15:54 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Văn hóa - Nghệ thuật - Thể thao » Vườn văn thơ

Niềm tin của má

Thứ tư - 27/06/2012 11:34
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thương má, anh em tôi cố gắng học thật giỏi. Ngày anh ba tôi nhận giấy báo nhập học ba trường Đại học má mừng lắm. Cả xóm tôi đều không thể ngờ được cái xóm này lại có người đậu được vào các trường danh giá như thế.




Tôi làm ông giáo ở tuổi hai mươi ba. Tôi yêu nghề này vì má tôi đã phải bỏ dỡ nó cũng hai mươi ba năm về trước.

Năm ấy ba tôi là kế toán trưởng cho nông trường Nguyễn Văn Phùng và má là một giáo viên của trường làng. Cuộc sống bình yên của gia đình tôi kéo dài không được bao lâu. Ba tôi ra đi mãi mãi ở tuổi ba mươi, bỏ lại má và bốn đứa con đỏ hỏn. Khăn trắng đè lên mái đầu xanh, má dắt díu bốn anh em chúng tôi về căn chòi mới cất trong khu vườn của ngoại. Đêm ấy mưa rất lớn, phủ kín trên khuôn mặt của người góa phụ ở tuổi hai mươi tám mà không thể phân biệt được nước hay nước mắt. Má im lặng - đó là cách mà má phản ứng duy nhất với những trái ngang của hoàn cảnh. Má làm – làm rất nhiều nghề cực nhọc để có tiền nuôi anh em tôi nên người. Anh em tôi lúc ấy cũng còn nhỏ xíu, đứa lớn nhất bảy tuổi, tôi nhỏ nhất vừa một tháng tuổi. Cũng chính vì chưa thể nhận thức được nhiều nên anh em chúng tôi cũng ít buồn và chưa phụ giúp được gì. Bao nhiêu buồn thì má đều chịu đựng – không người chia sẻ, bao nhiêu công việc má đều gánh chịu – không người giúp đỡ. Chúng tôi hồn nhiên quá, chỉ biết có ăn và ngủ. Má thì phải đội mưa để làm cho xong liếp cỏ, đội nắng để cuốc cho xong luống khoai. Mồ hôi má tưới xanh ruộng đồng để cho cây cối lên xanh tốt.

Gia tài của ba tôi để lại chỉ có căn chòi nhỏ, bên trong có một cái sạp tre, một lu nước, một khạp hết gạo. Má bắt đầu từ như thế, từ hai bàn tay và từ niềm tin vào cuộc sống. Căn chòi không đủ che nắng, mưa nên những hôm trời mưa lớn, mấy anh em tôi rúc trong lòng má như bầy gà nhỏ, nghe sấm chớp giật mình khóc rưng rứt. Hễ trẻ con là dễ bệnh. Có hôm bốn anh em tôi bệnh cùng một lúc, má phải thức sáng đêm lăn xăn nấu cháo, pha nước ấm, đặt tay lên trán từng đứa một. Lần anh tôi bệnh, má phải cõng anh trên con đường rất xa để đến được trạm y tế của xã. Thấy gia cảnh khó khăn, nhiều người bạn của má hỏi xin chúng tôi sang Mỹ làm con nuôi, nhưng má từ chối. Má sợ anh em chúng tôi sau này mỗi người một nơi và không biết cuộc sống có được trọn vẹn ấm êm. Má gieo vào cuộc sống một niềm tin, rằng “bàn tay ta làm nên tất cả”.

          Khi anh em lớn lên chút xíu, má có thêm nghề mới, nấu rượu. Rượu má tôi kháp ngon nên bán có tiếng cả một vùng. Nhưng để làm ra được giọt rượu thì cực khổ trăm bề. Những buổi trưa nắng, anh hai tôi thì giúp má kéo củi về chất đầy sân, anh ba thì phơi vỏ dừa để phòng khi mùa mưa tới, chị tôi thì loay hoay với việc nhà, cơm nước và heo gà. Tôi sướng nhất, làm công việc nhẹ nhàng nhất là chụm lửa rượu. Những giọt rượu mới thơm nồng hòa vào con chữ trên trên tay tôi mỗi lần ngồi ghì hàng giờ bên bếp ấm. Nhiều hôm phải thức dậy từ 4 giờ sáng, bàn tay còn còn tê lạnh, mặt còn ngáy ngủ của một đứa trẻ lên bảy như tôi vô tình làm lửa bén vào vách lá. Má tôi khóc hết nước mắt khi tôi bị bỏng phải nằm bệnh viện. Má không trách gì tôi, mà sao nước mắt tôi chảy hoài, cay xè. Má ôm tôi vào lòng, dạy tôi bài học mới“còn người là còn của”. Những bài học của má thường không phải bằng lời nói mà qua tất cả những gì má đã làm. Và anh em chúng tôi đều có thể cảm nhận được điều đó bằng chính con tim.

          Chị tôi giống má, mới lên mười đã biết chài, lưới. Những buổi mưa dầm, cá tôm kéo về, tôi và chị lại lục đục chuẩn bị áo mưa, đèn dầu đi kéo cá để má đỡ phải lo phần chợ sáng. Nhiều đêm gió mát, trăng thanh hai chị em mắc võng vào gốc cau, đốt đèn đặt vó tôm. Câu mà tôi hay hỏi chị “Ba mình hồi xưa như thế nào? Lúc đó chị có biết mặt ba không?”, rồi nhận được cái lắc đầu. Ừ lúc đó chị cũng mới có hai tuổi mà. Những câu hỏi ấy tôi không dám hỏi má, tôi sợ vô tình lại khứa vào vết đau năm cũ. Từ khi lớn, tôi thấy được những nổi buồn trên khuôn mặt má mỗi lần lật từng tấm ảnh có ba, mỗi bữa cơm má dọn thêm một chén và nhìn xa xa. Hay má thường bỏ đũa giữa chừng mỗi khi thấy hai vợ chồng trẻ giăng câu ngang nhà bỏ rơi những lời thì thầm đôi lứa.

          Thương má, anh em tôi cố gắng học thật giỏi. Ngày anh ba tôi nhận giấy báo nhập học ba trường Đại học má mừng lắm. Cả xóm tôi đều không thể ngờ được cái xóm này lại có người đậu được vào các trường danh giá như thế. Anh nhập học, má cực khổ hơn trước nữa và tài sản trong nhà cũng lần lượt ra đi. Chị tôi nghỉ học. Quyết định của chị làm má tôi phải đắn đo và ứa nước mắt “Má không đủ sức lo hết cho bốn đứa rồi sao?”. Nhưng chị tôi cương quyết, “Thà khổ thì khổ có người, còn hơn tất cả đều thất học”. Tính chị khẳng khái giống má. Chị lên Sài Gòn làm công nhân để nuôi anh ròng rã suốt ba năm trời. Thời gian ấy, tôi lại chuẩn bị đặt chân vào Đại học. Nỗi lo và gánh nặng nhiều hơn khi má đã lớn tuổi hơn và sức khỏe cũng hạn chế. Tôi suy nghĩ con đường mình đi, suy nghĩ, suy nghĩ thật nhiều. Tôi không muốn đánh đổi những ngày tháng trên giảng đường của mình bằng những ngày còng lưng của má ngoài ruộng nắng, hay của chị thâu đêm suốt sáng bên máy may công nghiệp.

          Tôi đậu Đại học Cảnh sát khiến rất nhiều người ngỡ ngàng. Có lẽ tôi đã gửi một thông điệp cho bạn bè và người dân xóm rẫy rằng mọi sự cố gắng đều đem lại kết quả tốt đẹp. Xưa nay má và anh em chúng tôi đều có niềm tin và nhờ nó mà chúng tôi sống. Ở trường, có một khảo sát nhỏ với câu hỏi “Lý do bạn chọn trường này?”. Tôi không ngần ngại đánh vào cả hai ôđam mê và không học phí. Có lẽ vì không học phí nên tôi đã thực hiện được đam mê của đời mình. Cầm tấm bằng cử nhân trên tay, tôi biết mình đã làm được một việc ý nghĩa cho chính tôi, cho má và cho mọi người.

Vui mừng khi cuối khóa, tôi được giữ lại trường để giảng dạy cho các thế hệ sau. Tôi đang bước tiếp trên con đường của má bỏ dở, góp sức vào sự nghiệp trồng người.

Ngoài những kiến thức chuyên môn, tôi sẽ dạy cho học sinh của tôi những bài học làm người, bài học từ má, qua chính cuộc đời của tôi!

Đặng Tiến netbuttrian.vn


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 69


Hôm nayHôm nay : 12660

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 370943

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29788641

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên