36. Labor salary/ Có thể ký kết hợp đồng lao động với nhiều công ty hay không và việc đóng các chế độ bảo hiểm được thực hiện như thế nào?/ Nghiệp vụ kế toán/ Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Luật sư ĐỖ TRỌNG HIỀN 0909164167 – 0917303340 hien.lawyer2015@gmail.com nghiepvuketoan.vn dogialuat.vn

Luật sư ĐỖ TRỌNG HIỀN 0909164167 – 0917303340 hien.lawyer2015@gmail.com nghiepvuketoan.vn dogialuat.vn

Nghiệp vụ kế toán / Đỗ Gia Luật / Luật sư Đỗ Trọng Hiền trân trọng chia sẻ bài viết: 36. Labor salary/ Có thể ký kết hợp đồng lao động với nhiều công ty hay không và việc đóng các chế độ bảo hiểm được thực hiện như thế nào?/ Nghiệp vụ kế toán/ Luật sư Đỗ Trọng Hiền
VUI LÒNG LIÊN HỆ
#Luật sư: Đỗ Trọng Hiền
#0909164167 - 0917303340 
#hienluatsu10031982@gmail.com




Đặt vấn đề:
Em C là nhân viên masage. Em C đã ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khiêm Nguyễn (X) từ năm 2019. Hiện nay, do tay nghề em khá khá, và được sự dẫn dắt, mai mối của Giám đốc Khiêm Nguyễn, nên một số công ty khác có mời Em C làm việc ngoài giờ, trả lương theo công việc. Vậy, Em C có thể ký kết hợp đồng lao động với nhiều công ty hay không và việc đóng các chế độ bảo hiểm được thực hiện như thế nào?


Trả lời:
Theo quy định tại Điều 21 Bộ luật lao động năm 2012: “Người lao động có thế giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết".
Như vậy, Chị C được giao kết hợp đồng với nhiều người sử dụng lao động nhưng phải thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết với từng người sử lao động.
Cũng tại Điều 21 Bộ luật lao động năm 2012 có quy định về việc đóng các loại bảo hiểm cho người lao động như sau: “Trong trường hợp giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, việc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế của người lao động được thực hiện theo quy định của Chính phủ ”
Hiện nay, theo quy định tại Điều 4, Nghị định số 44 /2013/NĐ-CP ngày 10/05/2013 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật lao động năm 2012 về hợp đồng lao động (sau đây gọi tắt là Nghị định số 44/2013/NĐ-CP) thì:
  • Một là, trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp của người sử dụng lao động và người lao động
          + Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật.
+ Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.
Như vậy, trường hợp của Chị C thì Công ty Trách nhiệm hữu hạn Khiêm Nguyễn sẽ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp cho Chị C
Các công ty ký hợp đồng sau với Chị C có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương cho anh khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thuộc trách nhiệm của các công ty đó
  • Hai là, trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc của người sử dụng lao động và người lao động:
+ Người lao động giao kết hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động mà người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất có trách nhiệm tham gia bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
+ Người sử dụng lao động của các hợp đồng lao động còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
Vậy theo các quy định này, công ty nào trả Chị C mức lương cao nhất, thì Chị C và công ty đó sẽ đóng bảo hiểm y tế. Các công ty còn lại có trách nhiệm chi trả cùng lúc với kỳ trả lương của Chị C khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của công ty đó.










Tác giả bài viết: Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Nguồn tin: dogialuat