04:14 ICT Thứ sáu, 26/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Quản trị-Đầu tư

Có nên trao cho NHTW thêm những nhiệm vụ mới? (phần 1)

Thứ tư - 16/03/2011 23:44
Khủng hoảng tài chính tuy làm lung lay niềm tin của công chúng vào NHTW nhưng lại mang đến cho tổ chức này nhiều quyền hạn chưa từng có.

 

Tương tự nhưng có phần lặng lẽ hơn, ông Warsh phàn nàn về chính sách nới lỏng định lượng (QE) của FED - mua vào trái phiếu chính phủ bằng tiền in thêm - sẽ tạo ra những bất cân bằng mới trong nền kinh tế toàn cầu và hướng FED vào địa hạt chính trị.

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007 các NHTW đã mở rộng phạm vi quyền lực của mình, dù nhờ ý tưởng của chính họ hoặc do chỉ thị của chính phủ thì điều đó cũng vượt ra ngoài khuôn khổ chính sách tiền tệ thông thường.

Họ không chỉ mua trái phiếu chính phủ và các loại tài sản khác. Họ còn nhận nhiều trách nhiệm giám sát ngân hàng và sự ổn định của hệ thống tài chính hơn.

Các nhiệm vụ mới đòi hỏi các chính sách “thận trọng vĩ mô” (macroprudential) mới: về bản chất, điều này có nghĩa là kiểm soát các ngân hàng cùng với trông chừng bất kỳ ảnh hưởng nào tới toàn bộ nền kinh tế.

Và các nhiệm vụ cũ của chính sách tiền tệ cũng chẳng dễ dàng thực hiện hơn. NHTW đang trở thành một cuộc chơi phức tạp hơn nhiều.

Nhiệm vụ mới, thách thức mới.

Có một đồng thuận chính trị nổi lên từ trước khủng hoảng: các NHTW nên được điều hành bởi những nhà kỹ trị, không bị chính phủ can thiệp, theo đuổi một mục đích duy nhất là ổn định giá cả với một công cụ duy nhất là lãi suất ngắn hạn.

Rất nhiều NHTW đã chuyển quyền giám sát các ngân hàng cho những cơ quan quản lý khác. Mối liên hệ giữa lãi suất và lạm phát có thể không chính xác, nhưng ít nhất các NHTW có rất nhiều lý thuyết và thực tiễn làm kim chỉ nam cho họ.

Trái lại, những tác động từ các chính sách tiền tệ phi truyền thống, ví dụ như việc mua vào trái phiếu, phần lớn là chưa được nghiên cứu.

Những người đồng tình cho rằng lãi suất ở mức gần hoặc bằng 0 là một cách hợp lý để giữ dòng lưu chuyển tín dụng và ngăn chặn giảm phát.

Bên phản đối thì nói rằng việc đó sẽ khuyến khích hoang phí ngân sách và có nguy cơ tái tạo những bong bóng đầu cơ vốn khởi nguồn cho khủng hoàng tài chính.

Ông David Archer của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS), một tổ chức hợp tác của các NHTW, lưu ý rằng về khía cạnh chính trị thì ổn định tài chính là một nhiệm vụ mạo hiểm hơn nhiều so với ổn định giá cả.

Trong giai đoạn bùng nổ, các biện pháp an toàn vĩ mô như là hạn chế cho vay sẽ có xu hướng khiến dân chúng giận dữ và nếu biện pháp đó ngăn chặn được một cuộc khủng hoảng thì dư luận cũng chẳng biết cho.

Tuy nhiên nếu một cuộc khủng hoảng ập tới thì dư luận, với sự bới móc hoàn hảo, sẽ đổ lỗi cho NHTW vì không phản ứng sớm hơn. Ông nói thêm rằng "mối quan hệ giữa NHTW và chính phủ chắc sẽ trở nên khó khăn và mang tính chính trị nhiều hơn"

Về nguồn

Theo nghĩa nào đó thì các NHTW đã trở về với chức năng nguyên thủy của họ. Những NHTW đầu tiên được lập ra để giải quyết các công việc tài chính và phát hành tiền tệ cho một quốc gia.

Điều đó mang lại cho họ những lợi thế cạnh tranh mà hiển nhiên sẽ dẫn tới việc trở thành người cho vay cuối cùng của các ngân hàng thương mại.

Bởi những khoản vay như vậy tạo ra rủi ro đạo đức và nguy cơ tổn thất nên họ cũng trở thành người giám sát những ngân hàng thương mại.

Chỉ sau đó thì chính sách tiền tệ, tức điều hành lạm phát và tăng trưởng kinh tế, mới trở thành nhiệm vụ hàng đầu của họ.

Charles Goodhart, một nhà sử học tiền tệ và nguyên thành viên của hội đồng chính sách tiền tệ NHTW Anh, đã lưu ý rằng "Các chức năng tiền tệ (vĩ mô) của NHTW chủ yếu đi liền chức năng giám sát."

Trong vài thập kỷ trước cuộc khủng hoảng, cái nhìn chung của giới trí thức đã thay đổi.

Chính sách tiền tệ đã chấp nhận nhiều mạo hiểm hơn theo một qui tắc gần như khoa học: điều chỉnh hợp lý lãi suất ngắn hạn có thể giữ lạm phát ở mức thấp và do đó tách được những giai đoạn khó khăn ra khỏi chu kỳ kinh doanh.

Các NHTW được hỗ trợ bởi những thị trường ngày càng phức tạp mà bằng cách khuếch tán rủi ro chúng rõ ràng đã làm hệ thống tài chính linh hoạt hơn.

NHTW và các cơ quan giám sát "đã bị ru ngủ với tâm lý tự mãn, kết quả của chủ nghĩa lạc quan thái quá và những trải nghiệm may mắn", theo lời của bà Janet Yellen, Phó Chủ tịch FED.

Nhiều NHTW đã rất có trách nhiệm về ổn định tài chính nhưng cách họ xử lý thì rất kém. Năm 1996, NHTW Anh (BOE) đi đầu trong việc ra báo cáo về ổn định tài chính (FSR); trong thập kỷ tiếp theo thì khoảng 50 NHTW và IMF đã làm theo cách này.

Nhưng theo một nghiên cứu được trích dẫn bởi Howard Davies và David Green trong cuốn "Ngân hàng trong tương lai: Sự sụp đổ và trỗi dậy của NHTW" xuất bản năm ngoái, thì trong năm 2006 hầu như tất cả các báo cáo, bao gồm cả của Anh, đều đã đánh giá hệ thống tài chính ổn định.

Họ viết "nhiều NHTW đã thực hiện rất tồi" chức năng cơ bản là phát hiện những mối nguy hiểm mới. Các tác giả, đều từng làm việc tại BoE, quy những thất bại trong FSR cho sự thiếu năng lực và việc không sẵn sàng công bố những yếu kém.

Không tìm ra được vấn đề đối với toàn hệ thống nên cũng chẳng phát hiện được điều gì khi giám sát từng ngân hàng.

FED là một trong bốn cơ quan quyền lực nhất quản lý ngân hàng cấp quốc gia tại Hoa Kỳ bởi họ giám sát các ngân hàng như Citigroup hay Bank of America (cần sự hỗ trợ từ liên bang) và Wachovia (được cứu khỏi sụp đổ từ vụ sát nhập với Wells Fargo).

Tuy nhiên theo lời khai và tài liệu thu thập bởi Ủy ban điều tra khủng hoảng tài chính của Quốc hội thì các cơ quan giám sát này lại thiếu nhân sự, quá thờ ơ đối với các ngân hàng, mất tinh thần bởi thiếu sự ủng hộ từ cấp trên của họ, không biết gì về những gì các cơ quan quản lý khác đang làm và miễn cưỡng trừng phạt các ngân hàng vì sợ gây bất ổn thị trường.

Không ngạc nhiên khi sự tin tưởng của dân chúng đối với các NHTW đã giảm mạnh. Điều đáng chú ý hơn là họ đang được trao nhiều trách nhiệm hơn chứ không phải là ít đi.

Các chính phủ đã chỉ thị cho họ giám sát ổn định tài chính; hoặc các NHTW đã vơ lại nhiệm vụ này cho chính họ.

Các rào cản vế thể chế giữa việc giám sát các ngân hàng và chính sách tiền tệ đã được xóa bỏ với hy vọng các NHTW sẽ có một bức tranh đầy đủ hơn về các hiểm họa tài chính và kinh tế vĩ mô.

Minh Tuấn

Nguồn tin: VN Economy

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70


Hôm nayHôm nay : 4337

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 401399

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30249959

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên