3. Hướng dẫn xây dựng thang lương, bảng lương năm 2018

Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hien.lawyer2015@gmail.com.

Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 - hien.lawyer2015@gmail.com.

Ngày 07/8/2017, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới. Nếu Chính phủ đồng ý với phương án tăng lương tối thiểu vùng này thì việc xây dựng thang lương, bảng lương năm 2018 (bắt đầu áp dụng kể từ ngày 01/01/2018)



Khi xây dựng thang lương, bảng lương năm 2018 thì doanh nghiệp phải căn cứ vào Điều 7 của Nghị định 49/2013/NĐ-CP và mức lương tối thiểu vùng áp dụng từ năm 2018.


Ngày 07/8/2017, Hội đồng tiền lương Quốc gia đã chốt phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2018 để trình Chính phủ ban hành Nghị định mới. Nếu Chính phủ đồng ý với phương án tăng lương tối thiểu vùng này thì việc xây dựng thang lương, bảng lương năm 2018 (bắt đầu áp dụng kể từ ngày 01/01/2018) được thực hiện như sau:

1. Lương bậc 1 (mức lương thấp nhất)

1.1 Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.

Bảng lương 2018

1.2  Mức lương thấp nhất của người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề (cao hơn ít nhất 7% so với mục 1.1).

Bảng lương 2018

1.3  Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, mức lương thấp nhất đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề như sau:

Bảng lương 2018

1.4 Mức lương thấp nhất của công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Như vậy, mức lương thấp nhất đối với người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề như sau:

Bảng lương 2018

2. Lương bậc 2 và các bậc cao hơn

Việc xây dựng lương bậc 2 và các bậc cao hơn phải đáp ứng được quy định: “Bội số của thang lương là hệ số chênh lệch giữa mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật cao nhất so với mức lương của công việc hoặc chức danh có yêu cầu trình độ kỹ thuật thấp nhất, số bậc của thang lương, bảng lương phụ thuộc vào độ phức tạp quản lý, cấp bậc công việc hoặc chức danh đòi hỏi. Khoảng cách chênh lệch giữa hai bậc lương liền kề phải bảo đảm khuyến khích người lao động nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ, tích lũy kinh nghiệm, phát triển tài năng nhưng ít nhất bằng 5%”.

Thanh Hữu

Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền - sưu tầm

Nguồn tin: Thư viện pháp luật