13:51 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao » Khác

Phong tục "Đêm bắt chồng" độc đáo của người Chu Ru

Thứ hai - 24/02/2014 16:32
Ảnh

Ảnh

Lễ bắt chồng còn được xem như một việc đại sự của cả dòng họ và chiếc nhẫn thành tín vật chung cho hai nhà.

 


Theo LV
Mỗi năm, mùa bắt chồng các đồng bào Chu Ru, Cil, Cơ Ho... ở Lâm Đồng nói riêng, Tây Nguyên nói chung được bắt đầu từ mùng Một Tết âm lịch cho đến hết tháng Ba.

Nhân dịp xuân Giáp Ngọ 2014, đồng bào Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng) đã về với “Ngôi nhà chung” Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam tham dự Ngày hội “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc” và tái hiện “Lễ hội bắt chồng” độc đáo này.



Nhà gái đến nhà trai hỏi dạm.

Theo phong tục, khi thích một chàng trai nào đó, cô gái về thông báo cho gia đình và dòng họ biết. Gia đình sẽ đến nhà trai hỏi dạm. Nếu cả hai dòng họ đồng ý, trước khi cưới một ngày, buôn làng tổ chức một đêm hội gọi là "Đêm hội bắt chồng".

Tín vật linh thiêng nhất của lễ hội chính là cặp Srí (cặp nhẫn cưới), với bao điều huyền diệu đậm bản sắc Tây Nguyên. Cô gái sẽ đến đeo nhẫn vào tay người con trai vào một đêm đẹp trời, gọi là đêm thiêng.

Trong đêm hội này, chàng trai và cô gái phải đọc một số câu luật tục riêng của đồng bào mình, có một số câu luật độc đáo như: "Tìm vợ, tìm chồng phải hỏi mẹ cha; ăn ruộng, ăn rẫy phải hỏi tai con trâu, con bò; làm bẫy phải hỏi thần núi; về với vợ như về với nước...".




Thực hiện các nghi thức của buổi lễ.

Ngày cưới chàng trai và cô gái rút nhẫn ra hôn nhẫn và đeo lại cho nhau. Sau lễ cưới 7 ngày, cô gái tháo nhẫn đưa mẹ chồng cất giữ và ngược lại nhẫn chàng trai do mẹ cô gái cất giữ.

Những nét văn hóa độc đáo này hiện vẫn còn được lưu giữ ở nhiều bản làng Tây Nguyên. Tập tục “bắt chồng” cho đến nay vẫn được người Chu-ru duy trì. Đồng bào cho rằng nếu tổ chức đám cưới đàng hoàng theo đúng nghi lễ thì rất tốn kém. Nhiều gia đình cưới chồng cho con xong thì mang nợ nần chồng chất, nhà trai hưởng cái của cưới ấy cũng chẳng vui thú gì khi thấy con cái quanh năm còng lưng làm trả nợ. Ngay cả chính quyền nhiều địa phương cũng châm chước cho ‘’đêm thiêng’’ diễn ra rồi hôm sau lên UBND xã đăng ký kết hôn.

Tái hiện “Lễ hội bắt chồng” nói riêng, các lễ hội của cộng đồng 54 dân tộc nói chung tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam vừa giới thiệu tới du khách đồng thời góp phần hoàn thiện không gian văn hoá của “Ngôi nhà chung” đồng thời thu hút du khách đến với công trình văn hoá hết sức ý nghĩa này.



* Cũng trong ngày 17.02, tại không gian nhà dân tộc Chu Ru, đồng bào Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng) đã tặng cho Ban Quản lý Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam một số hiện vật. Đây là việc làm thiết thực nhằm hưởng ứng cuộc vận động hiến tặng hiến vật góp phần hoàn thiện không gian văn hoá của các dân tộc trong “Ngôi nhà chung” Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam. Trong ảnh: Đồng chí Nguyễn Đình Lợi tiếp nhận hiện vật hiến tặng từ đồng bào Chu Ru (tỉnh Lâm Đồng).

Nguồn tin: Dân Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 76


Hôm nayHôm nay : 6926

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 382269

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29799967

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên