02:04 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội » Pháp luật

Muốn từ con: Không dễ!

Thứ hai - 24/09/2012 10:39
Ảnh

Ảnh

Có nhiều trường hợp bất khả kháng cha mẹ phải từ bỏ quyền nuôi con, tuy nhiên hiện luật không quy định điều này nên tòa không thể thụ lý giải quyết.
 

 

Theo hồ sơ, do công việc làm ăn, anh T. thường xuyên qua Đức công tác. Tại đây, anh T. phát sinh tình cảm với chị H. và đến năm 2010, chị H. sinh một bé trai.

Tòa không giải quyết

Ít lâu sau, anh T. về nước, còn chị H. ở Đức một mình nuôi con. Nhiều lần trao đổi qua lại, anh H. đồng ý từ bỏ quyền nuôi con. Chị H. cũng không dây dưa thêm. Tuy nhiên, một mình nơi xứ người, chị không đủ sức nuôi con nên làm thủ tục cho con nhập tịch và xin trợ cấp của chính phủ Đức để trang trải cuộc sống hai mẹ con. Ngoài việc nộp các giấy tờ chứng minh hoàn cảnh thực tế, chính phủ Đức yêu cầu chị phải có quyết định của tòa án tại Việt Nam về việc anh T. từ chối nuôi con.

Trước yêu cầu này, chị về nước liên hệ với tòa án nơi anh T. sinh sống để làm thủ tục. Tuy nhiên, tòa đã từ chối vì không thuộc thẩm quyền giải quyết và pháp luật Việt Nam cũng không có quy định về vấn đề này.

Hoàn cảnh trên của chị H. hiện không phải là trường hợp cá biệt bởi thực trạng hiện nay cũng có rất nhiều trường hợp người làm cha, làm mẹ từ con từ khi mới sinh, đồng ý cho bên còn lại nuôi con. Tuy nhiên, tòa đã từ chối giải quyết như trường hợp của chị H. nêu trên.

Làm sao để bảo vệ quyền lợi trẻ?

Trao đổi về vấn đề này, luật sư Trần Hải Đức (Đoàn Luật sư TP.HCM) cho biết Luật Hôn nhân và Gia đình hiện nay không có chế định từ con. Người làm cha, làm mẹ không thể từ chối nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái vì thế yêu cầu của chị H. tòa không thể thụ lý giải quyết.

Tuy nhiên, luật sư Đức cho biết thêm ở đây có sự xung đột pháp lý giữa nước ta với Đức. Luật nước Đức lại cho phép cha mẹ có thể từ con, từ chối nghĩa vụ nuôi con.

Luật gia Đặng Đình Thịnh (Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Hội Luật gia Việt Nam) phân tích đây là vấn đề nan giải do có sự xung đột pháp lý giữa hai nước. Vì thế để gỡ vướng thì một trong hai hệ thống pháp luật phải có sự điều chỉnh.

Theo luật gia Thịnh, do đứa trẻ đang được nuôi dưỡng tại nước ngoài và cần chính sách hỗ trợ của nhà nước này nên chăng cần sự điều chỉnh pháp luật nước đó. Chị H. có thể liên lạc với nước sở tại hỏi lại thủ tục trong trường hợp không có quyết định của tòa án Việt Nam như yêu cầu thì có thể có cách khác không. Chẳng hạn như giấy xác nhận chị một mình nuôi con hoàn cảnh khó khăn... Trong trường hợp này, chị H. nên yêu cầu sự hỗ trợ của lãnh sự quán nước ta tại Đức. Còn việc điều chỉnh pháp luật nước ta cho vấn đề này e khó thực hiện. Bởi lẽ nếu sửa luật là cùng lúc phải sửa Luật Hôn nhân và Gia đình, luật dân sự và luật tố tụng dân sự. Tuy nhiên, về lâu dài nên chăng có việc điều chỉnh luật trong một phạm vi nhất định để giải quyết cho những trường hợp trẻ đang sinh sống ngoài lãnh thổ như con chị H.

Nên khởi kiện để linh hoạt xử lý

Một thẩm phán Tòa Dân sự TAND TP.HCM bàn thêm, tập quán và đạo lý nước ta cũng như pháp luật không cho phép việc từ chối nghĩa vụ nuôi dưỡng con. Trong trường hợp chị H. có thể linh hoạt bằng cách khởi kiện ra tòa yêu cầu anh T. cấp dưỡng nuôi con. Căn cứ vào lý do nào đó như anh T. đang mất khả năng lao động không có thể cấp dưỡng nuôi con tại thời điểm hiện tại.... tòa bác yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chứ tòa không thể ra quyết định khước từ quyền nuôi dưỡng con của người cha được.

Nên đẩy mạnh ký hiệp định tương trợ tư pháp

Hiện nước ta và Đức chưa có hiệp định tương trợ tư pháp nên linh động giải quyết những trường hợp như trên là bất khả kháng. Chúng ta nên đẩy mạnh việc ký hiệp định tương trợ tư pháp với nhiều nước nhằm bảo đảm quyền lợi cho công dân nước ta sinh sống tại nước ngoài.

Luật gia ĐẶNG ĐÌNH THỊNH, Giám đốc Trung tâm Trợ giúp pháp lý Hội Luật gia Việt Nam

Cần điều chỉnh luật để bảo vệ trẻ nhỏ

Trong trường hợp này, chiếu theo Luật Hôn nhân và Gia đình thì VKS không thể kiến nghị tòa ra quyết định để đảm bảo quyền lợi cho trẻ nhỏ bởi mẹ bé là người đủ năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, theo tôi về lâu dài cần chỉnh sửa luật sao cho bảo vệ quyền lợi của công dân nhỏ của chúng ta ở nước ngoài. Có thể là điều chỉnh Luật Hôn nhân và Gia đình hoặc Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ra nghị quyết hướng dẫn giải quyết các trường hợp thực tế này.

Một kiểm sát viên cao cấp Viện Phúc thẩm III, VKSND Tối cao

HOÀNG YẾN


Nguồn tin: phapluatvn.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 72


Hôm nayHôm nay : 846

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 376189

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29793887

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên