Kiểm toán điều tra Một biện pháp quan trọng để phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

Kiểm toán điều tra Một biện pháp quan trọng để phát hiện và kiến nghị xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam đã xuất hiện không ít những cá nhân có chức quyền, các tổ chức, đơn vị hay địa phương do buông lỏng quản lý, chạy theo tư lợi nên đã để xảy ra những vi phạm nghiêm trọng trong quản lý kinh tế tài chính, thậm chí vi phạm pháp luật. Trong đó, nhiều cán bộ lãnh đạo, quản lý trong bộ máy nhà nước lợi dụng để tham nhũng, dẫn đến tha hoá biến chất đã gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước.

 

p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0cm 0cm 0.0001pt; font-size: 14pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; }

 

 

Để kịp thời ngăn chặn và hạn chế đến mức thấp nhất những hiện tượng tiêu cực, đồng thời giải quyết kịp thời những đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến tham ô, tham nhũng ở các ngành các cấp và các khiếu nại của đơn vị được kiểm toán về kết quả kiểm toán hoặc đạo đức ngành nghề của kiểm toán viên nhà nước. Kiểm toán nhà nước cần tiến hành các cuộc kiểm toán điều tra làm trợ thủ cho việc giữ nghiêm và bảo vệ pháp luật.

Trong thực tế hoạt động của kiểm toán nhà nước 5 năm qua, từ khi khao sát để xây dựng kế hoạch kiểm toán hàng năm, nếu gặp những đối tượng kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật hoặc đag có vấn đề mà cơ quan điều tra tiến hành xem xét thì thông thường không đưa vào kế hoạch kiểm toán. Đã có không ít cán bộ đảng viên có trách nhiệm gửi đơn đến Kiểm toán Nhà nước phản ánh hoặc báo động tình trạng vi phạm nghiêm trọng trong quản lý tài chính, tham ô, tham nhũng.

Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật thì không thuộc trách nhiệm giải quyết của Kiểm toán Nhà nước. Trường hợp đó Kiểm toán nhà nước kiểm toán các đơn vị có đơn thư khiếu nại, tố cáo thì lãnh đạo Kiểm toán nhà nước lưu ý các Đoàn kiểm toán trong việc xác định trọng yếu kiểm toán hoặc chuyển cho cơ quan chức năng giải quyết. Do đó, đã không kịp thời ngăn chặn mà vô tình để kẻ gian lợi dụng hoành hành bòn rút tiền của Nhà nước. Nguyên nhân sâu sa của vấn đề là chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của cơ quan nào trong việc phát hiện, ngăn chặn mà khi xảy ra rồi cơ quan điều tra mới vào cuộc.

Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng thì trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng là không nhỏ. Vì vậy, thực hiện kiểm toán điều tra theo chuyên đề hoăch vụ việc là yêu cầu khách quan để giúp Đảng và Nhà nước giải quyết những vấn đề bức xúc đó, góp phần ngăn chặn kịp thời những biểu hiện tiêu cực xâm hại tài sản xã hội chủ nghĩa và dẫn đến tha hoá, biến chất đội ngũ cán bộ quản lý.

Kiểm toán Nhà nước là cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao của quốc gia, nhằm xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp cuả số liệu quyết toán ngân sách nhà nước, kiểm tra tính tuân thủ pháp luật cũng như hiệu quả sử dụng nguồn lực công. Thông qua hoạt động kiểm toán, Kiểm toán Nhà nước cung cấp kết quả cho Chính phủ, Quốc hội và các cơ quan nhà nước nhằm chấn chỉnh, hoàn thiện công tác quản lý tài chính, tư vấn, hướng dẫn cho các đơn vị để quản lý tài chính dần đi vào nề nếp, kiến nghị với các cơ quan chức năng của nhà nước để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý tài chính quốc gia, kết quả kiểm toán được công bố công khai. Do vậy, hoạt động kiểm toán điều tra là cần thiết, khách quan để kiểm toán Nhà nước đạt tới hiệu lực và hiểu quả trong hoạt động kiểm toán.

Kiểm toán điều tra là hoạt động kiểm tra và đánh giá của Kiểm toán Nhà nước mang tính chất điều tra về một vụ việc, một chuyên đề có tính chất nghiêm trọng, có yêu cầu của cấp có thẩm quyền, có khiếu nại hoặc kiện cáo về tính chân thực, hợp pháp và tính hiệu quả trong hoạt động thu chi tài chính và các hoạt động kinh tế liên quan khác của đối tượng, đơn vị hoặc các hoạt động kinh tế tài chính có dấu hiệu vi phạm pháp luật cần thiết phải được điều tra xem xét và kết luận; trên cơ sở đó Kiểm toán Nhà nước đánh giá thực trạng tài chính của đơn vị để có những kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan tư pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

Cơ sở pháp ly để tiến hành kiểm toán điều tra.

Theo quy định của Luật kiểm toán nhà nước, Kiểm toán Nhà nước có chức năng kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán tuân thủ, kiểm toán hoạt động đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước (Điều 14 Luật Kiểm toán nhà nước). Kiểm toán điều tra là loại hình kiểm toán  chức năng của Kiểm toán Nhà nước. Song đây thực chất là loài hình kiểm toán tuân thủ, lấy kiểm toán báo cáo tài chính kiểm toán tuân thủ, lấy kiểm toán báo cáo tài chính và kiểm toán hoạt động làm cơ sở và hỗ trợ cho kết quả của kiểm toán tuân thủ.

Khoản 2 Điều 52 Luật Kiểm toán nhà nước quy định về thẩm quyền điều tra cụ thể của Kiếm toán viên nhà nước: “Các thành viên đoàn kiểm toán có quyền áp dụng các phương pháp chuyên môn,nghiệp vụ kiểm toán để thu nhập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán; kiểm tra, đối chiếu, xác nhận; điều tra đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán làm cơ sở cho các ý kiến đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị về những nội dung đã kiểm toán”. Thực chất các quy định về quyền hạn của Kiểm toán Nhà nước (Điều 16) và các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên Đoàn kiểm toán nhà nước như: thu nhập băng chứng kiểm toán, kiểm toán, kiểm tra, trưng cầu giám định chuyện môn, niêm phong tài liệu, kiểm tra tài khoản cá nhân, kiến nghị xử lý đều là những biện pháp cơ bản được áp dụng phổ biến trong quá trình điều tra hình sự. Như vậy, kiểm toán viên nhà nước khi thực hiện kiểm toán, ngoài việc áp dụng các biện pháp chuyên môn, nghiệp vụ để thu thập bằng chứng kiểm toán, còn thực hiện nghiệp vụ điều tra để làm rõ và xác nhận các bằng chứng thu được trong quá trình kiểm toán. Song, điều tra của Kiểm toán viên nhà nước khác với điều tra mang tính hành chính và tiến hành khi có dấu hỉệu vi phạm pháp luật liên quan đến nhiều tổ chức, cá nhân.

Để thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh chống tham nhũng theo quy định của pháp luật thì Kiểm toán Nhà nước phải tiến hành các cuộc kiếm toán điều tra khi cần thiết.

Điều kiện thực hiện cuộc kiểm toán điều tra.

Kiếm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán điều tra khi:

_ Bộ Chính trị, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu;

_ Phát hiện dấu hiệu vi phạm có hệ thống về chế độ kế toán, gian lận, lạm dụng chức quyền,,,

_ Có khiếu nại, tố cáo liên quan đến đơn vị được kiểm toán;

_ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan đến kết quả kiểm toán đến kết quả kiểm toán đến đơn vị được kiểm toán…

_ Có dấu hiệu vi phạm liên quan đến hoạt đổng của Đoàn kiểm toán, Tổ kiểm toán, Kiển toán viên Nhà nước.

Tiêu chí của kiểm toán điều tra

Theo Từ điển tiếng Việt, “Tiêu chí là tính chất, dấu hiệu làm căn cứ để nhận biết, xếp loại một sự vật, một khái niệm”. Như vậy, nghiên cứu tiêu chí của kiểm toán điều tra là tìm ra những tính chất và dấu hiệu đặc trưng của cuộc kiểm toán.

Các tiêu chí này sẽ giúp nhận biết cuộc kiểm toán điều tra không phải là cuộc kiểm toán thông thường, giúo phân biệt cuộc kiểm toán điều tra với cuộc kiểm toán điều tra khác, đặc biệt là cuộc kiểm toán điều tra phải có can dự đến việc xem xét, đánh giá, kết luận về hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế mà ở giới hạn chua cần hình sự hóa và hình thành các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước.

Như vậy, kiểm toán điều tra có đặc trưng chung của mọi cuộc kiểm toán, do Kiểm toán Nhà nước thực hiện 3 chức năng khách quan của mình và ở phạm vi các vi phạm kinh tế chưa đủ cấu hành tội phạm kinh tế ( sẽ xử theo cuộc điều tra hình sự).

Quan điểm cơ bản về kiểm toán điều tra

Điều tra là việc thu thập thông tin một cách có hệ thống từ một tổng thể đã được xác định, thông qua phỏng vấn hoặc bảng câu hỏi điều tra được lập theo mẫu về các đơn vị trong tổng thể điều tra. Các cuộc điều tra được áp dụng để thu thập thông tin cụ thể và chi tiết từ một nhóm người hoặc tổ chức. Chúng đặc biệt trở nên hữu ích khi một trong số nhóm người hoặc tổ chức đó cần lượng hóa thông tin từ số lớn cá nhân về một vấn đề hay chủ đề cụ thể nào đó. Biểu câu hỏi điều tra lại phần lớn được sử dụng để thu thập những sự kiện không thể thu thập bằng nhiều cách khác và những sự kiện đó có ý nghĩa quan trọng làm căn cứ đối chiếu để chứng minh cho một quan điểm. Dó đo, biểu câu hỏi điều tra được sử dụng khi người ts cần đến kiến thức toàn diện. Nghiêm cứu tình huống và nhiều phương pháp nghiên cứu theo chiều sâu thường được sử dụng như yếu tố bổ sung.

Thực hiện kiểm toán điều tra là một biện pháp quan trọng để kiểm tra và kết luận chính xác một hành vi vi phạm pháp luật về kinh tế của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có sử dụng ngân sách, tiền và tài sản nhà nước, trên cơ sở đó kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, nghiên cứu khảo sát về kiểm toán điều tra ở một số nước trên thế giới cũng như tình hình thực tiễn của nước ta hiện nay trong công các kiểm toán và công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí cho thấy kinh nghiệm của các nước có thể giúp chúng ta tiếp thu có chọn lọc để áp dụng phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của Việt Nam nhằm tạo ra một bước đột phá trong hoạt động kiểm toán để góp phần ngăn ngừa, đấu tranh chống tội phạm kinh tế và chống tham nhũng.

 Có thể nói, kiểm toán điều tra là một biện pháp quan trọng góp phần nâng cao chất lương, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm toán và uy tín của ngành, đáp ứng yêu cầu của thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và xây dựng nhà nước pháp quyền.

Quan điểm cơ bản và kiểm toán điều tra là:

_ Kiền trì thực chi quyền, chức năng nhiệm vụ của kiểm toán nhà nước theo quy định của pháp luật; thực hiện kiểm toán điều tra nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động của kiểm toán nhà nước.

_ Coi kiểm toán điều tra là giải pháp đột phá nhằm góp phần lành mạnh hóa các cơ hệ tài chính công; đưa kiểm toán nhà nước thực sự trở thành đội quân xung kích đáng tin cậy trong cuộc chiến chống tham nhũng và phát hiện những sai phạm về kinh tế, tài chính.

_ Tổ chức, quản lý và điều hành kiểm toán điều tra trong khuôn khổ quy định của luật kiểm toán nhà nước, luật ngân sách nhà nước, luật kế toán...và tuân thủ chuẩn mực, quy trình kiểm toán của kiểm toán nhà nước, đồng thời phải có những thích ứng mới phù hợp với tính chất đặc trưng của kiểm toán điều tra.

_ Nhà nước, cơ quan tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước và công quỹ quốc gia phải tạo mọ điều kiện để kiểm toán điều tra được thực hiện và đạt tới hiệu lực, hiệu quả.

_  Có bước đi và lộ trình phù hợp, đảm bảo tính cẩn trọng và phù hợp với năng lực của kiểm toán nhà nước và khai thác tối đa sự phối hợp, hợp tác của nhà chức trách và các cơ quan lien quan.

Phương châm kiểm toán điều tra

Kiểm toán điều tra là loại hình kiểm toán đặc biệt và có tính tổng hợp. Vì vậy, để thực hiện được tốt có hiệu quả cần quán triệt các phương châm cơ bản sau đây:

 _ Chấp hành nghiêm chủ trương, chính sách của Đảng và đấu tranh chống tội phạm kinh tế, luật phòng chống, chống tham nhũng luật kiểm toán nhà nước…chủ động phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình nhằm và phát hiện kịp thời các dấu hiệu, hành vi vi phạm pháp luật và đưa ra kiến nghị xử lý.

_ Kiểm toán điều tra phải đảm bảo tính kịp thời, khắc phục tình trạng né tránh, sự va chạm và phải phù hợp với tình hình thực tiễn của kiểm toán nhà nước Việt Nam trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế và đấu tranh chống tham nhũng nói chung và kiểm toán điều tra nói riêng.

_ Tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhưng phải thận trọng từng bước và phải được chuẩn bị kĩ lưỡng và chủ trương, các luật pháp và tổ chức thực hiện.

_ Tổ chức thí điểm một số cuộc kiểm tra riêng rẽ hoặc lồng ghép trong các cuộc kiểm toán thông thường. Trên cơ sở đó tổng kết, rút kinh nghiệm để từng bước mở rộng phạm vi và đối tượng cần kiểm toán.

_ Đảm bảo sự lãnh đạo chặt chẽ của Bán cán sự Đảng và Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước cũng như Đảng ủy khối và Đảng đoàn Quốc hội..

Xác định mô hình kiểm toán điều tra.

 

Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm kiểm toán điều tra của một số nước và kinh nghiệm của một số cưộc kiểm toán mang màu sắc điều tra của Kiểm toán Nhà nước trong những năm qua để xây dựng một mô hình kiểm toán điều tra phù hợp cho Kiểm toán Nhà nước Việt Nam. Những vấn đề chính trong mô hình kiểm toán có thể áp dụng cho kiểm toán Nhà nước như sau:

_ Phải xác định mục tiêu và yêu cầu của kiểm toán điều tra: kiểm toán điều tra phải đảm bảo khách quan, đúng đắn, kịp thời để đưa ra kết luận cụ thể về từng nội dung theo yêu cầu đã đề ra, có vi phạm pháp luật kinh tế hay không. Từ đó hoàn thiện hồ sơ chuyển các cơ quan chức năng xem xét và xử lý theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

 _ Xác định chủ thể kiểm toán điều tra: trong kiểm toán điều tra, chủ thể đương nhiên phải là cơ quan Kiểm toán Nhà nước. Do tính chất đặc thù và tầm quan trọng của nó, cuộc kiểm toán này không thể ủy thác hoặc thuê các công ty kiểm toán viên độc lập thực hiện.

Đối với Kiểm toán nhà nước, khi xuất hiện một cuộc kiểm toán điều tra, Tổng Kiểm toán Nhà nước có thể giao cho một đơn vị kiểm toán chuyên ngành, Vụ pháp chế hoặc Vụ chế độ và Kiểm soát chấ lượng kiểm toán thực hiện. Cũng có thể thành lập một đơn vị kiểm toán chuyên ngành để thực hiện kiểm toán điều tra. Tùy theo tính chất của từng cuộc kiểm toán, Tổng kiểm toán nhà nước cũng có thể giao cho các kiểm toán nhà nước khu vực tiến hành kiểm toán điều tra với các đối tượng kiểm toán thuộc địa bản quản lý của khu vực.

p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0cm 0cm 0.0001pt; font-size: 14pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; } Theo p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0cm 0cm 0.0001pt; font-size: 14pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; } Hoàng Văn Chương p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0cm 0cm 0.0001pt; font-size: 14pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; } (Vụ trưởng vụ Pháp chế KTNN)

 

Nguồn tin: Tạp chí kế toán