LẬP HOÁ ĐƠN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI GIẢM GIÁ HÀNG BÁN

LẬP HOÁ ĐƠN CHIẾT KHẤU THƯƠNG MẠI GIẢM GIÁ HÀNG BÁN
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC a) Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau: “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

vào link
https://youtu.be/OXg2NKHQIjI
 

I.  Căn cứ pháp lý:
-         Thông tư số 200/2014/TT-BTC, ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp.
-         Thông tư số 39/2014/TT-BTC, ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP  ngày 14/05/2010  và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của chính phủ quy định hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
-         Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/08/2014 SĐBS MSĐ của Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013, Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013, Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013, Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013, Thông tư số 85/2011/TT-BTC ngày 17/06/2011,­­ Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 và Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính để cải cách, đơn giản các thủ tục hành chính về thuế.
-         Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 hướng dẫn về thuế GTGT và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 /02/2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành luật SĐBS MSĐ của các luật về thuế và SĐBS MSĐ của các Nghị định về thuế và SĐBS MSĐ của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính định hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ.



 
II.   Nguyên tắc chung khi hạch toán kế toán:
Tài khoản sử dụng: Tài khoản 521: Các khoản giảm trừ doanh thu
Việc điều chỉnh giảm doanh thu được thực hiện như sau:
– Khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại phát sinh cùng kỳ tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa dịch vụ được điều chỉnh giảm doanh thu của kỳ phát sinh;
– Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau mới phát sinh chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán hoặc hàng bán bị trả lại thì doanh nghiệp được ghi giảm doanh thu theo nguyên tắc:
+ Nếu sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã tiêu thụ từ các kỳ trước, đến kỳ sau phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại nhưng phát sinh trước thời điểm phát hành Báo cáo tài chính, kế toán phải coi đây là một sự kiện cần điều chỉnh phát sinh sau ngày lập Bảng cân đối kế toán và ghi giảm doanh thu, trên Báo cáo tài chính của kỳ lập báo cáo (kỳ trước).
+ Trường hợp sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ phải giảm giá, phải chiết khấu thương mại, bị trả lại sau thời điểm phát hành Báo cáo tài chính thì doanh nghiệp ghi giảm doanh thu của kỳ phát sinh (kỳ sau).
 
III.           Nguyên tắc chung khi lập hoá đơn GTGT:
Điểm này được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC
a)     Sửa đổi, bổ sung điểm b Khoản 1 Điều 16 (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 119/2014/TT-BTC) như sau:
 “b) Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất). 
 
IV.           Lập hoá đơn chiết khấu thương mại - giảm giá hàng bán:
 
1.         Nguyên tắc kế toán:
Chiết khấu thương mại phải trả là khoản doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn. Bên bán hàng thực hiện kế toán chiết khấu thương mại theo những nguyên tắc sau:
– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản chiết khấu thương mại cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã trừ chiết khấu thương mại) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã trừ chiết khấu thương mại (doanh thu thuần).
– Kế toán phải theo dõi riêng khoản chiết khấu thương mại mà doanh nghiệp chi trả cho người mua nhưng chưa được phản ánh là khoản giảm trừ số tiền phải thanh toán trên hóa đơn. Trường hợp này, bên bán ghi nhận doanh thu ban đầu theo giá chưa trừ chiết khấu thương mại (doanh thu gộp). Khoản chiết khấu thương mại cần phải theo dõi riêng trên tài khoản này thường phát sinh trong các trường hợp như:
+ Số chiết khấu thương mại người mua được hưởng lớn hơn số tiền bán hàng được ghi trên hoá đơn lần cuối cùng. Trường hợp này có thể phát sinh do người mua hàng nhiều lần mới đạt được lượng hàng mua được hưởng chiết khấu và khoản chiết khấu thương mại chỉ được xác định trong lần mua cuối cùng;
+ Các nhà sản xuất cuối kỳ mới xác định được số lượng hàng mà nhà phân phối (như các siêu thị) đã tiêu thụ và từ đó mới có căn cứ để xác định được số chiết khấu thương mại phải trả dựa trên doanh số bán hoặc số lượng sản phẩm đã tiêu thụ.
Giảm giá hàng bán là khoản giảm trừ cho người mua do sản phẩm, hàng hoá kém, mất phẩm chất hay không đúng quy cách theo quy định trong hợp đồng kinh tế. Bên bán hàng thực hiện kế toán giảm giá hàng bán theo những nguyên tắc sau:
– Trường hợp trong hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng đã thể hiện khoản giảm giá hàng bán cho người mua là khoản giảm trừ vào số tiền người mua phải thanh toán (giá bán phản ánh trên hoá đơn là giá đã giảm) thì doanh nghiệp (bên bán hàng) không sử dụng tài khoản này, doanh thu bán hàng phản ánh theo giá đã giảm (doanh thu thuần).
– Chỉ phản ánh vào tài khoản này các khoản giảm trừ do việc chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất…
 
2.         Nguyên tắc thuế:
Điểm 2.5, phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
2.5. Hàng hóa, dịch vụ áp dụng hình thức chiết khấu thương mại dành cho khách hàng thì trên hóa đơn GTGT ghi giá bán đã chiết khấu thương mại dành cho khách hàng, thuế GTGT, tổng giá thanh toán đã có thuế GTGT.
Nếu việc chiết khấu thương mại căn cứ vào số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Căn cứ quy định trên, trường hợp Công ty có quy định chiết khấu thương mại cho nhà phân phối khi nhà phân phối mua hàng đạt mức doanh số nhất định được quy định cụ thể trong hợp đồng thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau. Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì Công ty lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh. Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Lưu ý: Việc chiết khấu thương mại giữa Công ty và nhà phân phối dù theo cách nào đều phải được thể hiện trên hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
 
3.         Cách lập:
3.1. Theo từng lần mua hàng:
Ví dụ: Ngày 01/01/2017 Công ty One More bán hàng cho NPP A mặt hàng cafe X, số lượng 100 túi, đơn giá 35.455 đồng chưa VAT, CKTM/GGHB là 10%
Thì giá bán chưa thuế GTGT là 35.455 – 3.546 = 31.910
 
STT Tên HH,DV ĐVT SL ĐG TT
1 2 3 4 5 6
1 Cafe X Túi 100 31.910 3.190.950
Theo hợp đồng số …. Ngày …. ( đã CK/GG 10%)  
Cộng tiền hàng 3.190.950
Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT 319.095
Tổng cộng tiền thanh toán 3.510.045
 
Trên hoá đơn không được ghi bút toán âm (-)
 
 
3.2. Theo số lượng, doanh số hàng hóa, dịch vụ thì số tiền chiết khấu của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ của lần mua cuối cùng hoặc kỳ tiếp sau:
 
Ví dụ: Công ty One More ký hợp đồng số L ngày 01/01/2017 cung cấp café các loại cho NPP B, trong hợp đồng có điều khoản chiết khấu 10% khi NPP B mua hàng đạt doanh số 100 triệu chưa VAT trở lên.
Quá trình thực hiện giao nhận hàng như sau:
-         Ngày 01/01/2017 Công ty One More bán hàng cho NPP B mặt hàng cafe X, số lượng 1.000 túi, đơn giá 35.455 đồng chưa VAT, doanh số chưa VAT 35.455.000 đồng
-         Ngày 05/01/2017 Công ty One More bán hàng cho NPP B mặt hàng cafe Y, số lượng 1.000 túi, đơn giá 39.091 đồng chưa VAT, doanh số chưa VAT 39.091.000 đồng
-         Ngày 07/01/2017 Công ty One More bán hàng cho NPP B mặt hàng cafe Z, số lượng 1.000 túi, đơn giá 50.000 đồng chưa VAT, doanh số chưa VAT 50.000.000 đồng
Như vậy tổng 3 lần giao hàng, doanh số đạt được 35.455.000 + 39.091.000 + 50.000.000 = 124.546.000 đồng
Hoá đơn ngày 07/01/2017 được lập như sau:
 
STT Tên HH,DV ĐVT SL ĐG TT
1 2 3 4 5 6
1 Cafe Z Túi 1000 50.000 50.000.000
Theo hợp đồng số L Ngày 01/07/2017 CK/GG 10% 12.454.600
Cộng tiền hàng 37.545.400
Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT 3.754.540
Tổng cộng tiền thanh toán 33.790.860
 
3.3. Kết thúc chương trình khuyến mãi mới lập hoá đơn Ck/GG:
 
- Trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khấu hàng bán thì được lập hoá đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hoá đơn cần điều chỉnh, số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
- Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, bên bán và bên mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
 
STT Tên HH,DV ĐVT SL ĐG TT
1 2 3 4 5 6
1 Điều chỉnh giảm đơn giá, số tiền, tiền thuế của các hoá đơn số ….., ký hiệu ….., ngày ….., ...... kèm theo bảng kê số .... 12.454.600
  Theo hợp đồng số L Ngày 01/07/2017 CK/GG 10%  
Cộng tiền hàng 12.454.600
Thuế suất 10% Tiền thuế GTGT 1.245.460
Tổng cộng tiền thanh toán 13.700.060
 
4.     Về thuế TNCN đối với khoản chiết khấu thương mại cho hộ kinh doanh cá thể:
Trường hợp khách hàng của Công ty là các hộ kinh doanh nộp thuế khoán có đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế thì khi thực hiện chiết khấu giảm giá cho khách hàng, Công ty không phải thực hiện khấu trừ thuế TNCN trên khoản chiết khấu thương mại hộ kinh doanh được hưởng do đã thể hiện trên hóa đơn điều chỉnh nêu trên.
Trường hợp chương trình khuyến mại cho hộ cá nhân kinh doanh bằng tiền (không phải là giảm giá hàng bán) thì được xem là một khoản thưởng nên khi chi tiền khuyến mại Công ty lập chứng từ chi tiền và thực hiện khấu trừ thuế TNCN khi chi trả thưởng khuyến mại, số thuế TNCN được khấu trừ bằng phần vượt trên 10 triệu đồng nhân với thuế suất 10%.


Lưu ý: Các thông tin pháp lý đăng tải được trả lời bởi các luật sư, chuyên viên tư vấn uy tín, giàu kinh nghiệm. Tuy nhiên tất cả các thông tin, trích dẫn chỉ mang tính chất tham khảo do các văn bản pháp luật dẫn chiếu có thể đã hết hiệu lực hoặc được thay thế tại thời điểm hiện tại. Khách hàng truy cập trang không được áp dụng khi chưa có ý kiến chính thức của luật sư.
=========================================
MỌI CHIA SẺ VỀ THUẾ - KẾ TOÁN - LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG - BẢO HIỂM XÃ HỘI - LUẬT – TƯ VẤN PHÁP LÝ
VUI LÒNG LIÊN HỆ
Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 
hien.lawyer2015@gmail.com
hienchiefac@nghiepvuketoan.vn

ctb_tuvan@nghiepvuketoan.vn
http://nghiepvuketoan.vn/
Fanpage: nghiepvuketoan.vn
Groupface: Thuế - nghiepvuketoan.vn  - Tax - Account                                              
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCNhdDW8vYd4vEVWnS2TM2XA

Tác giả bài viết: Chinluamientay (Đỗ Trọng Hiền)

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn