoặc chuyển giao tài sản cho cơ quan có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế để làm thủ tục bán đấu giá. Nếu không thực hiện thì bên thứ ba bị xử lý theo quy định pháp luật.
2.6. Biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả: 
Khi thực hiện cưỡng chế để thi hành biện pháp khắc phục hậu quả phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến, trình tự thủ tục được thực hiện như biện pháp kê biên tài sản nêu trên. Trường hợp cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ, di chuyển công trình xây dựng trái phép hoặc bàn giao đất mà trong công trình và trên đất đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.
Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.
Quá thời hạn 06 tháng, kể từ ngày nhận được thông báo đến nhận tài sản mà cá nhân, tổ chức có tài sản không đến nhận thì tài sản đó được bán đấu giá theo quy định của pháp luật.
2.7. Đảm bảo thi hành QĐCC:
Tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế có hành vi tẩu tán hoặc làm hư hại tiền bạc, tài sản thì yêu cầu các cơ quan tổ chức có liên quan, chính quyền địa phương nơi cá nhân bị cưỡng chế cư trú, công tác hoặc tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở thực hiện biện pháp phong tỏa, ngăn chặn việc tẩu tán tiền bạc, tài sản. Nếu cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế chống đối thì người đã ra QĐCC huy động lực lượng, phương tiện để bảo đảm thực hiện cưỡng chế. Cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế ở địa bàn cấp tỉnh này nhưng cư trú, đóng trụ sở ở địa bàn cấp tỉnh khác và không có điều kiện chấp hành quyết định cưỡng chế tại nơi thực hiện hành vi vi phạm thì quyết định cưỡng chế được chuyển đến cơ quan có thẩm quyền cưỡng chế cùng cấp nơi cá nhân cư trú, tổ chức bị cưỡng chế đóng trụ sở để tổ chức thi hành
Trường hợp không chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, không chấp hành một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền áp dụng đồng thời các biện pháp cưỡng chế đối với cá nhân, tổ chức đó, trừ trường hợp thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đã hết. Trường hợp người chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà không chấp hành biện pháp khắc phục hậu quả và ngược lại thì người có thẩm quyền ra QĐCC áp dụng biện pháp cưỡng chế đối với người đó.
2.8. Chi phí cưỡng chế:
Được áp dụng theo thực tế phát sinh khi thi hành QĐCC phù hợp với giá cả ở từng địa phương, gồm: Chi phí huy động người thực hiện QĐCC; thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, tổ chức bán đấu giá tài sản; thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên… Chi phí cưỡng chế được tạm ứng từ ngân sách nhà nước và được hoàn trả ngay sau khi thu được tiền của cá nhân, tổ chức bị cưỡng chế. Người bị cưỡng chế phải chịu mọi chi phí cho các hoạt động cưỡng chế; nếu không tự nguyện hoàn trả hoặc hoàn trả chưa đủ thì bị cưỡng chế thi hành./.
 
TĐ Trữ
 
 

Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền (Chinluamientay) Tổng hợp

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 42


Hôm nayHôm nay : 12085

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 387428

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29805126

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên