20:21 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao » Vườn văn thơ

Suy ngẫm cùng "Tây du ký"

Thứ ba - 26/06/2012 10:33
Ảnh minh họa từ internet

Ảnh minh họa từ internet

Cứ mỗi độ đến hè, đài truyền hình lại chiếu phimTây du ký. Dù xem đi xem lại mấy chục lần nhưng vẫn cảm thấy sức hấp dẫn lan tỏa. Mỗi lần xem phim, cảm giác mỗi khác.




Đôi khi rảnh rỗi, ngồi ngẫm nghĩ, mười mấy năm trước Tây du ký lôi kéo mình không rời mắt khỏi tivi bởi phép biến hóa thần thông, bởi thuật “đi mây về gió” của Tôn Ngộ Không, của những cảnh “thiên đình hạ giới”. Lớn lên một chút, thấy hơi xạo nhưng vẫn còn thấy hồi hộp, chờ đợi và đôi lúc tức ông Đường Tam Tạng hiền quá sá, thấy thương Tề Thiên nhiều lần phải bị oan ức, thương Sa Tăng thật thà, chất phác. 

Lớn lên chút nữa, xem Tây du ký thấy cảnh trên thiên đình cũng có khác gì dưới trần đâu. Cũng nhậu nhẹt, cũng tiệc tùng, cũng ca hát, nhảy múa. Mấy ông có chức cũng ngồi ghế cao, khỏi phải làm việc, mọi người vây quanh xum xuê, lâu lâu vuốt chùm râu, cười khà khà. Bởi vì là bề trên nên chỉ có vậy thôi, xem xuyên suốt phim chỉ thấy những cảnh tiệc tùng quay đi quay lại (đóng mấy cảnh này là sướng nhất!). Đối lập là cảnh dưới trần, 5 thầy trò đường tăng phải khó khăn vượt qua từng kiếp nạn. Năm thầy trò đại diện cho năm loại người trong xã hội phải đương đầu từng cái khổ này đến cái khổ khác, vượt qua kiếp nạn này để rồi đón nhận kiếp nạn khác, bề trên nhẩm tính, thấy chưa đủ thì tạo thêm một cái nữa cho đủ để thử thách. Nếu dùng từ ngữ ngắn gọn để miêu tả cho họ, tôi sẽ dùng cho học từ “cam chịu”.  

Giờ xem Tây du ký thấy hơi …buồn buồn. Buồn vì trong cách nghĩ về cuộc sống muôn đời nay cũng chưa đổi. Chẳng hạn trong phim, ông Ngọc Hoàng thấy Tề Thiên này dữ tợn quá, định bắt nhưng sợ không bắt được nên thôi dụ cho một chức quan nhỏ để im lặng, không chống đối. Thế là cả hai bên đều ổn thỏa, huề hòa với nhau. Tôn Ngộ Không thấy được ân sủng cũng khoái trá lắm chứ, cũng tự hào, cũng im lặng đến khi biết mình bị lừa. Niềm tự hào biến thành nỗi nhục, Tôn Ngộ Không bắt đầu tức giận, phản ứng, quậy tưng bừng. Hổng biết ngoài đời có mấy người làm được như Tôn Ngộ Không không nhỉ? Về phía Ngọc Hoàng biết rằng dụ không được nữa thì phải đi bắt thôi, thua thì phải tháo chạy, chui xuống cả sàn ghế… (cảnh này tức cười thiệt). Nếu Ngọc Hoàng có thật, thế nào ổng cũng hét lên với mấy ông quay phim phải cắt bỏ cảnh này, xấu hổ quá! (không là ta sai Thiên Lôi nện cho một cái bây giờ!).

Xem phim thấy bất công ở chỗ yêu quái xuống trần gây biết bao nhiêu tai họa, khi bị trừng phạt lại…nhẹ hều. Nghĩ đi thì cũng nghĩ lại, yêu quái này đa phần không xuất thân từ yêu quái mà từ mấy con thú cưng của mấy ổng “ở trển”. Mấy ổng nhàn rỗi, mấy con thú cũng nhàn rỗi lâu lâu trốn xuống trần ăn thịt người chơi. Mấy cái bảo bối yêu quái mang xuống trần cũng là những vật bất ly thân của “mấy ổng”. Hổng hiểu mấy ổng quản lý vũ khí kiểu gì mà để bọn chúng trộm lung tung. Nếu cho quay thêm một đoạn nữa tôi nghĩ phải để xem mấy ổng chịu trách nhiệm ra sao? Có bị khiển trách hay kiểm điểm gì không nhỉ? Khi bị tố cáo mấy con thú cưng đang “quậy” dưới trần, có ông thì cãi phăng, giọng từ tốn: “Không thể nào, ta quản lý chúng kỹ lắm”, có ông thì giật mình “Ủa, mới thấy nó đây mà” coi như không có chuyện gì. Bị phản ứng, mấy ổng đích thân cùng Tề Thiên xuống trần xem thực hư ra sao. Sự việc không thể chối cãi, Tề Thiên cằn nhằn, mấy ổng nghiêm nghị: “Nghiệt súc, mau theo ta về trời” (ý là nếu ở lại Tề Thiên nó đập cho một gậy chết bây giờ, về nhanh lên). Bóng chủ và thú cưng cùng cưỡi mây bay về trời khuất sau đám mây trắng thật lãng mạn để lại phía sau là những đống xương trắng…oan ức.

Gần cuối phim, khi đã đến được Tây thiên, muốn thỉnh được chân kinh cũng phải “tặng” một cái bình bát bằng vàng ròng (ở ngoài người ta gọi là hối lộ). Cảnh này làm tôi nhớ đến một câu trong quyển Thế giới phẳng-Một giọt dầu làm bôi trơn cỗ máy. Không biết cỗ máy này phải sử dụng bao nhiêu dầu bôi trơn nhỉ? Cho dù năm thầy trò Đường Tăng đã lội qua biết bao sông suối, qua đèo, sa mạc, trải qua kiếp nạn, chết đi sống lại…nhưng nếu không đưa bình bát vàng thì sức mấy mà thỉnh được chân kinh (cái này người ta gọi là vật chất quyết định ý thức). 

Tây du ký vẫn “sống” hàng năm, vẫn đáp ứng hàng triệu con tim háo hức chờ đợi. Trẻ con thích Tây du ký theo kiểu trẻ con, người lớn thích Tây du ký theo kiểu người lớn, nhưng bỗng dưng người lớn đã liên hệ một điều gì, khác hơn…

Tác giả bài viết: Đặng Tiến

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 52


Hôm nayHôm nay : 11730

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 387073

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29804771

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên