23:02 ICT Thứ năm, 28/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghề nghiệp

Cần việc, sao còn ngại khó?

Thứ tư - 03/11/2010 11:26
Cần việc, sao còn ngại khó?

Cần việc, sao còn ngại khó?

Ngại đi xa, ngại làm việc trái chuyên ngành là lý do khiến các bạn trẻ không tìm được việc làm như mong muốn

Tại Ngày hội Việc làm do Trường ĐH Nông Lâm TPHCM tổ chức, sinh viên Lê Hải Quỳnh, năm 4 Khoa Thủy sản Trường ĐH Nông Lâm TPHCM, sau khi tham quan các gian hàng, cho biết: “Rất nhiều công ty tuyển dụng đúng chuyên ngành tôi học nhưng đều ở xa nên tôi chưa quyết định nộp hồ sơ”.

 
Ngại đi xa
 
Ngại đi xa làm việc là tâm lý chung của nhiều sinh viên khi tốt nghiệp. Tại Ngày hội Việc làm ĐH Quốc gia TPHCM mới đây, mặc dù nhu cầu tuyển dụng lao động khá cao nhưng nhiều sinh viên không tìm được việc làm như mong muốn.
 
Sinh viên Trần Thanh Phúc đến từ Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TPHCM, cho rằng rất nhiều công ty có nhu cầu tuyển dụng vị trí kỹ thuật chuyên về công nghệ thông tin. Nhưng đáng buồn là hầu hết các công ty đều ở xa, trong khi nguyện vọng của Phúc là được làm việc trong doanh nghiệp gần nhà cho tiện việc đi lại.
  
 
Sinh viên trao đổi thông tin với nhà tuyển dụng tại Ngày hội Việc làm của Trường ĐH Nông  Lâm TPHCM
 
 
Cũng chính vì tâm lý ngại đi xa của sinh viên mà nhiều doanh nghiệp cũng gặp khó khăn trong quá trình tuyển dụng. Ông Nguyễn Thanh Mỹ, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Mỹ Lan Group (KCN Long Đức, Trà Vinh), cho biết: Mặc dù công ty có nhiều chính sách ưu đãi cho sinh viên về công ty làm việc như môi trường làm việc tốt, chính sách lương cạnh tranh cùng với các chế độ đào tạo, phát triển nhưng sinh viên còn ngần ngại vì sợ làm việc xa nhà. Chính vì thế, công ty buộc phải sử dụng nhân lực tại địa phương thông qua Trường ĐH Trà Vinh.
 
Ngại làm việc trái chuyên ngành
 
Một nguyên nhân khiến cho nhiều bạn trẻ không tìm được cơ hội việc làm như mong muốn đó là ngại làm việc trái với chuyên ngành đã học. Hầu hết sinh viên khi ra trường luôn mong kiếm được việc làm đúng với chuyên ngành được học chứ không muốn mở cánh cửa nghề nghiệp ra với những ngành nghề khác.
 
Cách đây 2 năm, khi kinh tế suy thoái, nhiều công ty cắt giảm nhân sự, một số nhân viên phải đảm nhận nhiều công việc khác nhau trái với chuyên ngành mình đã làm hoặc được học.
 
Nhưng điều bất ngờ khi suy thoái đi qua, các nhân viên đều nhận ra rằng đó cũng là cơ hội để họ có thêm kiến thức cũng như kinh nghiệm mà trước đó họ chưa hề biết.
 
Khi mới ra trường, sinh viên đừng ngại làm những việc khó, việc khổ. Vì nếu như công việc nhỏ mà các bạn không hoàn thành thì sẽ chẳng được giao những nhiệm vụ quan trọng hơn. Ở các doanh nghiệp, để trở thành giám đốc hay nhà quản lý thì trước đó nhân viên phải trải qua nhiều vị trí khác nhau trong các phòng ban. 

Bà Nguyễn Thị Liên (Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Quốc tế Phong Phú)

Chuyên gia tư vấn Trần Hữu Đức cho biết muốn đa năng thì hãy chấp nhận làm việc trái với chuyên ngành mình đã học, vì đó là cơ hội để các bạn trẻ thể hiện khả năng học hỏi của mình ở lĩnh vực mới. Qua việc làm trái chuyên môn, sinh viên sẽ tích lũy thêm kiến thức cũng như kỹ năng cho phát triển nghề nghiệp sau này. 
 
Thích làm quản lý
 
Cũng tại Ngày hội Việc làm ĐH Quốc gia TPHCM, trong chương trình giao lưu “Lập nghiệp, con đường không trải hoa”, khi diễn giả đặt câu hỏi: “Ai muốn làm sếp khi ra trường?” thì gần như 100% cánh tay của sinh viên tham dự đều giơ lên.
 
Mong muốn được làm sếp cũng đúng với kết quả khảo sát sinh viên và nghề nghiệp do Công ty Nhân Việt tiến hành trên gần 1.000 sinh viên chuẩn bị và mới tốt nghiệp.
 
Kết quả khảo sát cho thấy 98% sinh viên bày tỏ khát vọng làm sếp trong tương lai. Lý do mà các bạn muốn trở thành nhà quản lý, vì họ mong có được mức lương cao cũng như địa vị, quyền hành trong xã hội.
 
Một sinh viên từng tâm sự, đã tốt nghiệp ĐH thì phải làm việc trong văn phòng sạch đẹp có máy lạnh chứ không thể trở thành một công nhân suốt ngày cặm cụi bên máy móc, quần áo lấm lem.
 
Trong khi đó, bà Lại Thu Trúc, Công ty Mỹ Á, cho rằng sinh viên cần thay đổi quan điểm trong định hướng nghề nghiệp: “Các bạn đừng ngại khó mà hãy bắt đầu nghề nghiệp từ những công việc nhỏ nhất. Nếu không thì khó có thể phát triển tương lai nghề nghiệp sau này”. 
Bài và ảnh: Huỳnh Nga

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sinh viên, việc làm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 46


Hôm nayHôm nay : 16572

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 374855

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29792553

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên