15:45 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Thuế - Tax » Thuế giá trị gia tăng - Valued Added Tax

So sánh thuế phải nộp giữa PP kê khai thuế GTGT trực tiếp và GTGT khấu trừ

Chủ nhật - 24/08/2014 23:50
Ảnh không minh họa

Ảnh không minh họa

Nhằm để mở thêm kênh thông tin thảo luận cho các Doanh nghiệp trong thời gian “chờ mong sự điều chỉnh”, Đỗ Gia CTB xin phép được đặt ra một vấn đề trên cơ sở giả thuyết

         Căn cứ Luật quản lý thuế số 78/2006/QH11, Quốc hội 11 ban hành ngày 29/11/2006 hiệu lực ngày 01/01/2007; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế số 21/2012/QH13, do Quốc hội 13 ban hành ngày 20/11/2012, hiệu lực ngày 01/07/2013; Nghị định số 83/2013/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 22/07/2013, hiệu lực ngày 15/09/2013 ( thay thế các Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 và số 106/2010/NĐ-CP ngày 28/10/2010 của Chính phủ); Thông tư 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ, hiệu lực từ 20/12/2013;

       Căn cứ  Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12, Quốc hội 12 ban hành 03/06/2008, hiệu lực ngày 01/01/2009; Luật số 31/2013/QH13, ngày 19/06/2013, do Quốc hội ban hành, sửa đổi bổ sung một số điều của luật thuế GTGT, hiệu lực từ ngày 01/01/2014; Nghị định 209/2013/NĐ-CP, ngày 18/12/2013, do Chính phủ ban hành, quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT, hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (thay thế các Nghị định số123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ ); Thông tư số 219/2013/TT-BTC, ngày 31/12/2013, do Bộ tài chính ban hành, hướng dẫn thi hành luật thuế GTGT và nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế GTGT, hiệu lực từ ngày 01/01/2014 (thay thế Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 và Thông tư số 65/2013/TT-BTC ngày 17/5/2013 của Bộ Tài chính);
            Căn cứ Luật thuế TNDN số 14/2008/QH12, Quốc hội 12 ban hành ngày 03/06/2008, hiệu lực ngày 01/01/2009; Luật sửa đổi bổ sung một số điều Luật thuế TNDN số 32/2013/QH13, Quốc hội 13 ban hành 19/06/2013, hiệu lực ngày 01/01/2014; Nghị định 218/2013/NĐ-CP, Chính phủ ngày 26/12/2014, hiệu lực 15/02/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế từ năm 2014 trở đi. (Bãi bỏ Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008, số 122/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011, Điều 2, Điều 3 Nghị định số 92/2013/NĐ-CP ngày 13/08/2013 của Chính phủ, hiệu lực 01/07/2013 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế giá trị gia tăng); Thông tư số 78/2014/TT-BTC, Bộ tài chính ban hành ngày 18/06/2014, hiệu lực từ ngày 02/08/2014 và áp dụng cho kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp từ năm 2014 trở đi (thay thế Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính, bãi bỏ các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với hướng dẫn tại Thông tư này);
            Căn cứ vào Nghị định quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ số 51/2010/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 14/05/2010, hiệu lực ngày 01/01/2011, thay thế Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ quy định về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn; Nghị định sửa đổi bổ sung một số điều quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ số 04/2014/NĐ-CP, Chính phủ ban hành ngày 17/01/2014, hiệu lực ngày 01/03/2014; Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/03/2014 của Bộ tài chính thay thế Thông tư số 64/2013/TT-BTC ngày 15/05/2013, Thông tư 153/2010/TT-BTC ngày 28/09/2010, Thông tư số 13/2011/TT-BTC ngày 08/02/2011 sửa đổi, bổ sung Thông tư số 153/2010/TT-BTC ngày 28/9/2010  của Bộ tài chính, hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/05/2010, Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/01/2014 của Chính Phủ quy định về hóa đơn bán hàng, cung ứng dịch vụ, hiệu lực từ 01/06/2014;

Thuế GTGT kê khai, phải nộp theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu được áp dụng:

-        Đối với Doanh nghiệp đã thành lập trước 01/01/2014 có doanh thu năm < 1 tỷ, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện PPKK khấu trừ.
-         Đối với Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2014 không có TSCĐ >= 1 tỷ hoặc không phải là chi nhánh hay dự án mới của DN nộp thuế GTGT theo PPKK khấu trừ.
-         Hộ, cá nhân kinh doanh.

Thuế GTGT kê khai, phải nộp theo phương pháp khấu trừ được áp dụng:

-         Đối với Doanh nghiệp đã thành lập trước 01/01/2014 có doanh thu năm >= 1 tỷ.
-         Đối với Doanh nghiệp đã thành lập trước 01/01/2014 có doanh thu năm < 1 tỷ, đã đăng ký tự nguyện áp dụng PPKK khấu trừ.
-        Đối với Doanh nghiệp mới thành lập từ sau 01/01/2014 có TSCĐ >= 1 tỷ hoặc là chi nhánh hay dự án mới của DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ.

Câu hỏi đặt ra cho các Doanh nghiệp khi áp dụng một trong hai phương pháp trên là phương pháp nào có lợi?

Quy định Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2014 không có TSCĐ >= 1 tỷ hoặc không phải là chi nhánh hay dự án mới của DN nộp thuế GTGT theo PPKK khấu trừ “bị ép buộc” phải áp dụng PPKK trực tiếp trên doanh thu, sử dụng hóa đơn bán hàng mua của Cơ quan thuế có hiệu lực đến nay thì có rất nhiều ý kiến không đồng thuận vì cho rằng quy định này thiếu thực tế đã gây khó khăn “sống dở chết dở” khiến cho các Doanh nghiệp phải “khóc ròng”, thậm chí trên Báo tuổi trẻ từng có bài viết “Doanh nghiệp mới “chết dở” vì hóa đơn, có kiện được cơ quan thuế hay không?”

Nhằm để mở thêm kênh thông tin thảo luận cho các Doanh nghiệp trong thời gian “chờ mong sự điều chỉnh”, Đỗ Gia CTB xin phép được đặt ra một vấn đề trên cơ sở giả thuyết như sau:

Công ty A được thành lập từ tháng 01 năm 2013, doanh thu < 1 tỷ, Công ty A tự nguyện đăng ký tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.

 

Công ty B được thành lập từ tháng 01/2014, không đủ điều kiện áp dụng hóa đơn GTGT, buộc phải sử dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu.

Công ty A và Công ty B cùng ngành nghề kinh doanh mua bán hàng hóa, cùng quy mô như nhau. Trong quý 2/2014 cùng phát sinh giá vốn mua vào của hàng hóa X là 200 triệu, thuế GTGT 10%, chi phí quản lý khác mua vào là 20 triệu, thuế GTGT là 1,5 triệu, tiền lương quản lý doanh nghiệp là 10 triệu, lương nhân viên bán hàng 8 triệu, doanh thu bán ra hết hàng hóa X là 250 triệu với giá bán như nhau, thuế GTGT 10%. Sự khác nhau về thuế GTGT và thuế TNDN giữa Công ty A và Công ty B như thế nào?

Ở ví dụ trên Đỗ Gia CTB chỉ sử dụng lấy mẫu cho tỉ lệ tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu là 1% (ngoài ra còn có các tỉ lệ là 5%, 3%, 2%).

Qua ví dụ giả thuyết trên đã cho thấy rõ ràng 2 Doanh nghiệp cùng ngành nghề kinh doanh, cùng quy mô, phạm vi, năng lực kinh doanh thì Doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT khấu trừ (Doanh nghiệp A) nộp thuế nhiều hơn so với Doanh nghiệp áp dụng tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu (Doanh nghiệp B). Tuy nhiên, Doanh nghiệp B thì bị lỗ nặng, trong khi Doanh nghiệp A thì có lợi nhuận.

Có phải Doanh B bị lỗ là do kinh doanh kém hiệu quả không? Câu trả lời là không, bởi vì cả 2 Doanh nghiệp cùng doanh thu như nhau. Vấn đề chính là nằm ở giá vốn cũng như chi phí mua vào của Doanh nghiệp B là đã bao gồm thuế GTGT mua vào nên dội lên cao hơn nhiều so với giá vốn, chi phí mua vào của Doanh nghiệp A.

Để đạt được tỷ suất lợi nhuận như Doanh nghiệp A, Doanh nghiệp B phải tăng doanh thu đồng nghĩa với tăng giá bán. Tuy nhiên, việc tăng giá bán sẽ làm giảm sức cạnh tranh đối với các Doanh nghiệp khác và gây bất lợi cho Doanh nghiệp B.

Ví dụ trên chỉ mang tính chất giả thuyết tương đối. Thực tế thì tùy vào tình hình, đặc điểm của mỗi doanh nghiệp, mà có sự lựa chọn tối ưu.

Như vậy, hiện có hai phương pháp tính thuế GTGT là trực tiếp và khấu trừ. Phương pháp khấu trừ thường có lợi hơn cho DN vì được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trong khi với phương pháp trực tiếp DN không được khấu trừ thuế đầu vào, đồng thời phải nộp thuế GTGT theo tỉ lệ phần trăm trên doanh thu. Phương pháp tính thuế GTGT theo kiểu trực tiếp chỉ có lợi khi DN có số thuế GTGT đầu vào hầu như không có hoặc rất nhỏ so với thuế GTGT đầu ra.

1.      Đối với những doanh nghiệp có số thuế GTGT mua vào gần tương ứng với số thuế GTGT bán ra, có nghĩa là chênh lệch giữa thuế GTGT bán ra và thuế GTGT mua vào không nhiều. Số thuế GTGT phải nộp là nhỏ, hoặc không phải nộp thuế GTGT.

           Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Thường là các doanh nghiệp sau:

           - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, hoạt động xây dựng, lắp đặt công trình cho doanh nghiệp chế xuất; vận tải quốc tế…áp dụng mức thuế suất đầu ra là 0%; doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa dịch vụ không phải khai, tính nộp thuế GTGT. Các doanh nghiệp này, thì thuế GTGT đầu ra là bằng 0 nhưng thuế GTGT đầu vào thì được khấu trừ toàn bộ, không phát sinh số thuế GTGT phải nộp, nhưng lại được hoàn thuế đầu vào.

           - Doanh nghiệp kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT như: sản phẩm trồng trọt, giống vật nuôi, giống cây trồng, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ cấp tín dụng, kinh doanh chứng khoán bao, dịch vụ y tế, dịch vụ bưu chính, viễn thông công ích, dạy học, dạy nghề, không phát sinh số thuế GTGT phải nộp.

  - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà có đầy đủ hóa đơn GTGT của hàng mua vào tương ứng với hàng bán ra chịu thuế GTGT, và chênh lệch giữa giá bán ra và giá mua là nhỏ (tỷ lệ lợi nhuận thấp), Số thuế GTGT phải nộp là không đáng kể.

         2. Đối với những doanh nghiệp không có số thuế GTGT mua vào, hoặc thuế GTGT mua vào là quá nhỏ so với số thuế GTGT bán ra. Số thuế GTGT phải nộp là rất lớn nếu chọn theo phương pháp khấu trừ.

         Những doanh nghiệp loại này thì nên chọn cách tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp.
Thường là các doanh nghiệp sau:

         - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn thiết kế, lập dự toán, tư vấn pháp lý, dịch vụ nhân sự, các dịch vụ khác mà chi phí chủ yếu là tiền lương (nhân công/chất xám) hoặc chi phí không có hóa đơn GTGT.

         - Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại, hay các ngành nghề khác mà không có hóa đơn GTGT của hàng mua vào như mua bán sản phẩm nông/lâm/ngư nghiệp, đất đá cát sỏi (mua từ người trực tiếp sản xuất bán ra). Số thuế GTGT đầu vào là hầu như không có hoặc rất nhỏ so với thuế GTGT đầu ra. Nếu chọn theo phương pháp khấu trừ thì thuế GTGT phải nộp là rất lớn. Chính vì thế nộp theo phương pháp trực tiếp sẽ tối ưu hơn vì số thuế GTGT phải nộp là nhỏ

  Tuy nhiên điều quan trọng mà các Doanh nghiệp mới thành lập từ ngày 01/01/2014 cần phải nắm kỹ là Doanh nghiệp đã bị hạn chế quyền lựa chọn áp dụng phương pháp tính thuế. Nếu Doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện có TSCĐ >= 1 tỷ hoặc là chi nhánh hay dự án mới của DN nộp thuế GTGT theo PP khấu trừ thì Doanh nghiệp dù có muốn hay không cũng bị “ép” áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu.

Lưu ý: Công văn này chỉ nhằm mục đích chia sẻ khuyến nghị một số thông tin cơ bản hỗ trợ quý Doanh nghiệp tham khảo chính sách thuế phục vụ trong công tác quản lý hệ thống chất lượng tình hình hoạt động của Doanh nghiệp, không có ý nghĩa ràng buộc về mặt pháp lý giữa Đỗ Gia CTB và Quý Doanh nghiệp.
Để cập nhật trao đổi kiến thức với CLB Kế toán trưởng Đỗ Gia CTB, Quý Doanh nghiệp vui lòng truy cập trang web http://nghiepvuketoan.vn/
VUI LÒNG LIÊN HỆ
Đỗ Trọng Hiền 0909164167 - 0917303340 
hien.lawyer2015@gmail.com
hienchiefac@nghiepvuketoan.vn
Fanpage: nghiepvuketoan.vn

Groupface: Thuế - nghiepvuketoan.vn  - Tax – Account
Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCNhdDW8vYd4vEVWnS2TM2XA
Trân trọng!
 

 

MIỄN PHÍ:
 
- THỦ TỤC KÊ KHAI THUẾ BAN ĐẦU
- MUA HÓA ĐƠN LẦN ĐẦU
- BÁO CÁO THUẾ KHI CHƯA PHÁT SINH DOANH THU
- CẬP NHẬT, CHIA SẺ CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT

 

CHUYÊN NGHIỆP – TẬN TÂM – BẢO MẬT
CẬP NHẬT CẢI CÁCH – SÂU SẮC CÁCH CẢI
-          Hướng dẫn, đào tạo kế toán thực hành – Thuế - Bảo hiểm – Lao động tiền lương
-          Tư vấn quản lý hệ thống chất lương – Luật kinh doanh
-          Thành lập – thay đổi - tạm ngưng – giải thể doanh nghiệp
-          Thiết kế, in ấn hóa đơn, name card.
-          Thiết kế website, dịch vụ domain, hostting
-          Cung cấp chữ ký số






 

Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền - Sưu tầm

Nguồn tin: Nghiepvuketoan.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48


Hôm nayHôm nay : 7848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 383191

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29800889

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên