08:18 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Kế toán - Tài chính - Accountant - Financial » Tài chính - Ngân hàng

Để thúc đẩy thị trường tín dụng nông thôn

Thứ ba - 26/10/2010 22:24
Thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng

Thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng

(Chinhphu.vn) - Khu vực nông nghiệp, nông thôn chiếm hơn 70% dân số và hơn 72% lực lượng lao động, nhưng đến nay mới chỉ đạt dưới 25% tổng dư nợ cho vay nền kinh tế của hệ thống tổ chức tín dụng.

Thị trường tiềm năng nhưng đầu tư chưa đúng mức

Là khu vực sinh lời thấp, chi phí cao, nhiều rủi ro khách quan (thiên tai, dịch bệnh, khả năng trả nợ của khách hàng thấp…) nên luồng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn thương mại không đổ nhiều vào khu vực nông nghiệp, nông thôn (NNNT).

Trong Hội nghị Triển khai chính sách tín dụng phục vụ phát triển NNNT tổ chức vào quý II/2010 tại Hà Nội, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho biết, trong 5 năm 2003-2007, Việt Nam đầu tư cho phát triển nông nghiệp đạt 113.000 tỷ đồng, chiếm 8,7% vốn đầu tư Nhà nước và mới chỉ đáp ứng 17% nhu cầu của khu vực này (tính đến ngày 31/5/2010, dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đã đạt trên 315.000 tỷ đồng).

Đầu tư cho khuyến nông chỉ là 0,13% GDP (trong khi các nước khác là 4%). Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào nông nghiệp, nông thôn mới chiếm 3% tổng nguồn FDI… Ngoài ra, tốc độ tăng trưởng bình quân trong cho vay đối với lĩnh vực NNNT 10 năm qua chỉ khoảng 22%/năm, thấp hơn so với tốc độ tăng trưởng bình quân chung của cho vay toàn bộ nền kinh tế (25%/năm).

Mặc dù hiện thị trường tài chính nông thôn Việt Nam đang được tiếp nhận nhiều nguồn vốn đầu tư đa dạng như: vốn ngân sách nhà nước; vốn tín dụng nông nghiệp lãi suất ưu đãi đầu tư các dự án; vốn tín dụng lãi suất ưu đãi cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách, tuy nhiên, các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng tại khu vực này còn nghèo nàn. Trong đó chủ yếu là tín dụng truyền thống, các dịch vụ thanh toán, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm tín dụng nông nghiệp còn rất hạn chế, gần như mới phát triển ở mức thử nghiệm.

Sản phẩm tín dụng của ngân hàng chưa bao gồm các dịch vụ hỗ trợ đi kèm, các công cụ đầu tư tài chính chuyên nghiệp hầu như chưa có. Quy trình cung cấp tín dụng còn phức tạp, chưa phù hợp với trình độ của người dân, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến tài sản thế chấp là đất đai…

Những lý do kể trên đã khiến khu vực nông nghiệp chưa có những cải thiện mạnh mẽ cả về mức sống và trình độ kinh tế, mặc dầu trên 80% hộ nông dân tại tất cả các vùng, miền trong cả nước đã được tiếp cận vốn và các dịch vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam.

Tuy nhiên, thị trường tín dụng nông thôn là một thị trường nhiều tiềm năng, gắn với nhu cầu sinh hoạt và kinh doanh ngày càng tăng của trên 2/3 tổng dân số, nhất là với nhu cầu hình thành các vùng chuyên canh lúa, hoa màu, cây công nghiệp, cây ăn quả lâu năm; xây dựng kết cấu hạ tầng ở nông thôn (điện, đường giao thông), phát triển các trang trại, doanh nghiệp vừa và nhỏ và trên 2.000 làng nghề.

Thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng NNNT

Trong thời gian tới, để tạo động lực thúc đẩy phát triển nhanh và bền vững thị trường tín dụng NNNT, chúng ta nên có những giải pháp đồng bộ và mạnh mẽ hơn.

Một là, tăng cường vai trò của Chính phủ trong các hoạt động tín dụng nông thôn như xây dựng và quản lý các quy hoạch phát triển NNNT; sử dụng đất, thực hiện chính  sách giao đất và cấp chứng nhận quyền sử dụng đất tạo thuận lợi cho các hoạt động xúc tiến đầu tư và  cho vay, thế chấp trong tín dụng nông thôn.

Đặc biệt, cần khuyến khích quá trình tích tụ ruộng đất cho kinh doanh lớn thông qua những điều chỉnh thích hợp; mạnh dạn về hạn điền và thời gian, phương thức giao đất.

Thực hiện các hỗ trợ trực tiếp tài chính - tín dụng trong những trường hợp đặc biệt, như khắc phục hậu quả thiên tai, phát triển vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo, vùng dân tộc thiểu số; thực hiện các chương trình thí điểm xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp…

Trong một số trường hợp, Nhà nước có thể lập các doanh nghiệp nhà nước chuyên bao tiêu sản phẩm nông nghiệp, nhất là chế biến xuất khẩu, tạo điều kiện hình thành các vùng chuyên canh và sản phẩm, thương hiệu xuất khẩu có sức cạnh tranh cao, cũng như tạo thuận lợi và an toàn cho việc cấp tín dụng của ngân hàng  và hỗ trợ các hoạt động này.

Hai là, tăng cường năng lực tài chính, quản trị rủi ro và đổi mới hoạt động của các tổ chức tín dụng NNNT, nòng cốt là Ngân hàng NNPTNT, Quỹ tín dụng nhân dân, Ngân hàng Chính sách xã hội theo hướng tái cấu trúc và tăng vốn điều lệ, tăng năng lực tài chính cho các định chế này; cải tiến phương thức cho vay vốn của ngân hàng theo hướng giảm bớt các thủ tục phiền hà, nhằm tạo thuận lợi cho người vay dễ dàng và nhanh chóng vay được vốn với chi phí giao dịch thấp (thủ tục đơn giản và nhanh chóng nhận được tiền)…

Ba là, tăng cường đa dạng hóa các nguồn vốn và sản phẩm tín dụng cho phát triển NNNT. Nhà nước cần mở rộng tự do hóa, cùng với tăng cường tiêu chuẩn hóa và các hoạt động giám sát hoạt động của các tổ chức tín dụng chính thức (hệ thống ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, các tổ chức tài chính vi mô) và phi chính thức (quan hệ vay mượn gia đình, bạn bè, người thân…) trong nước và nước ngoài để hỗ trợ các tổ chức tín dụng đa dạng hóa nguồn vốn và sản phẩm tín dụng phù hợp với trình độ phát triển và dân trí, tập quán  ở mỗi địa phương…

Các ngân hàng và tổ chức tín dụng cần thành lập bộ phận chuyên trách và mở rộng mạng lưới ở những nơi có điều kiện để thực hiện việc huy động vốn.

Kết hợp nhiều phương thức cho vay linh hoạt như phương thức cho vay dự án đầu tư, cho vay hạn mức tín dụng, cho vay hợp vốn… nhằm giúp cho người vay chủ động hơn trong sử dụng vốn phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp, giảm thủ tục vay, tiết kiệm được các chi phí gián tiếp khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

Đặc biệt, có thể phát triển loại hình tín dụng cho thuê tài chính trong lĩnh vực NNNT. Mở rộng thị trường cho thuê tài chính nông thôn nhằm khắc phục hạn chế về tài sản đảm bảo nợ vay (cho vay không cần tài sản thế chấp như vay ngân hàng); có thể cho thuê tài chính giúp các hộ sản xuất đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ với qui mô vốn lớn, thời gian cho thuê trung, dài hạn (5 - 10 năm) đáp ứng nhu cầu vốn, thực hiện cơ giới hóa NNNT.

Bên cạnh đó, các ngân hàng khi cho vay cần tư vấn cho các hộ sản xuất một phương án theo quy trình khép kín (từ sản xuất - chế biến đến tiêu thụ hàng hoá, sản phẩm). Căn cứ trên kế hoạch, phương án kinh doanh, dự án đầu tư để hoạch định nguồn vốn đáp ứng sao cho mọi giai đoạn của qui trình được thực hiện thông suốt. Điều này thuận lợi cho cả người vay và ngân hàng trong quá trình cho vay sản xuất và thu nợ khi sản phẩm được tiêu thụ.

TS. Nguyễn Minh Phong

(Viện Nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội

Nguồn tin: Chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Tín dụng, nông thôn

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 66


Hôm nayHôm nay : 5899

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 282858

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30131418

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên