CHỌN NGƯỜI TRI KỶ

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Khi trải qua nhiều cuộc tình, tâm hồn ta sẽ chay sạn lại và trong tâm thức lại mặc định một cảm xúc mới phải ở mức độ cao hơn trong lần sau. Cứ thế, cứ thế ta sẽ lao về tương lai…nếu như không từng gặp một điều gọi là may mắn…





Tặng một người – không nói. Cũng là một bài viết cuối để khuyên nhủ

  Có nhiều khi ta tự vấn, trong cuộc đời này ai là người tri kỷ của ta? Hoặc ta hoang mang không tìm được cho mình một đối tượng tri kỷ để rồi mất niềm tin vào đối tượng khác.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du cũng đã có nhắc “Chọn người tri kỷ một ngày được chăng?”. Nói chọn nhưng kỳ thực không phải là chọn. Tri kỷ không bao giờ là đối tượng có sẵn cho ta lựa chọn. Muốn tìm được người tri kỷ thì nhất thiết phải cần phải có thời gian, phải tiếp xúc, phải va chạm, thấu hiểu nhau, đôi khi cũng cần có những hoàn cảnh bất như ý để ta có thể hiểu được người khác. Trong trường hợp này, sự thông minh cũng phải nhường bước cho thời gian. Đôi lúc có những người tỏ ra khá hiểu ta ngay từ lần tiếp xúc đầu, khiến cho ta có cảm giác đã thân nhau từ lâu lắm. Nhưng cũng có thể là do người ấy nhạy bén, thông minh hoặc do ta đã phơi bày tâm ý của mình khá rõ chứ chưa hẳn là tri kỷ của nhau.

Khi một người vừa bị tình phụ thì kiếm ngay mối tình khác để thay vào để lắp đầy nổi cô đơn bằng sự thoả mãn cảm xúc thì suy cho cùng đó chỉ là sự vá víu trong tâm hồn. Dù người ấy có đem lại cho ta cảm giác thăng hoa như thế nào thì đó chỉ là cảm xúc nhất thời, sẽ nhanh chóng qua đi. Vết thương của mối tình cũ vẫn còn đó, ta không quay về chữa lành mà cứ tiếp tục lao về đối tượng khác thì sẽ dễ dàng mắc lại lỗi lầm với đối tượng mới. Mà lỡ như ta tiếp tục thất bại thì vết thương trong ta sẽ lầy lội thêm.

Cụ Nguyễn Du cũng nhấn mạnh “Ngay khi chấp cánh liền cành. Mà lòng rẻ rúng đã dành một bên”. Cảm xúc vốn là nhất thời, sẽ nhanh chóng qua đi. Chính vì thế khi vừa yêu nhau mà chấp nhận trao thân để thoã mãn cảm xúc đỉnh điểm, như là cách để giữ chân nhau thì trong chiều sâu sẽ xuất hiện sự rẻ rúng, khinh thường nhau. Lâu dần sẽ nhàm chán lẫn nhau vì bên kia bao giờ cũng đòi hỏi mức thoã mãn cao hơn và đến khi một bên không có khả năng đáp ứng sẽ dẫn đến đổ vỡ. Tình yêu phải được xây dựng trên tình thương và lòng kính trọng lẫn nhau, chịu trách nhiệm cho cuộc đời nhau thì đó mới là tình yêu đích thực. Yêu nhau mà lúc nào cũng quấn lấy nhau, không tách rời nửa bước thì tình yêu ấy sớm muộn gì cũng lụng bại. Tình yêu ấy nghiêng về hướng chiếm hữu, vì mình cứ nhất nhất người ấy lúc nào cũng nghĩ đến mình, đi đâu làm gì mình cũng phải biết, giống như bắt nhốt họ trong một cái lồng của riêng mình. Giả xử như chỉ cần gọi điện thoại không bắt máy thì giận hờn, nghi ngờ, ghen tuông, trách móc, xâu xé lẫn nhau. Lúc này mình mới thấy được những khuyết điểm của nhau mà lúc trước ta đã bị cảm xúc yêu che phủ. Tình yêu có lúc phải cần đến nhau, nhưng có lúc phải tách rời nhau giống như câu “Mình với ta tuy 2 mà 1. Ta với mình tuy 1 mà 2”.

Khi trải qua nhiều cuộc tình, tâm hồn ta sẽ chay sạn lại và trong tâm thức lại mặc định một cảm xúc mới phải ở mức độ cao hơn trong lần sau. Cứ thế, cứ thế ta sẽ lao về tương lai…nếu như không từng gặp một điều gọi là may mắn…

Xin lỗi

Đặng Tiến.blog.yahoo.com