06:47 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghề nghiệp » Kim chỉ nam

Đi tìm “chân dung” người sếp tốt

Thứ bảy - 04/02/2012 12:48
Ảnh minh hoạ

Ảnh minh hoạ

Bất kỳ nhân viên nào cũng mong muốn được làm việc với một vị sếp tốt. Nhưng để tìm được một sếp hoàn hảo thì gần như là “điệp vụ bất khả thi”.

 

 Ít nhất, bạn cần xác định liệu sếp và bạn có thể “ăn rơ” với nhau trong công việc hay không, bởi chính sếp là người trực tiếp lãnh đạo và đưa ra những quyết định ảnh hưởng đến con đường phát triển sự nghiệp của bạn. Để tìm hiểu sếp, bạn có thể dựa vào 4 câu hỏi dưới đây.
 

1. Sếp có tạo điều kiện để bạn thể hiện khả năng quản lý công việc của mình? 
Trong dự án được giao, mỗi khi bạn muốn đưa ra ý kiến hoặc đề xuất hướng giải quyết vấn đề, bạn lại nghe sếp “phán” những câu ngụ ý: “Ở đây chỉ có tôi là lãnh đạo.” Như vậy, bạn đã “đụng” phải sếp thuộc tuýp “độc quyền” – tất cả quyền quyết định đều nằm trong tay sếp. Việc của bạn là cứ nhất nhất làm theo ý sếp.

Nếu bạn gặp phải sếp có tinh thần “đồng đội”, mỗi khi giao việc, sếp đều hăng hái chung tay làm việc với bạn, nhưng khi nhác thấy khó khăn, sếp sẽ vội vàng “chuyền bóng” ngay cho bạn, và thế là bạn lại phải cáng đáng hết mọi chuyện (vì, theo như sếp nói, dù sao bạn cũng là “đội trưởng” của dự án này mà!).

Ngược lại, một vị sếp biết đánh giá đúng năng lực nhân viên sẽ đưa ra hướng dẫn cụ thể, khuyến khích bạn thể hiện khả năng quản lý và tự đưa ra quyết định. Khi bạn cần, sếp luôn giúp đỡ bạn. Nếu bạn may mắn có được sếp như thế, hãy yên tâm rằng mọi cố gắng và nỗ lực của bạn luôn được sếp ghi nhận.
 

 
 
Ảnh minh họa nguồn flickr.com
 
2. Sếp có sẵn sàng đứng ra giải quyết khó khăn?
 

Khó khăn trong công việc là điều không thể tránh khỏi. Đôi lúc, bạn phải đối đầu với một vấn đề hay tình huống rắc rối và rất cần đến sự trợ giúp của sếp. Có 2 tình huống có thể xảy ra:

- Thứ nhất, sếp khăng khăng buộc bạn phải tự giải quyết. Sếp bảo rằng chỉ có bạn mới hiểu rõ nhất vấn đề và biết cách gỡ rối. Nghe qua có vẻ như sếp đang dành cho bạn cơ hội tự thể hiện chính mình, nhưng thực chất sếp đang cố tình “làm ngơ” trước khó khăn và về lâu dài mọi chuyện sẽ càng trở nên xấu hơn.

- Ngược lại, trong trường hợp thứ 2, khi bạn may mắn có được một sếp tốt, sếp sẽ lắng nghe bạn trình bày ngọn ngành của vấn đề. Sau đó sếp sẽ xác định nguyên nhân và bàn bạc với những người quản lý khác để cùng đưa ra hướng giải quyết.
 
3. Sếp có lắng nghe ý kiến đóng góp của bạn?

Một người lãnh đạo giỏi luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân viên trong khi đó, những sếp “độc tài” thường bỏ ngoài tai những gì bạn đề nghị hoặc giả như bạn cứ tiếp tục thuyết phục, sếp sẽ lạnh lùng cắt ngang: “Quyền quyết định sau cùng là của tôi.”
 
4. Sếp có đối xử với công bằng với các nhân viên?

Mỗi người đều có tính cách khác nhau, do đó, khó tránh khỏi trường hợp sếp “hợp rơ” với nhân viên này hơn bạn. Nhưng một vị sếp công tâm sẽ đánh giá nhân viên dựa trên năng lực thực sự và những tiêu chí rõ ràng, minh bạch. Ngoài ra nếu thật sự là một người công bằng, sếp sẽ không tạo điều kiện để nhân viên phải xì xầm rằng “sếp thiên vị người này hơn người kia”.

Đôi lúc chúng ta quá cầu toàn, đòi hỏi sếp phải hội tụ đủ mọi yếu tố của một hình mẫu nhà lãnh đạo hoàn hảo mà quên đi rằng điều quan trọng nhất chính là sự “ăn ý” giữa sếp và nhân viên. Nếu sếp tôn trọng ý kiến của bạn, công bằng, luôn tận tình hướng dẫn và tin tưởng vào năng lực của bạn, thì đừng nên mỏi mắt tìm kiếm một hình tượng lý tưởng nào khác. Hãy trân trọng những ưu điểm này của sếp và cùng phối hợp ăn ý với sếp để cùng vươn đến thành công chung.

Theo Vietnamworks


Nguồn tin: phapluattp.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 72


Hôm nayHôm nay : 3559

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 378902

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29796600

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên