19:27 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội

Luật sư Nguyễn Văn Hậu và cuộc tư vấn lúc... nửa đêm

Thứ năm - 10/02/2011 07:42
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong cuộc gặp gỡ cuối năm, câu chuyện của Luật sư Nguyễn Văn Hậu không xoay quanh những vụ kiện đình đám mà chỉ là những băn khoăn, trăn trở của một người luật sư trước tình đời, tình người và nỗi khổ của người lao động khi “vô phúc đáo tụng đình”.

 

Năm 2010 là năm mà tôi cứ băn khoăn một câu hỏi, người giáo viên, anh là ai, anh được đối xử như thế nào trong xã hội ngày nay?
  
Dẫu biết rằng nghề giáo cũng là một nghề, người giáo viên cũng là người lao động, họ cũng phải bị điều chỉnh bởi pháp luật. Nhưng sau một năm tư vấn cho một số trường hợp người giáo viên bị quyết định cho thôi việc tôi thật sự cảm thấy chạnh lòng bởi “nhân tình thế thái”.
 
Những ai ghi vào lòng câu “tôn sư trọng đạo” hẳn sẽ ngậm ngùi khi chứng kiến cảnh thầy cô giáo một thời cầm phấn đứng trên bục giảng phải ra chốn pháp đình cãi lý, cãi lẽ để bảo vệ quyền lợi cho mình trước những quyết định buộc thôi việc.

Như vụ thầy giáo B. bị buộc thôi việc vì bắt học sinh thụt dầu 100 cái. Tôi luôn tự hỏi, liệu có cần phải đối xử như vậy với một người thầy. Đời sống giáo viên vốn đã chật vật với đồng lương khiêm tốn, nay cũng vì phạm chút sai lầm thầy B. phải ra tòa để trước là bảo vệ thanh danh, sau là giữ lấy cái nghề mà thầy đã hết sức tận tâm. Thật đáng buồn!
 
Trong năm qua, những điều đọng lại trong tôi không chỉ là những vụ án lớn mình trực tiếp bào chữa mà còn là những “ca” tư vấn về luật lao động cho rất nhiều đối tượng ở nhiều ngành nghề khác nhau.
 
Tính đến thời điểm hiện tại, tôi đã có gần 10 năm cộng tác với báo Người Lao Động để giải đáp những thắc mắc của bạn đọc liên quan đến pháp luật lao động.
Công nhân Công ty Trường Lợi đang làm việc (Ảnh minh họa)
 
Khi một câu hỏi được trả lời trên báo không có nghĩa là mọi thắc mắc đã được giải quyết, đằng sau đó mọi chuyện vẫn tiếp diễn. Đó là là miếng cơm manh áo, là nỗi niềm của những người lao động khi họ bị đối xử bất công.

Luật sư Nguyễn Văn Hậu - Trưởng Ban Tuyên truyền Hội Luật gia TPHCM, là người nổi tiếng với những vụ án lớn như vụ ca sĩ Phương Thanh kiện chủ nhân blog Cô Gái Đồ Long, vụ nông dân kiện Vedan hay gần đây nhất là vụ diễn viên Lý Hương với cáo buộc bắt cóc con gái ruột.

Mục “tư vấn pháp luật lao động” của báo như là một chiếc cầu nối giữa tôi và người lao động. Qua chuyên mục này, nhiều người đã tìm đến văn phòng tôi để nhờ tư vấn thêm và đề nghị tôi bào chữa khi ra tòa.
 
Tuy nhiên, hầu hết các trường hợp tôi đều từ chối. Tôi chỉ tư vấn cho họ về luật, chỉ cho họ những cách để tự bảo vệ mình, tôi giải thích cho họ hiểu rằng, một người công nhân khi ra tòa mà có luật sư riêng lại vô tình gây ấn tượng bất lợi trước hội đồng xét xử. Rất nhiều trường hợp, sau khi được văn phòng “vẽ đường” họ đã tự bảo vệ quyền lợi cho mình thành công.
 
Nhưng không phải vụ việc nào cũng xuôi chiều mát mái, có nhiều người tôi phải tiếp hàng chục lần, bỏ rất nhiều thời gian để nghe họ nói, đôi khi chỉ là những lời cảm thán, là những bức xúc không biết giãi bày cùng ai.
 
Như vụ chị N.T.D. là nhân viên làm việc trong ngành bưu điện. Chị mất rất nhiều năm để theo đuổi vụ kiện liên quan đến quyết định buộc thôi việc của đơn vị mình. Trong suốt thời gian đó, chị tìm đến văn phòng chúng tôi rất nhiều lần, tôi đã tư vấn cho chị từ cấp sơ thẩm đến phúc thẩm nhưng đều... thua kiện.
 
Có lần, nửa đêm chị gọi điện đến cho tôi mào đầu bằng lời xin lỗi: “Tôi biết giờ này luật sư đã ngủ nhưng tôi đang rất rối trí và cần được anh chia sẻ…”. Cảm thông cho hoàn cảnh của chị, tôi hướng dẫn chị làm đơn gởi lên TAND tối cao. Và cuối cùng bao công sức bỏ ra cũng được đền đáp, TAND tối cao đã có bản án giám đốc thẩm bảo vệ quyền lợi cho chị.
 
Dù xã hội đã phát triển nhưng hiểu biết của người dân về pháp luật nhất là pháp luật lao động còn rất hạn chế. Ngoài những câu hỏi mà bạn đọc gởi về cho báo, hằng ngày trong email cá nhân tôi cũng nhận được cả chục thư hỏi nhờ giải đáp của người lao động. Cộng tác với báo, trả lời email cho bạn đọc, dù mất nhiều thời gian nhưng nếu không làm tôi luôn cảm thấy mắc nợ người lao động.
 
Cuộc sống luôn vận động, những vấn đề pháp lý luôn phát sinh hằng ngày. Trả lời những câu hỏi, thắc mắc của bạn đọc cũng là một cách để tôi tự bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho mình. Và quan trọng hơn hết, với tôi, luật sư không chỉ biết đến tòa, bào chữa cho thân chủ để kiếm thu nhập mà phải góp sức mình vào công tác "xóa đói giảm nghèo” về pháp luật cho người dân.
Thiên Kim ghi

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 75


Hôm nayHôm nay : 14858

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 373141

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29790839

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên