03:45 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Lao động tiền lương - BHXH - Labor - salary - Law Social Insurance » Lao động tiền lương - Labor - salary

12. Quy chế trả lương trả thưởng & Quyết định ban hành quy chế lương thưởng

Chủ nhật - 11/03/2018 15:02
Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

Quy chế trả lương trả thưởng & Quyết định ban hành quy chế lương thưởng
Quy chế trả lương trả thưởng & Quyết định ban hành quy chế lương thưởng

Quy chế trả lương trả thưởng & Quyết định ban hành quy chế lương thưởng

QUYẾT ĐỊNH

V/v Ban hành Quy chế trả lương trả thưởng

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY ABC

  • Căn cứ Điều lệ tổ chức & hoạt động của Công ty ABC đã được ĐHĐCĐ thông qua ngày 18/04/2013;
  • Căn cứ Nghị Quyết số 370/2014/NQ -NLSG của Hội đồng Quản trị ngày 30/7/2014 thông qua Quy chế trả lương trả thưởng.

    QUYẾT ĐỊNH

    ĐIỀU 1:         Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế chế trả lương, trả thưởng”.

    ĐIỀU 2:         Quy chế này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 9 năm 2014.

    ĐIỀU 3:         Các thành viên Hội đồng Quản trị, Ban Kiểm Soát, Ban Tổng Giám đốc, các Phòng chức năng, các Đơn vị trực thuộc Công ty, các Cán bộ Nhân viên Công ty Cổ phần Nhiên liệu Sài Gòn (SFC) có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

     

    1. HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

    Nơi nhận:                                                                                     CHỦ TỊCH

    • Như Điều 3: Để thực hiện.
    • Lưu VT- Thư ký Công ty

 

 

QUY CHẾ

TRẢ LƯƠNG TRẢ THƯỞNG

(Ban hành kèm theo quyết định số 343/2014/QĐ-NLSG ngày 03/8/2014 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty ABC)

  • Căn cứ Bộ Luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2012 của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam;
  • Căn cứ Điều lệ Công ty ABC ban hành ngày 18/4/2013;
  • Căn cứ tình hình thực tế về tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động trong Công ty ABC.

Sau khi thông qua Hội Đồng Quản Trị Công ty, Chủ tịch HĐQT ban hành Quy chế trả lương, trả thưởng thực hiện trong Công ty ABC như sau :

PHẦN I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Mục đích

Nhằm đảm bảo thực hiện việc trả lương trả thưởng cho người lao động một cách công bằng, hợp lý trên cơ sở đánh giá giá trị đóng góp của vị trí cũng như năng lực và hiệu quả của người lao động trong Công ty.

Điều 2: Phạm vi áp dụng

      Quy chế trả lương trả thưởng được áp dụng cho quá trình xem xét và thực thi các chế độ về lương, thưởng cho tất cả người lao đông đang làm việc tại Công ty không phân biệt loại Hợp đồng lao động.

Điều 3: Tài liệu liên quan

  • Quá trình xây dựng chiến lược và thực thi chiến lược.
  • Phụ lục “Hướng dẫn quản lý thành tích”.
  • Bộ luật lao động số 10/2012/QH13 ngày 18 tháng 06 năm 2012.
  • Phụ lục 1 : Hệ thống cấp bậc.
  • Phụ lục 2 : Thang lương.

Điều 4: Thuật ngữ và định nghĩa

  • Từ viết tắt:
    • BHXH: Bảo hiểm xã hội
    • BHYT : Bảo hiểm y tế
    • BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
    • NLĐ : Người lao động
    • TNCN : Thu nhập cá nhân
    • NS : Nhân sự
    • KD : Kinh doanh
    • TGĐ : Tổng giám đốc
    • GĐ : Giám đốc
  • Khối trực tiếp: Cửa hàng trưởng, Kế toán cửa hàng,Trưởng trạm, Trưởng Chi nhánh, kế toán chi nhánh, Trưởng ca, Nhân viên bán hàng.
  • Khối gián tiếp: Tất cả những chức danh còn lại .
  • Chức danh: Là một vị trí công việc nào đó trong tổ chức, được quy định dựa theo sơ đồ tổ chức, sơ đồ chức năng.
  • Bậc: Từ 40 đến 65: Là kết quả của quá trình đánh giá giá trị đóng góp của vị trí, áp dụng theo hệ thống đánh giá của Mercer. Xem Phụ lục 1: Hệ thống cấp bậc.
  • Mức lương: Bao gồm lương cơ bản và lương thành tích. Xem phụ lục 2: Thang lương.

 

PHẦN II

HỆ THỐNG THANG LƯƠNG

Điều 5:  Nguyên tắc

  • NLĐ được trả lương theo mức độ đóng góp của vị trí, năng lực, hiệu quả công việc. Mỗi vị trí được xếp vào Bậc lương tương ứng.
  • Mỗi Bậc lương, Mức lương tương ứng với giá trị tiền lương thể hiện trong thang lương.
  • Trong trường hợp NLĐ đảm nhận 2 chức vụ cùng một lúc và vẫn đủ năng lực đảm nhận thì mức thu nhập được hưởng là mức cao nhất của một trong hai vị trí.
  • Bậc, Mức lương được xem xét điều chỉnh trong những trường hợp sau đây:
  • Thay đổi vị trí công việc.
  • Kết quả đánh giá năng lực.
  • Cơ cấu tổ chức Công ty thay đổi dẫn đến thay đổi hệ thống Bậc, Mức lương toàn Công ty.
  • Xử lý kỷ luật.

Điều 6:  Hệ thống thang lương

  1. Nguyên tắc quyết định Bậc và Mức lương:

Việc xếp Bậc, Mức lương căn cứ vào kết quả đánh giá năng lực như sau:

 

Kết quả đánh giá năng lực(1) Kết quả đánh giá thành tích(2) Mức, bậc được hưởng trong thang lương
Dưới 75%  

 

 

>=85%

Hạ 2 bậc/ thuyên chuyển sang vị trí khác.
75% – 84% Hạ 1 bậc (bắt đầu mức khởi điểm) so với chức vụ ứng tuyển/đảm nhận.
85% – 90% Đúng bậc, với mức khởi điểm
91% – 100% Đúng bậc, với mức chính thức
101% – 110% >=100% +1 bậc (bắt đầu mức khởi điểm) so với chức vụ ứng tuyển/đảm nhận. (3)

 

Khi xem xét xếp Bậc lương cho các trường hợp, lưu ý phải hội đủ điều kiện:

Cần Đủ
(b) (a)
  Yếu tố quyết định

 

Tuy nhiên, trường hợp năng lực cao (a) nhưng thành tích thấp (b) hoặc ngược lại thì phải xem xét các yếu tố có liên quan đến quá trình đánh giá năng lực, đánh giá thành tích, phân công lao động, … để có những quyết định phù hợp.

*    Hướng dẫn các ghi chú:

  • Có các trường hợp xảy ra như sau :
  • Trường hợp đề xuất tăng bậc lương hoặc bổ nhiệm: Nếu kết quả đánh giá năng lực của NLĐ so với tiêu chuẩn của chức vụ mới thấp hơn 85% thì không được tăng bậc hoặc bổ nhiệm. Khi bổ nhiệm, GĐ Nhân sự tham khảo ý kiến của Trưởng đơn vị và đề xuất BTGĐ xem xét, quyết định bổ nhiệm theo quy định của công t Sau thời hạn thử thách sẽ tiến hành đánh giá năng lực lại:
  • Nếu điểm đánh giá đạt yêu cầu của chức vụ thì được hưởng bậc tương ứng từ tháng lương được đánh giá lại.
  • Nếu đánh giá không đạt thì bổ nhiệm đúng năng lực và chức vụ, được hưởng cấp bậc tương ứng từ tháng lương được đánh giá lại hoặc hưởng bậc hiện tại.
  • Trường hợp thuyên chuyển: Năng lực đạt tối thiểu cho vị trí mới là 85%.
  • Trường hợp đề xuất hạ cấp bậc, chức vụ: Ngoại trừ bị kỷ luật, quyết định hạ cấp bậc, chức vụ được thực hiện khi kết quả đánh giá năng lực của nhân viên < 85%.
    • : Căn cứ vào kết quả đánh giá gần nhất của nhân viên.
    • : Có 2 trường hợp :
  1. a) Áp dụng đối với trường hợp không thể bổ nhiệm được vị trí cao hơn do chưa có vị trí trống (Nhân viên sẽ là đội ngũ kế thừa ) hoặc Nhân viên chỉ có thể là một người giỏi về chuyên môn/giỏi thi hành,… Đối với trường hợp này, các chức danh sẽ được thêm “senior” – cao cấp, ví dụ :
STT Tiếng Việt Tiếng Anh
1 Giám đốc KD Sales & Marketing Director
Giám đốc KD cao cấp Senior Sales & Marketing Director
2 Chuyên viên kinh doanh Sales Executive
Chuyên Viên Kinh Doanh cao cấp Senior Sales Executive
  1. b) Trường hợp GĐ phòng: Do cấp GĐ phòng trở lên có yêu cầu chuẩn đa số ở mức cao nhất, nên tùy theo đánh giá năng lực của BTGĐ đối với từng GĐ phòng sẽ được tăng bậc hay không (nếu năng lực thực tế đã đụng trần và được duy trì thì được tăng 1 bậc ở mức khởi điểm).
  • Khi có thay đổi Bậc, Mức lương, Phòng Nhân sự thực hiện các thủ tục điều chỉnh cho NLĐ.

II.  Điều chỉnh Thang lương:

  • Phòng Nhân sự nghiên cứu, đề xuất thang lương cho BTGĐ xem xét và trình Hội đồng Quản trị duyệt.
  • Thang lương của Công ty sẽ được xem xét vào tháng 10 hàng năm và được điều chỉnh (nếu được duyệt). Các yếu tố sau đây sẽ được cân nhắc khi xét duyệt thay đổi thang lương:
  • Thang lương hiện tại không còn phù hợp với thị trường.
  • Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

III. Trách nhiệm và thẩm quyền liên quan Bậc, Mức lương:

 

Cấp thẩm quyền Thẩm quyền nắm giữ thông     tin Bậc, Mức lương Trách nhiệm
Tổng Giám Đốc Giữ quyền cao nhất trong việc nắm thông tin Bậc, Mức lương của toàn bộ nhân viên trong Công ty. Quyết định Bậc và Mức lương của toàn bộ nhân viên trong Công ty.
Giám đốc nhân sự

 

 

 

 

Có đầy đủ thẩm quyền sau Tổng Giám đốc trong việc nắm thông tin Bậc và Mức lương của toàn bộ nhân viên trong Công ty.

 

 

Cung cấp thông tin cho các bên liên quan để thực hiện các chính sách, chế độ về lao động.

 

Xem xét và đề nghị điều chỉnh Bậc và Mức lương.

Chịu trách nhiệm về tính chính xác và công bằng về thu nhập cho mọi vị trí.

Nhân viên phụ trách tính lương Biết thông tin Bậc và Mức lương toàn bộ nhân viên. Tính lương, lưu giữ hồ sơ thông tin nhân viên. Đảm bảo tính bảo mật.
Kế toán trưởng, Kế toán tiền mặt hoặc kế toán ngân hàng Biết thông tin Bậc và Mức lương toàn bộ nhân viên. Thực hiện công tác thanh toán thu nhập. Đảm bảo tính bảo mật của thông tin.
Giám đốc phòng ban, Trưởng đơn vị Nắm giữ thông tin về Bậc và Mức lương của nhân viên thuộc quyền quản lý. Đảm bảo tính công bằng và hợp lý về thu nhập của nhân sự trong phòng ban.

Tiền lương của Tổng Giám Đốc, Phó Tổng Giám Đốc và Kế toán trưởng Công ty do HĐQT quyết định, các chức danh khác trong bộ máy điều hành của Công ty do Tổng Giám đốc quyết định.

 

 

PHẦN III

NGUỒN HÌNH THÀNH & PHÂN PHỐI QUỸ LƯƠNG

Điều 7:  Nguồn hình thành quỹ lương

Được hình thành căn cứ vào kết quả hoạt động kinh doanh, nhu cầu hoạt động của Công ty và phê duyệt của Hội đồng Quản trị Công ty.

Điều 8: Phân phối quỹ lương

  • Khối trực tiếp và gián tiếp được áp dụng chính sách lương tương ứng với đặc điểm hoạt động và được phân bổ quỹ lương riêng.
  • Tiền lương trả cho NLĐ trong Công ty bao gồm các khoản BHXH, BHYT, BHTN, Thuế TNCN và các khoản phí khác mà NLĐ phải đóng theo quy định của Nhà nước.
  • Tiền lương của NLĐ được xác định theo công thức:

1.      Đối với khối gián tiếp (khối văn phòng Công ty):

Công thức tính lương:

Li =  (Lcbi  +  Ltti + PCi)  x Ci

                        Cc

Trong đó:

  • Li :  Tiền lương của cá nhân i.
  • Lcbi: Lương cơ bản của cá nhân i (căn cứ vào bậc lương chức danh trong thang bảng lương).
  • Ltti :  Lương thành tích của cá nhân i (căn cứ vào bậc lương chức danh trong thang bảng lương và kết quả đánh giá hoàn thành công việc).

Ghi chú: Lương thành tích được áp dụng theo “Hướng dẫn quản lý thành tích làm việc”.

  • PCi: Phụ cấp lương của cá nhân i.

Ghi chú: Phụ cấp lương dùng để thu hút, giữ chân lao động giỏi, lao động đặc biệt. Phụ cấp này sẽ do TGĐ và GĐNS xem xét quyết định.

  • Ci :   Ngày công thực tế trong tháng của cá nhân i.
  • Cc :   Ngày công chuẩn theo quy định.

2.     Đối với khối trực tiếp:

  1. Phạm vi áp dụng: Áp dụng đối với các chức danh: Cửa hàng trưởng, Kế toán cửa hàng,Trưởng trạm, Trưởng ca, Nhân viên bán hàng.
  2. Công thức tính lương:

b1. Tiền lương Nhân viên bán xăng dầu:

Lik =  Sik  x Đk

Trong đó:

  • Lik : Tiền lương của cá nhân i trong Trạm k.
  • Sik : Sản lượng bán ra trong tháng của cá nhân i trong Trạm k.
  • Đ: Đơn giá khoán của Trạm k.

b2. Tiền lương Trưởng ca:

Lik =  (Sik  x Đk) + (Scak  x Đptk)

Trong đó:

  • Lik : Tiền lương của cá nhân i trong Trạm k.
  • Sik : Sản lượng bán ra trong tháng của cá nhân i trong Trạm k.
  • Đ: Đơn giá khoán của Trạm k.
  • Scak : Sản lượng bán ra trong tháng của ca phụ trách trong Trạm k.
  • Đptk : Đơn giá phụ trợ của Trạm k.

b3.  Tiền lương Trưởng Trạm Kinh doanh Xăng dầu:

Lik =  Sk  x Đik

Trong đó:

  • Lik : Tiền lương của cá nhân i trong Trạm k.
  • S: Sản lượng bán ra trong tháng của Trạm k.
  • Đik : Đơn giá khoán của cá nhân i trong Trạm k.

b4.  Tiền lương Cửa hàng trưởng, Kế toán Cửa hàng:

Lik =  Sk  x Đik

 

Trong đó:

  • Lik : Tiền lương của cá nhân i trong Cửa hàng k.
  • S: Sản lượng bán ra trong tháng của Cửa hàng k.
  • Đik : Đơn giá khoán của cá nhân i trong Cửa hàng k.

 

Điều 9:  Các loại phụ cấp:

  1. Phụ cấp kiêm nhiệm: NLĐ được giao đảm nhận thêm chức vụ khác trong thời gian tối đa 6 tháng hoặc đảm nhận công tác đoàn thể.
  • Công tác chuyên môn: Không quá 30% tổng lương của chức vụ kiêm nhiệm.
  • Công tác đoàn thể:
    • Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn: 600.000 đồng/tháng.
    • Bí thư Đoàn thanh niên: 350.000 đồng/tháng.
      1. Phụ cấp thâm niên: Công ty sẽ trả phụ cấp thâm niên cho NLĐ là 30.000 đ/người/tháng sau mỗi năm làm việc tại Công ty (đủ 12 tháng kể từ khi ký HĐLĐ 3 tháng trở lên). Thời gian tính phụ cấp thâm niên kể từ 01/01/2010 và được trả nếu thời gian làm việc trong tháng trên 14 ngày.

Điều 10:  Trả lương trong những trường hợp khác.

  • Tiền lương trả cho những ngày nghỉ Lễ,Tết; nghỉ việc riêng có lương; . . . được trả như những ngày làm việc bình thường.
  • Tiền lương trả cho NLĐ làm việc trong những ngày Lễ Tết, làm thêm giờ được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Tiền lương thử việc: Bằng 85% tiền lương tháng của NLĐ.
  • Tiền lương chờ việc: Bằng mức lương tối thiểu vùng do Nhà nước quy định.
  • Tiền lương chờ hưu: NLĐ sẽ được chi trả 3 tháng lương chờ hưu theo tiền lương thực trả của tháng liền kề trước khi nghỉ chờ hưu.
  • Tiền lương trả cho những ngày nghỉ phép năm theo chế độ: Công ty sẽ chi tiền phép làm 2 đợt trong năm (tạm ứng 6 tháng đầu năm và quyết toán cuối năm).
  • Tiền lương đi công tác, hội họp: Tùy theo nhiệm vụ Công ty giao, được trả 100% như khi đi làm việc tại Công ty.
  • Tiền lương ngừng việc; tiền lương trong thời gian NLĐ bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công việc; … được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động.
  • Tiền lương khác (công việc tạm thời, ….): sẽ do TGĐ quyết định.

Điều 11: Khen thưởng từ quỹ lương:

  • Tiêu chuẩn xét thưởng: Căn cứ vào hiệu quả đóng góp, thời gian làm việc trong năm của NLĐ tại Công ty để xét khen thưởng như sau:
    1. Đối với ngày Lễ 30/4 -1/5 và Lễ 2/9: Công ty xét khen thưởng theo hệ số trách nhiệm.
  • Đối tượng được xét thưởng: NLĐ đang làm việc tại thời điểm xét thưởng và có HĐLĐ từ 3 tháng trở lên.

Hệ số trách nhiệm ( Fik ) được qui định như  sau      :

  • Tổng Giám đốc                                        :           3,0
  • Phó Tổng Giám đốc :           2,5
  • Kế toán trưởng :           2,42
  • Giám đốc bộ phận :           2,2
  • Phó GĐ bộ phận, Phó phòng KT :           1,8
  • Cửa hàng trưởng :           2,0
  • Trạm Kinh doanh xăng dầu :
  • Trưởng Trạm KDXD loại 1 = 1,5
  • Trưởng Trạm KDXD loại 2 = 1,45
  • Trưởng Trạm KDXD loại 3 = 1,40
  • Trưởng Trạm KDXD loại 4 = 1,35
  • Trưởng Trạm KDXD loại 5 = 1,30
  • Nhân viên có bậc lương từ 47 trở lên :           1,2
  • Nhân viên có bậc lương dưới 47 :           1,0
  • Bí thư Đảng ủy kiêm nhiệm: Thêm 10% hệ số trách nhiệm đang hưởng.
  • Chủ tịch Công đoàn kiêm nhiệm: Thêm 10% hệ số trách nhiệm đang hưởng.
  • Bí thư Đoàn thanh niên kiêm nhiệm: Thêm 10% hệ số trách nhiệm đang hưởng.
  • Đối với những người nghỉ hưởng BHXH (thai sản, ốm đau, con ốm, ….): được hưởng 50% của hệ số 1, nhưng nếu nghỉ ốm trên 6 tháng cộng dồn của 1 năm tài chính thì thời gian này không được tính.
  • Đối với những người nghỉ không lương, nghỉ chờ việc thì không được xét khen thưởng trong khoảng thời gian này.

Tiền thưởng cá nhân được tính theo công thức:

Ti  =  Fik  x Ths    x   TGtti

TG

Trong đó:

  • Ti : Tiền thưởng cá nhân i.
  • Fik : Hệ số trách nhiệm của cá nhân i.
  • Ths : Tiền thưởng 1 hệ số.
  • TGtt: Thời gian làm việc thực tế của cá nhân i.
  • TGqđ : Thời gian làm việc theo quy định trong kỳ.
  1. Đối với Tết Dương lịch và những khoản thưởng quỹ lương khác: Công ty xét khen thưởng theo bậc lương của thang lương.
  2. Đối với Tết Nguyên Đán: Công ty xét khen thưởng theo bậc lương của thang lương và kết quả chấm điểm phân loại thi đua của 12 tháng trong năm, cụ thể:

Tiền thưởng cá nhân được tính theo công thức:

Ti =  (Lcbi  +  Ltti+ PCi)  x TGtti  x KQtđi

TG

Trong đó:

  • Ti : Tiền thưởng của cá nhân i
  • Lcbi :  Lương cơ bản của cá nhân i.
  • Ltti :  Lương thành tích của cá nhân i.
  • PCi :  Phụ cấp lương của cá nhân i.
  • TGtt: Thời gian làm việc thực tế của cá nhân i.
  • TGqđ : Thời gian làm việc theo quy định trong kỳ.
  • KQtđ: Kết quả xếp loại thi đua của cá nhân i. Được tính như sau:
  • Nếu kết quả thi đua đạt loại A thì được hưởng 100% tiền thưởng.
  • Nếu kết quả thi đua đạt loại B thì cứ 1B bị trừ 2,5% tiền thưởng.
  • Nếu kết quả thi đua đạt loại C thì cứ 1C bị trừ 5% tiền thưởng.
  • Trường hợp vi phạm kỷ luật từ khiển trách trở lên thì mức thưởng = 50% tiền thưởng của cá nhân (theo kết quả thi đua của 12 tháng trong năm).
  1. Đối vi ngày Lễ Kỷ niệm ngày thành lập Công ty 01/10:

Đối tượng được xét thưởng: NLĐ đang làm việc tại thời điểm xét thưởng (không tính thời gian làm việc trong năm).

 

 

PHẦN IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12: Tổ chức thực hiện

  • ­Ban Tổng Giám Đốc, Giám Đốc các bộ phận, Trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm thi hành và phổ biến quy chế này đến từng cán bộ, nhân viên để biết và thực hiện.
  • Quy chế trả lương, trả thưởng có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/9/2014 và thay thế Quy chế trả lương, trả thưởng, các quy định trước đây đã ban hành. Trong quá trình thực hiện, khi phát sinh những chế độ chính sách mới không phù hợp với quy chế, các đơn vị có ý kiến bằng văn bản để BTGĐ xem xét và trình Hội đồng Quản trị Công ty quyết định.

 

                                                                                                                                     CHỦ TỊCH HĐQT
https://taca.edu.vn/quy-che-tra-luong-tra-thuong-quyet-dinh-ban-hanh-quy-che-luong-thuong/

 

Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền - Sưu tầm

Nguồn tin: taca.edu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Theo dòng sự kiện

Xem tiếp...

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 49


Hôm nayHôm nay : 2329

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 263621

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30112181

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên