00:56 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Pháp luật & Đời sống xã hội

Hiệu trưởng Đại học FPT đề nghị bỏ bậc trung học phổ thông

Thứ hai - 13/08/2012 11:44
Ảnh

Ảnh

Theo TS. Lê Trường Tùng, hệ thống giáo dục Việt Nam cần phải tái kiến trúc theo mô hình “1 tiểu – 1 trung – 1 cao – 1 đại”, không cần duy trì khối trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề.

 


Việc giảm thời gian học sẽ giảm chi phí xã hội, tăng thời gian cống hiến của cá nhân và đất nước có thêm nguồn lao động trẻ. Ảnh minh họa.

Tham luận “Hướng tới 1 nền giáo dục thực sự đổi mới” của TS. Lê Trường Tùng,Hiệu trưởng Đại học FPT, Phó Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập, đã gây ấn tượng mạnh đối với các đại biểu tham dự “Hội thảo Khoa học Đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam trong môi trường CNTT” tổ chức sáng 11/8.

Theo TS. Lê Trường Tùng, hệ thống giáo dục Việt Nam cần phải tái kiến trúc nhằm giúp định hướng nghề nghiệp, phân luồng nghề nghiệp sớm, giải quyết tâm lý xã hội đang đổ xô chen chúc vào cửa đại học; liên thông các cấp học trong nước mềm dẻo; giảm thời gian vào đời, hướng tới việc học suốt đời; quản lý nhà nước thuận lợi, không chồng chéo.

TS. Lê Trường Tùng đã mạnh dạn đề xuất kiến trúc mới “1 tiểu – 1 trung – 1 cao – 1 đại”. Nghĩa là 1 cấp tiểu học, thời gian học 5 năm; 1 cấp trung học - 4 năm; 1 cấp cao đẳng - 3 năm (hiện đang có dự kiến gộp cao đẳng nghề và cao đẳng chuyên nghiệp); và 1 cấp đại học.

Với kiến trúc này, sau 9 năm sẽ xong phổ thông, học sinh sẽ có bằng tốt nghiệp văn hóa phổ thông. Trong kiến trúc giáo dục sẽ không còn trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, mà sẽ thay thế bằng 2 năm dự bị đại học dành cho những ai muốn học đại học. Trung học chuyên nghiệp và trung học nghề được gộp chung thành 1,5 năm đầu của cao đẳng.

Như vậy, việc phân luồng được diễn ra từ năm lớp 9 thay vì lớp 12 như hiện nay. Thời gian học đại học chỉ còn 3 năm vì đã có 2 năm học dự bị đại học.

Nếu kiến trúc này được áp dụng, tuổi để có bằng phổ thông sẽ là 15 (trước là 18), tuổi có bằng cao đẳng/cao đẳng nâng cao là 17 – 18 (trước là 21), tuổi có bằng đại học là 20 – 21 (trước là 22 – 23).

“Thanh niên vào đời sớm hơn, phù hợp với tiêu chí sinh học giới trẻ hiện nay, việc giảm thời gian học ngoài cái lợi là giảm chi phí xã hội còn tăng được thời gian cống hiến của cá nhân và đất nước có thêm nguồn lao động trẻ. Bên cạnh đó còn có thể lôi kéo sinh viên học sinh ở nước ngoài vào học tại Việt Nam”, TS. Lê Trường Tùng nhấn mạnh.

 

Việc bỏ khối THPT là một trong hàng loạt các đề xuất về cải cách giáo dục - một vấn đề đang được dư luận quan tâm. Độc giả có thể chia sẻ ý kiến của mình về ý kiến trên Tại đây.

 

Theo ICT News

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Comment addGửi bình luận của bạn
Mã chống spamThay mới

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 71


Hôm nayHôm nay : 672

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 377840

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30226400

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên