18:50 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghề nghiệp

Thợ thủ công thành họa sĩ

Chủ nhật - 21/11/2010 10:10
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Họa sĩ Trần Văn Hải muốn người xem cùng thông cảm với nỗi khó khăn, nhọc nhằn của người lao động. Tác phẩm của anh như những bài thơ ca ngợi cuộc sống
Nhận được thư mời dự triển lãm cá nhân của họa sĩ Trần Văn Hải về “tranh thủy mặc”, tôi nửa tin nửa ngờ. Đến khi nhận được điện thoại của anh, tôi mới biết đó là sự thật và không thể không khâm phục. Tôi quen Trần Văn Hải khi anh còn là người thợ thủ công trẻ kiếm sống bằng cách mài tranh sơn mài.
 

Họa sĩ Trần Văn Hải tại phòng triển lãm

 
Ham học hỏi
 
Sinh năm 1970 tại TPHCM trong một gia đình nghèo, phải lo kiếm sống từ thuở thiếu thời nên Hải học hành chẳng tới đâu. 18 tuổi, Hải học việc và làm tại Công ty Mỹ thuật TPHCM, chỉ mong ổn định cuộc sống. Rồi anh học thêm chép tranh và rất say mê với nghề này. Người quen cần một bức tranh chép để làm quà tặng, Hải sẵn sàng làm giúp, chỉ lấy tiền vật tư. Tính tình hiền lành, không cầu lợi của Hải được nhiều người quý trọng.
 
Bước ngoặt nghề nghiệp của Hải là lúc anh vào làm công cho Hội quán Mỹ thuật Kỳ Long của họa sĩ Lý Khắc Nhu. Sự cần mẫn của anh không chỉ được gia đình họa sĩ Lý Khắc Nhu yêu quý mà còn được giới họa sĩ người Hoa thương mến. Một lần, Hội quán Kỳ Long mời họa sĩ Lý Tùng Niên đến giảng dạy tranh thủy mặc, Hải theo học bởi sự tò mò và cũng muốn tìm hiểu thêm dòng tranh này. Anh chính thức làm quen với mực tàu, giấy bản là lúc TPHCM rộ lên phong trào viết thư pháp chữ quốc ngữ. Vừa học vừa làm, vừa làm vừa học... sự ham học hỏi của anh khiến các họa sĩ người Hoa như Lý Tùng Niên, Lý Khắc Nhu, Trương Hán Minh, Trương Lộ... động lòng. Gặp dịp, mỗi người lại chỉ cho anh một tí “mẹo luật” trong nghề.
 
Tuy không thực sự thọ giáo ai nhưng “một tí” của các bậc danh sư của dòng tranh thủy mặc ở TPHCM khiến Hải nhớ ơn suốt đời. Anh tâm sự: “Đang mày mò toát mồ hôi, gặp danh sư cầm tay nhấc cây bút lên một chút, tôi thấy như đang đi trong bóng đêm gặp được ánh đèn. Nhờ vậy mà tôi có được những giải thưởng, được những bậc thầy, bậc đàn anh thừa nhận và có được một triển lãm riêng cho mình”.
 
Nhìn 55 tác phẩm hội họa khổ lớn trưng bày tại phòng triển lãm cuối tháng 10 vừa qua, họa sĩ Lý Tùng Niên vui mừng: “Hôm nay, tác phẩm của họa sĩ Trần Văn Hải thật sự phát triển theo hướng tranh thủy mặc, có thể nói rằng đã đạt đến thành tựu đáng mừng, đáng khen”.
 
Góp phần làm mới tranh thủy mặc
 
Từ năm 2001 đến nay, Trần Văn Hải đảm nhận vai trò Phó Chủ nhiệm CLB Mỹ thuật quận 5 – TPHCM. Chỉ riêng từ năm 2005 đến nay, anh đã tham gia 9 lần triển lãm và đã được 3 giải thưởng chính thức do Hội Mỹ thuật VN trao tặng. Năm 2008, người thợ thủ công Trần Văn Hải của ngày nào đã chính thức trở thành hội viên Hội Mỹ thuật VN. Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM cũng đã mua của anh 2 bức tranh khổ lớn.
 
Xem triển lãm lần này, tôi cứ “dùng dằng nửa ở nửa về” trước những bức tranh gà của Hải. Nhiều người cho rằng hình tượng gà không chỉ được Hải tả thực sinh động mà đã có tính bán trừu tượng trong những nét đen của lông, cánh, đuôi..., khá mạnh mẽ và hấp dẫn. Không phải là người trong nghề nhưng với tôi, những nét đen của lông, cánh, đuôi... được thể hiện ở các bức tranh gà kia là những nét “thư pháp” mà Hải đã khổ luyện trong nhiều tháng ngày làm quen với mực tàu, giấy bản từ chục năm trước.
 
Tôi còn thấy Hải làm mới dòng tranh thủy mặc, như kỹ thuật loang mực làm nứt rạn giống như men rạn trên gốm hoặc kỹ thuật ép mực trên các chất liệu có độ sần, nhám giống như cách in lồi của nghệ thuật đồ họa...
 
Họa sĩ Nguyễn Huy Khôi nhận xét: “Mảng tranh tả thực của Trần Văn Hải cũng cho ta thấy đầy đủ hơn về lối vẽ của những tác phẩm đã từng đoạt giải thưởng mấy năm gần đây như Phiên chợ Long Hải, Thanh niên vùng biển, Một ngày mới, Cuộc sống mới, Quà của biển... Anh khai thác nét đẹp của những người lao động vất vả như nông dân, ngư dân, công nhân... Anh muốn người xem cùng thông cảm nỗi khó khăn, nhọc nhằn của người lao động. Tác phẩm của anh như những bài thơ ca ngợi cuộc sống bình dị, hài hòa”.
 

HỌA SĨ UYÊN HUY, CHỦ TỊCH HỘI MỸ THUẬT TPHCM:

Một nhân tố điển hình
 
Tranh thủy mặc là loại hình nghệ thuật đặc trưng độc đáo của Trung Quốc. Để trở thành tài năng của ngôn ngữ này, phải khổ luyện với lòng say mê sáng tạo mỹ thuật. Đội ngũ họa sĩ trẻ trong lực lượng vẽ tranh thủy mặc không nhiều và họa sĩ Trần Văn Hải được giới mỹ thuật TP coi là một nhân tố điển hình, đầy triển vọng.
 

Thời gian qua, anh đã chứng minh điều này bằng việc dấn thân mạnh mẽ vào các trại sáng tác và tích cực lao động sáng tạo, đồng thời có tư duy để tìm cách thể hiện, biến hóa ngôn ngữ, kỹ thuật diễn tả tranh thủy mặc theo cách riêng của mình.

 
Bài và ảnh: VU GIA

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 60


Hôm nayHôm nay : 14341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 372624

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29790322

Giới thiệu

Giới thiệu về nghiepvuketoan.vn

Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên