16:07 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Kế toán - Tài chính - Accountant - Financial » Tài chính - Ngân hàng

PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Cần có cơ chế hỗ trợ thị trường chứng khoán

Thứ năm - 31/03/2011 09:34
PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Cần có cơ chế hỗ trợ thị trường chứng khoán

PGS-TS Trần Hoàng Ngân: Cần có cơ chế hỗ trợ thị trường chứng khoán

Nghị quyết 11 đã phát huy tác dụng trên thị trường tiền tệ, nhưng nó lại khiến TTCK và BĐS gặp khó khăn.

“Cần phải nhấn mạnh rằng chúng ta mới triển khai Nghị quyết 11 từ tháng 3 thôi, mỗi giải pháp đưa ra đều cần thời gian nhất định để thẩm thấu và hiệu ứng phải được tính từ tháng 5, tháng 6 trở đi” - PGS-TS Trần Hoàng Ngân, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia, nhận định.

Giờ phút khó khăn của chứng khoán

. Phóng viên: Những điều chỉnh về chính sách kinh tế gần đây của Chính phủ theo ông đã có những tác động thế nào trên thực tế?

+ PSG-TS Trần Hoàng Ngân: Chính sách nào cũng cần có độ trễ nhất định. Tuy nhiên, chúng ta đã có thể nhìn thấy một số tín hiệu thành công bước đầu về chính sách tiền tệ, đặc biệt là chuyển biến trên thị trường ngoại tệ. Thị trường lãi suất không còn hiện tượng cạnh tranh thiếu lành mạnh. Lãi suất huy động VND bình quân xuống còn 13,4%/năm; lãi suất tiết kiệm USD phổ biến ở mức 5,5%/năm.

 

Theo NHNN, tính tới ngày 25/3, tổng phương tiện thanh toán so với 12/2010 là 1,78%, tăng trưởng tín dụng 4,22%, dự kiến quý này phấn đấu dưới 5%.

 

Số liệu thống kê cũng cho thấy hai tháng đầu năm 2011, cung tiền tăng 1,7%; dư nợ tín dụng tăng 3,6% và vẫn trong tầm kiểm soát. Giá vàng trong nước và thế giới cũng đã ngang bằng nhau. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2011 tăng 2,2% vẫn thấp so với nhiều dự báo khi giá điện và giá xăng, dầu tăng. Điều này chứng tỏ Việt Nam bước đầu kiềm chế được lạm phát. Chúng ta đang đi đúng hướng, Nghị quyết 11 sau một tháng thực hiện càng thể hiện trí tuệ của nó.

. Chính sách nào cũng có những phản ứng phụ, theo ông, bước tiếp theo chúng ta phải làm gì để hạn chế những phản ứng phụ đó?

+ Vấn đề cần đặt ra trong giai đoạn này là khi đã bắt đúng bệnh, việc tiếp theo là kiên trì điều trị sao cho đúng liệu pháp. Chúng ta không tránh khỏi những tác dụng phụ của “thuốc” nhưng phải hạn chế được nó. Đừng để doanh nghiệp phải ngừng sản xuất. Đừng để doanh nghiệp không đáng chết phải chết vì lãi suất sao, không huy động được nguồn vốn. Đừng để nạn thất nghiệp xảy ra tràn lan. Cần hỗ trợ “thuốc bổ” đối với doanh nghiệp.

Đặc biệt với lĩnh vực chứng khoán, hiện nay thị trường chứng khoán Việt Nam đang bước vào những giờ phút khó khăn vì chính sách thắt chặt tiền tệ. Giá trị các giao dịch bất động sản cũng rất yếu. Giá cả đang ở mức cao. Nhà đầu tư mất niềm tin thị trường chứng khoán…

Chính sách thuế phải là mũi nhọn

. Ông vừa nói đến khó khăn của thị trường chứng khoán và nhà đất, vậy hai lĩnh vực này cần phải có những “bài thuốc” riêng nào?

+ Hiện nay chúng ta vẫn đang đưa ra nhiều giải pháp để giảm lạm phát. Thông thường muốn giảm lạm phát thì phải hạ lãi suất và không cho tăng trưởng tín dụng. Nhưng lãi suất không giảm được vì cầu vốn quá lớn. Mà lãi suất cao thì các doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn. Điều này ảnh hưởng đặc biệt tới bất động sản và chứng khoán.

Việc đầu tiên hiện nay chúng ta cần làm là phải “tiêm thuốc bổ” hỗ trợ cho doanh nghiệp nói chung, chứng khoán nói riêng. Thứ hai, phải theo dõi và kiểm soát được “sức khỏe” của doanh nghiệp. Thứ ba, phải giải quyết bài toán lãi suất.

Phải ưu tiên vốn tín dụng cho phát triển sản xuất, kinh doanh, nông nghiệp nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ thay thế các mặt hàng nhập khẩu đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.

. Chính phủ vừa cho doanh nghiệp vừa và nhỏ được giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, theo ông quyết định này sẽ có ý nghĩa thế nào trong bối cảnh hiện nay?

+ Trong các giải pháp tôi nói trên, chính sách thuế phải là mũi nhọn. Đây là vấn đề cốt lõi của căn bệnh. Không những vậy, chính phủ cần tạm thời miễn thuế cho nhà đầu tư chứng khoán. Điều này sẽ thúc đẩy tiến trình cố phần hóa, giải quyết bài toán vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

Để tăng thu ngân sách và tái cấu trúc doanh nghiệp nhà nước, chúng ta cần đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa từng phần vốn doanh nghiệp nhà nước theo hướng không đem về nguồn thu cho Nhà nước mà chủ yếu là thay đổi phương thức quản lý doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Đến khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả thì tiếp tục cổ phần hóa phần vốn còn lại.

Chính vì thế, cần phải có cơ chế hỗ trợ thị trường chứng khoán.

 

. Xin cảm ơn ông.

Nguồn tin: cafef.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 67


Hôm nayHôm nay : 8083

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 383426

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29801124

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên