20:59 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Quản trị-Đầu tư

3 điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Thứ hai - 08/11/2010 17:21
Ành minh họa

Ành minh họa

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 109/2010/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2011. Theo đó, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải đáp ứng đủ 3 điều kiện

3 điều kiện trên gồm: 1- Được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. 2- Có ít nhất 1 kho chuyên dùng với sức chứa tối thiểu 5.000 tấn thóc, phù hợp với quy chuẩn chung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NNPTNT) ban hành. 3- Có ít nhất 1 cơ sở xay, xát thóc, gạo với công suất tối thiểu 10 tấn thóc/giờ, phù hợp quy chuẩn chung do Bộ NNPTNT ban hành.

Trong thời hạn 9 tháng, kể từ ngày 1/1/2011, thương nhân chưa có GCN đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo vẫn được tiếp tục kinh doanh xuất khẩu gạo.

Tuy nhiên kể từ ngày 1/10/2010, thương nhân không có GCN không được hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo.

Thương nhân có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã hoạt động sản xuất, xuất khẩu gạo trước ngày 1/1/2011 tiếp tục được hoạt động theo giấy phép đã được cấp.

Kho chứa, cơ sở xay, xát  trên phải thuộc sở hữu của thương nhân và phải nằm trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu hoặc có cảng biển quốc tế có hoạt động xuất khẩu thóc, gạo tại thời điểm thương nhân đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (GCN).

Bộ Công Thương là cơ quan cấp GCN đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo cho thương nhân.

Thương nhân phải dự trữ tối thiểu 10% lượng gạo đã xuất khẩu 6 tháng trước đó

Về dự trữ lưu thông, Nghị định quy định, thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo phải thường xuyên duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu tương đương 10% số lượng gạo mà thương nhân đã xuất khẩu trong 6 tháng trước đó.

Khi mua thóc, gạo hàng hóa xuất khẩu, thương nhân có trách nhiệm thông báo với UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương các điểm mua thóc, gạo và công bố các điểm mua này để người dân biết; niêm yết giá mua theo chất lượng, chủng loại thóc, gạo hàng hóa để tạo điều kiện thuận lợi cho người nông dân trực tiếp giao dịch.

Khuyến khích thương nhân mua, thóc, gạo hàng hóa thông qua hợp đồng ký với người sản xuất theo chính sách hiện hành của Nhà nước về tiêu thụ nông sản hàng hóa thông qua hợp đồng.



Theo thuvienphapluat

Nguồn tin: Thư viện pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 43


Hôm nayHôm nay : 15798

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 374081

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29791779

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên