09:48 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghề nghiệp » Việc làm

Lao động nước ngoài cũng kêu cứu

Thứ năm - 02/12/2010 10:15
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Nhiều chủ doanh nghiệp nhận người lao động nước ngoài vào làm việc rồi tùy tiện đuổi việc, quỵt lương, đẩy người lao động vào cảnh khó khăn, mất việc nơi đất khách quê người...
Mới đây, ông Yang An (SN 1980, quốc tịch Trung Quốc) đã đến Báo Người Lao Động đề nghị can thiệp bảo vệ quyền lợi. Ông Yang An cho biết: “Tôi bị tai nạn lao động, tỉ lệ thương tật 50% nhưng công ty không bồi thường tai nạn, không cho tôi tiếp tục làm việc và còn đuổi tôi về nước”. Đáng nói là ngày càng có nhiều người lao động nước ngoài như ông Yang An đến Báo Người Lao Động khiếu nại và đề nghị bảo vệ quyền lợi.
 
 

Ông R. M. Wilson (giữa) trình bày vụ việc tại Báo Người Lao Động. Ảnh: THÙY LINH

Tàn phế và mất việc
 
Ông Yang An được Công ty Nhựa S.S (KCN Mỹ Phước 3, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) đưa từ Trung Quốc qua làm việc từ tháng 7-2008, công việc thổi bọc ni lông, tiền lương khoảng 4.000 nhân dân tệ (tương đương 10 triệu đồng/tháng). Khi đưa ông Yang An qua VN, công ty không làm thủ tục xin cấp phép lao động, vì vậy không thể ký hợp đồng lao động (HĐLĐ). Hằng tháng, công ty chỉ trả cho ông Yang An khoảng hơn 3 triệu đồng, số còn lại được chuyển về Trung Quốc cho người thân (bằng tiền nhân dân tệ).
 
Tháng 4-2010, ông Yang An bị tai nạn lao động mất 4 ngón tay trái, ngón còn lại cũng bị co rút. Trong thời gian nằm viện, công ty có chi trả tiền thuốc men và tạm ứng 50% tiền lương từ tháng 4 đến tháng 9-2010. Kết quả giám định thương tật sau đó cho thấy ông Yang An bị mất sức lao động 50% vĩnh viễn.
 
Theo quy định hiện hành, do ông Yang An không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nên không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do BHXH chi trả. Vì vậy, ông Yang An phải chịu nhiều thiệt thòi. Sự thiệt thòi càng tăng lên khi giám đốc công ty không trả đủ lương, không nhận trở lại làm việc sau khi điều trị ổn định thương tật mà mua vé máy bay yêu cầu ông Yang An về nước ngay trong tháng 11. Đáng nói, trong lúc này, vợ ông Yang An (người VN) đang có thai gần 5 tháng.
 
Tiếp xúc với chúng tôi mới đây, ông Yang An mong muốn các cơ quan chức năng sớm can thiệp giúp ông được ở lại VN làm việc hợp pháp để chăm sóc vợ, con. Tuy nhiên, khi chúng tôi liên hệ với Công ty Nhựa S.S thì người phiên dịch của giám đốc trả lời: “Giám đốc công ty đã về nước, không thể giải quyết vụ việc được”.
 
Bất chấp thỏa thuận
 
Một trường hợp khác cũng là lao động người nước ngoài đến Báo Người Lao Động đề nghị can thiệp bảo vệ quyền lợi là ông Robert Matthew Wilson (quốc tịch Mỹ). Tháng 6-2010, ông R. M. Wilson được Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển giáo dục Khôi Nguyên (Công ty Khôi Nguyên) mời làm việc với mức lương tương đương 1.800 USD/tháng. Ngoài ra, theo thư mời, ông R. M. Wilson còn được hưởng phụ cấp chỗ ở 300 USD/tháng; BHYT và sức khỏe  300 USD; nếu làm thêm giờ được trả 17 USD/giờ và thưởng một năm bằng 0,8 tháng lương. 
 
Thế nhưng, chỉ mới làm việc được hơn 2 tháng, vào ngày 24-8, ông Trịnh Quang Đồng, Giám đốc Công ty Khôi Nguyên, đột ngột gửi thông báo yêu cầu ông R. M. Wilson chấm dứt công việc từ ngày 1-9 “với hiệu lực ngay lập tức do trường hợp bất khả kháng”. Theo giải thích của ông Đồng, do Trung tâm Ngoại ngữ Canada – VN (đơn vị thành viên của Công ty Khôi Nguyên, nơi ông Wilson trực tiếp làm việc) gặp nhiều khó khăn và “dự tính phải đóng cửa tạm thời để cơ cấu lại và củng cố mô hình” nên phải cho ông R. M. Wilson nghỉ việc.
 
Thanh tra lao động TPHCM khẳng định lý do mà Công ty Khôi Nguyên nêu ra để chấm dứt HĐLĐ với ông R. M. Wilson là không có cơ sở. Bởi lẽ, chỉ được coi là bất khả kháng trong trường hợp bị thiên tai, hỏa hoạn hoặc có quyết định của cơ quan thẩm quyền dẫn đến việc doanh nghiệp phải chấm dứt hoạt động. Trong khi đó, Công ty Khôi Nguyên hiện vẫn hoạt động bình thường.
 
Luật gia Lê Trúc Phương, Hội Luật gia TPHCM:
Có thể khởi kiện
 
Cả hai trường hợp trên, người sử dụng lao động đều vi phạm pháp luật. Việc Công ty Nhựa S.S không làm thủ tục xin cấp phép lao động cho ông Yang An, không ký HĐLĐ, không nhận người lao động trở lại và bố trí công việc phù hợp với điều kiện sức khỏe là trái pháp luật. Còn tại Công ty Khôi Nguyên, nếu thay đổi cơ cấu, tổ chức thì người sử dụng lao động phải có phương án sắp xếp lao động, phải đưa người lao động đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng.
 
Trường hợp không thể sắp xếp được thì mới phải cho người lao động nghỉ việc sau khi đã thống nhất với Ban Chấp hành CĐ cơ sở và thông báo với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động. Vì vậy, cả ông Yang An và ông R. M. Wilson đều có thể khởi kiện công ty ra tòa để được bảo đảm quyền lợi.
 
 
Nam Dương

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 81


Hôm nayHôm nay : 7115

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 284074

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30132634

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên