21:06 ICT Thứ sáu, 19/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thuế - Tax

Được giảm thuế thu nhập cá nhân mà không biết

Thứ tư - 07/03/2012 17:34
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Luật thuế thu nhập cá nhân đã được thi hành bốn năm trên toàn quốc. Tuy nhiên, còn một số đối tượng thuộc phạm vi ưu tiên, giảm trừ của luật vẫn chưa nắm rõ về quy định, mặc nhiên phải chịu những thiệt thòi đáng tiếc.
Luật thuế thu nhập cá nhân đã được thi hành bốn năm trên toàn quốc. Tuy nhiên, còn một số đối tượng thuộc phạm vi ưu tiên, giảm trừ của luật vẫn chưa nắm rõ về quy định, mặc nhiên phải chịu những thiệt thòi đáng tiếc.

Gánh chịu thiệt thòi do thiếu thông tin, đáng lưu ý là những tác giả nằm trong khối sáng tạo: nhà văn, nhà biên kịch điện ảnh, sân khấu, họa sĩ, nhạc sĩ...

Coi nhẹ bản quyền

Thu nhập tính thuế từ tiền bản quyền là phần thu nhập vượt trên 10 triệu đồng theo hợp đồng chuyển nhượng. Quy định tại khoản 4.2, mục II, phần B thông tư số 84/2008/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật thuế thu nhập cá nhân với tác phẩm đăng ký nêu rõ: “Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%”. Nghĩa là đối với bất kể tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học được trả trên 10 triệu đồng, nếu đã đăng ký bản quyền thì thay vì phải nộp 10% thuế cho mỗi tác phẩm, việc tính thuế đối với những khoản thu này là 5% (giảm một nửa). Đồng thời, với những khoản thu dưới 10 triệu đồng, khi đã đăng ký bản quyền, các tác giả không phải nộp thuế.

Tuy nhiên, ông Vũ Mạnh Chu - cục trưởng Cục Bản quyền - cho biết số lượng tác giả đến đăng ký bản quyền rất thấp, chỉ vài phần trăm so với những tác phẩm được xuất bản hằng tháng trong cả nước. Tính trong năm 2011, theo số liệu Cục Bản quyền cung cấp, 100% số tác phẩm đăng ký đều được cấp chứng nhận bản quyền. Những loại hình nghệ thuật khá phổ biến đều có những con số bản quyền ít ỏi: 4-5 tác phẩm điện ảnh, 700-739 tác phẩm âm nhạc, 4-11 tác phẩm văn học nghệ thuật dân gian trong hai năm 2010-2011. Có những thể loại như tác phẩm sân khấu được định hình trên băng đĩa hay chính tác phẩm báo chí, con số đăng ký bản quyền là 0.

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ bản quyền áp dụng theo biểu thuế toàn phần với thuế suất là 5%

“Tôi không biết”

Câu trả lời “tôi không biết” là phản ứng nhận được nhiều nhất từ những tác giả mà chúng tôi tìm hỏi xung quanh câu chuyện đăng ký bản quyền cho các tác phẩm để giảm trừ thuế thu nhập cá nhân. Nhiều nghệ sĩ, họa sĩ, nhà văn, đạo diễn... tên tuổi mà tác phẩm của họ gần với công chúng, được sử dụng nhiều lần tại các chương trình nghệ thuật lớn, song không có ai đăng ký bản quyền.

Ông Vũ Mạnh Chu lý giải đặc biệt với đối tượng là các tác giả hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, âm nhạc, khi tác phẩm ra mắt công chúng nghiễm nhiên được công chúng biết đến, tác giả thường có tâm lý coi đây là một cách “công nhận bản quyền”. Nhưng ông Chu nhấn mạnh “cái lợi của bản quyền tác giả”, ngoài yếu tố kinh tế (hầu như không ai nắm rõ) còn nằm ở việc “bảo vệ lực lượng sáng tạo trước các vụ tranh chấp, ăn cắp bản quyền không may nổ ra”.

Tuy nhiên, tâm lý nói chung của các nghệ sĩ cho rằng đăng ký bản quyền có vẻ không có tác dụng. “Mỗi khi có chuyện đụng chạm, kiện cáo về bản quyền thì nội dung tờ đăng ký bản quyền quá chung chung, trong khi người nào đã cố tình ăn cắp thì chẳng mấy người copy nguyên xi” - nhà văn, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn, người năm 2010 sở hữu số lượng kịch bản phim lịch sử nổi trội hơn các đồng nghiệp, kết luận.

Không ai thắc mắc

Bên cạnh một lượng lớn tác giả không quan tâm đến việc đăng ký bản quyền cho đứa con tinh thần của mình, lại có những trường hợp đã đăng ký bản quyền, có khi cả chục năm nay, song không hề biết đến quyền lợi kinh tế “thu thuế 5%”.

Nhà biên kịch Phạm Thùy Nhân có 19 tác phẩm đủ các thể loại được đăng ký bản quyền nhưng cho biết mọi thứ vẫn diễn ra một cách tự động: “Hợp đồng nào của tôi cũng có điều khoản trừ 10% thuế từ nhuận bút, chứ tôi không biết tác phẩm có bản quyền được đánh mức thuế khác”. Nhà văn Nguyễn Thị Thu Huệ đã kinh qua nhiều công việc, nhiều đơn vị cũng tỏ ra ngạc nhiên với “ưu đãi” này.

Sau khi được thông báo thông tin, nhà biên kịch Nguyễn Mạnh Tuấn chua xót: “Tôi không hề biết, chẳng ai cho tôi biết, suốt ngày đọc báo mạng, báo giấy nhưng không phát hiện việc 5% hay 10%. Nếu đúng đăng ký bản quyền chỉ nộp 5% thì từ nay tôi sẽ tự đi đăng ký”.

Phó giám đốc Nhà hát Tuổi Trẻ Trương Nhuận cho biết trong bất kể tác phẩm sân khấu nào, bất kể là ai trong êkip sáng tạo (trừ diễn viên), khi nhận thù lao đều bị trừ 10% thuế, mặc nhiên hiểu rằng mình bị trừ là đúng, không ai thắc mắc gì dù nếu so với thu nhập cả năm quá thấp, thậm chí họ không thuộc đối tượng phải đóng thuế.

tuoitre.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 56


Hôm nayHôm nay : 13422

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 274714

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30123274

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên