Luật sư ĐỖ TRỌNG HIỀN 0909164167 – 0917303340 hien.lawyer2015@gmail.com nghiepvuketoan.vn dogialuat.vn
Nghiệp vụ kế toán / Đỗ Gia Luật / Luật sư Đỗ Trọng Hiền trân trọng chia sẻ bài viết
1.News/ Review Bản án "“Tranh chấp về tiền lương và bảo hiểm xã hội” Bản án số 25/2019/LĐ-ST Ngày 18/11/2019/ Đỗ Gia Luật/ Nghiệp vụ kế toán
VUI LÒNG LIÊN HỆ#Luật sư: Đỗ Trọng Hiền#0909164167 - 0917303340 #hienluatsu10031982@gmail.comTẢI LINK BẢN ÁN
Review Bản án "“Tranh chấp về tiền lương và bảo hiểm xã hội” Bản án số 25/2019/LĐ-ST Ngày 18/11/2019
- Sơ lược một số khái niệm
Tranh chấp lao động là một loại quan hệ tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực đặc thù của đời sống dân sự, lĩnh vực thuê mướn, sử dụng lao động.
“Tranh chấp lao động là tranh chấp về quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động”. [1]
Cũng như trong các quan hệ dân sự thông thường, khi tham gia quan hệ lao động, các bên nhằm hướng tới một lợi ích nhất định thông qua việc xác lập và thực hiện các quyền, nghĩa vụ. Quan hệ lao động là quan hệ xã hội được xác lập giữa người lao động, tập thể lao động với người sử dụng lao động, thông qua việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, việc ký kết và thực hiện thỏa ước lao động tập thể, các quy chế, thỏa thuận khác giữa các bên.
So với các quan hệ tranh chấp khác trong dân sự, kinh doanh thương mại, thì tranh chấp lao động có những đặc điểm riêng cả về chủ thể, khách thể và nội dung tranh chấp.
Về chủ thể: Một bên trong quan hệ tranh chấp bao giờ cũng là người lao động, hoặc tập thể lao động và một bên là người sử dụng lao động hoặc tổ chức khác có liên quan đến quan hệ lao động, như cơ quan bảo hiểm xã hội, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong BA này thì chủ thể gồm Bà Phạm Thị M (người lao động), Công ty TNHH MTV T và BHXH Tp. Đà Nẵng
Về khách thể: Khách thể của quan hệ lao động là lợi ích có được từ việc sử dụng sức lao động; do đó, trong quan hệ tranh chấp lao động, điều mà các bên tranh chấp mong muốn đạt được cũng chính là lợi ích của quá trình thực hiện quan hệ lao động.
Về nội dung tranh chấp: Tranh chấp về lao động là tranh chấp về các quyền, nghĩa vụ và lợi ích phát sinh giữa các bên trong quan hệ lao động. Quyền, nghĩa vụ và lợi ích của các bên được thể hiện ở các quy định của pháp luật, hoặc những cam kết trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy, quy chế hoặc thỏa thuận đã ký giữa các bên.
Trong BA này là tranh chấp về tiền lương và BHXH
Tranh chấp lao động được phân loại thành tranh chấp lao động cá nhân và tranh chấp lao động tập thể.
Tranh chấp lao động cá nhân là tranh chấp giữa cá nhân người lao động với người sử dụng lao động; tranh chấp lao động tập thể là tranh chấp giữa tập thể lao động, do tổ chức công đoàn đại diện với người sử dụng lao động. Tranh chấp lao động tập thể lại được phân chia thành hai loại là tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích.
Trong BA này là tranh chấp lao động cá nhân - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động [2]
- Cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân gồm: Hòa giải viên lao động và Tòa án nhân dân;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền gồm: Hòa giải viên lao động, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện) và Tòa án nhân dân;
- Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích gồm: Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động.
Trong BA này CQ, cá nhân có TQ GQTC là hòa giải viên lao động và TAND
- Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lao động
Đối với tranh chấp lao động cá nhân [3]: Các tranh chấp lao động cá nhân phải thông qua thủ tục hòa giải của hòa giải viên lao động trước khi yêu cầu Tòa án giải quyết. Trừ một số loại việc tranh chấp, không bắt buộc phải qua thủ tục hòa giải, tức là các bên có quyền khởi kiện ngay sau khi xảy ra tranh chấp, các loại việc tranh chấp này bao gồm:
1. Về xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc tranh chấp về trường hợp bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;
2. Về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động;
3. Giữa người giúp việc gia đình với người sử dụng lao động;
4. Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế.
5. Về bồi thường thiệt hại giữa người lao động với doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu hoà giải, hòa giải viên lao động phải kết thúc việc hòa giải. Tại phiên họp hoà giải phải có mặt hai bên tranh chấp. Các bên tranh chấp có thể uỷ quyền cho người khác tham gia phiên họp hoà giải.
Trong BA này thì không thông qua thủ tục hòa của hòa giải viên do xảy ra tranh chấp “Về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, về bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế” - Thời hiệu khởi kiện
Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà chủ thể được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện. [4]
Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm[5]. Thời hiệu này theo Điều 190 BLLĐ số 45/2019/QH14, ngày 20/11/2019, hiệu lực từ 01/01/2021 không có sự thay đổi.
Trong BA này đáp ứng về thời hiệu khởi kiện - Thẩm quyền của Tòa án trong giải quyết tranh chấp lao động
Đối với tranh chấp lao động cá nhân
Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động với người sử dụng lao động mà Hội đồng hòa giải lao động cơ sở, hòa giải viên lao động của cơ quan quản lý nhà nước về lao động huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh hòa giải thành nhưng các bên không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, hòa giải không thành hoặc không hòa giải trong thời hạn do pháp luật quy định. [6]
Trong BA này là tranh chấp lao động cá nhân, không thông qua hòa giải nên TQ giải quyết TC là TAND - Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của mỗi cấp Tòa án
TAND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp lao động cá nhân, trừ những tranh chấp lao động mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện.[7]
Trong BA này thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động của TAND cấp huyện - Thẩm quyền theo lãnh thổ, theo sự lựa chọn của nguyên đơn
- Thẩm quyền theo lãnh thổ
Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm các tranh chấp lao động là Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức.[8]
Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động.
Trong BA này bị đơn địa chỉ: Đường số 06, khu công nghiệp Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng nên TQ theo lãnh thổ là Quận Liên Chiểu, Tp.Đà Nẵng - Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn:
Theo quy định tại Điều 36 BLTTDS, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp lao động trong các trường hợp sau đây:
- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;
- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết.
- Xác định tình tiết vụ án
Các tình tiết làm căn cứ xác định quan hệ lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động có thể chỉ có một tình tiết là việc giao kết hợp đồng lao đồng giữa người lao động và người sử dụng lao động. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, các bên có thỏa thuận sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, giao kết hợp đồng lao động mới.v.v... thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động, việc giao kết hợp đồng lao động mới là những tình tiết liên quan đến quan hệ lao động.
Trong BA này là HĐLĐ không xác định thời hạn, số 67/2016/HĐ ngày 16/12/2016 và Phụ lục HĐLĐ số 151/2018 ngày 30/12/2017 và tiền lương là 3,707,000đ/tháng (Công nhân phụ may)
- Xác minh thu thập, đánh giá chứng cứ
- Chứng cứ, nguồn chứng cứ trong vụ án lao động
Cũng như trong các vụ án dân sự khác, chứng cứ trong vụ án lao động là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do BLTTDS mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.
Trong vụ án lao động, chứng cứ được thu thập chủ yếu từ các nguồn chứng cứ là: Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; lời khai của đương sự; lời khai của người làm chứng. Trong đó, các tài liệu đọc được, nghe được hầu hết là các tài liệu do người sử dụng lao động lập, nắm giữ trong quá trình quản lý, sử dụng lao động; lời khai của người làm chứng là rất quan trọng, nhưng việc sử dụng, đánh giá chứng cứ là khá phức tạp, vì người sử dụng lao động thường sử dụng những người làm chứng có mối quan hệ lệ thuộc trong công việc để làm chứng có lợi cho họ, còn người lao động thì vì sợ mất việc nên từ chối làm chứng hoặc khai báo không đúng sự thật.
- Xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ trong vụ án lao động
Trong vụ án lao động, ngoài việc yêu cầu đương sự giao nộp chứng cứ, thì các biện pháp thu thập, xác minh chứng cứ được áp dụng phổ biến là: Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng và đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa các đương sự với người làm chứng.
Người sử dụng lao động là người thực hiện quyền tổ chức, phân công, quản lý toàn bộ quá trình thực hiện hợp đồng lao động; chứng cứ liên quan đến vụ việc tranh chấp đều do người sử dụng lao động nắm giữ. Do đó, trên cơ sở xác định đầy đủ các tình tiết liên quan trong vụ án, trước hết Tòa án cần yêu cầu người sử dụng lao động giao nộp chứng cứ.
Với đặc điểm của chứng cứ và nguồn chứng cứ trong vụ án lao động như nêu trên, đòi hỏi việc đánh giá chứng cứ phải hết sức khách quan; đánh giá toàn diện, đầy đủ các tình tiết liên quan, các vấn đề cần phải chứng minh.
Trong BA này
* Bị đơn - Công ty TNHH MTV T (Đại diện theo pháp luật: Ông Kim S– Chức vụ: Giám đốc) đã được triệu tập hợp lệ nhưng không đến Tòa án để giải quyết và cũng không có văn bản trình bày ý kiến.
* Theo bản tự khai, quá trình tham gia tố tụng và tại phiên tòa, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan là Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng – Đại diện theo ủy quyền là bà Phạm Thị Hiền trình bày: Công ty TNHH MTV T không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho bà M từ tháng 11.2016 đến tháng 7.2018 với tổng số tiền gốc là 18,965,492 đồng. Ngoài ra do Công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội nên phải chịu tiền lãi từ tháng 11.2016 đến tháng 7.2018 là 1,907,364 đồng. Tổng nợ gốc và lãi Công ty còn nợ là 20,872,856 đồng. Việc tính lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2017 thực hiện theo Thông báo số 259/TB-BHXH ngày 02.3.2017 Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng là 15,8%/năm (1,317%/tháng); lãi chậm đóng Bảo hiểm xã hội năm 2018 thực hiện theo Thông báo số 195/TB-BHXH ngày 30.01.2018 của Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng là 14,5%/năm (1,2084%/tháng). Việc người lao động khởi kiện yêu cầu Công ty đóng tiền bảo hiểm xã hội còn nợ là đúng quy định của pháp luật. Đề nghị Tòa án buộc Công ty TNHH MTV T đóng số tiền bảo hiểm xã hội còn nợ cho Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng. Do Công ty TNHH MTV T ngừng hoạt động nên Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng chỉ tính lãi chậm đóng đến tháng 7.2018, không tiếp tục tính lãi đến thời điểm xét xử cũng như giai đoạn thi hành án sau này.
* Tại Bản tự khai ngày 01.9.2019 bà Lê Thị Kiều C (Phụ trách phòng Hành chính nhân sự Công ty TNHH MTV T) trình bày: Bảng chấm công từng người lao động tháng 7.2018 (từ ngày 01.7.2018-21.7.2018) là do bà cung cấp; các tài liệu này đều được trích từ hồ sơ quản lý nhân sự trong thời gian làm việc tại Công ty TNHH MTV T. Đề nghị Tòa án xem xét, giải quyết theo quy định.
- Chuẩn bị xét xử vụ án
Mặc dù BLTTDS quy định thời hạn chuẩn bị xét xử là hai tháng [9], kể từ ngày thụ lý vụ án và thời hạn mở phiên tòa là một tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử [10]. Tuy nhiên, để giúp các bên nhanh chóng ổn định sản xuất và đời sống, thì việc tiến hành các công tác chuẩn bị cho việc mở phiên tòa càng nhanh, càng tốt.
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử, Tòa án cần nhanh chóng yêu cầu các bên đương sự giao nộp chứng cứ, thu thập chứng cứ nêu thấy cần thiết; tổ chức việc hòa giải và nghiên cứu, bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ vụ án. Nếu các đương sự không thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án và không có căn cứ để ra quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, thì mở phiên tòa để xét xử vụ án.
Trong BA: Ngày 18 tháng 11 năm 2019 tại trụ sở Tòa án nhân dân quận Liên Chiểu, đã mở phiên tòa xét xử sơ thẩm công khai vụ án thụ lý số: 127/2019/TLST-LĐ ngày 01 tháng 8 năm 2019 về việc “Tranh chấp về tiền lương và bảo hiểm xã hội” theo Quyết định đưa vụ án ra xét xử số: 125/2019/QĐXX - ST ngày 15/10/2019 và Quyết định hoãn phiên tòa số 25/2019/QĐ – LĐST ngày 31/10/2019 giữa các đương sự:
Ngày thụ lý 01/08/2018 thì thời hạn chuẩn bị xét xử tối đa là 01/10/2019 (BA ngày QĐ đưa VA ra XX là 15/10/2019), Phiên tòa đầu tiên là 31/10/2019 hoãn và xử lại 18/11/2019 - Xét xử vụ án tại phiên tòa
Thủ tục tố tụng tại phiên tòa trong vụ án lao động được thực hiện theo quy định của BLTTDS, hướng dẫn tại Nghị quyết số 05/2012/NQ-HĐTP và cũng như đối với các vụ án dân sự khác. Trong vụ án lao động, do các bên đương sự có địa vị kinh tế xã hội không ngang nhau (quan hệ chủ - thợ), do đó việc điều khiển phiên tòa của Hội đồng xét xử cần phải bảo đảm thật sự dân chủ, khách quan.
Hội đồng xét xử sơ thẩm đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động. [11]
Trong BA này
- Thẩm phán - Chủ toạ phiên toà: Ông Phan Văn Trình
- Các Hội thẩm nhân dân:
Ông Nguyễn Công Chi – Chức vụ: Cán bộ hưu trí
Bà Huỳnh Thị Ánh Nguyệt– Chức vụ: Chủ tịch Liên đoàn lao động quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. - Công bố bản án
Yêu cầu của bị đơn:
1. Trả tiền lương còn lại của tháng 6 năm 2018 là 3,040,722 đ (Tiền lương tháng 6: 5,370,722 đ (a), đã chuyển lần 1: 1,600,000 đ, lần 2: 730,000 đ) và tiền lương tháng 7 là 4,306,765 đ, số ngày công tháng 7 là 26 ngày, tiền lương thực tế tháng 7 là 4,306,765 đ (b). Tổng tiền lương yêu cầu (a+b) là 7,347,487 đ.
2. Buộc Công ty trích nộp cho cơ quan BHXH là 20,872,856 đ mà Công ty không thực hiện theo quy định pháp luật BHXH trong thời gian làm việc.
Quyết định của Tòa
Buộc Công ty TNHH MTV T có nghĩa vụ thanh toán cho bà Phạm Thị M lương tháng 6 và tháng 7.2018 là 7,347,487 đồng.
Buộc Công ty TNHH MTV T có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho bà Phạm Thị M tại Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng trong thời gian từ từ tháng 11.2016 đến tháng 7.2018 với số tiền 20,872,856 đồng (trong đó gốc là 18,965,492 đồng và lãi là 1,907,364 đồng).
14. Án phí
Án phí lao động là án phí thuộc lĩnh vực dân sự [12]
Đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm đối với yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm. [13]
Bị đơn phải chịu toàn bộ án phí dân sự sơ thẩm trong trường hợp toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn được Tòa án chấp nhận.
Đương sự trong án lao động là người lao động, doanh nghiệp, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trong BA này thì Tòa quyết định
Án phí lao động sơ thẩm: 846,610 đồng Công ty TNHH MTV T phải chịu.
15. Mức Án phí
Mức án phí này được quy định chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 326 nêu trên như sau:
STT | Tên án phí | Mức thu |
1 | Án phí lao động sơ thẩm | |
1.1 | Đối với tranh chấp lao động không có giá ngạch | 300.000 đồng |
1.2 | Đối với tranh chấp lao động có giá ngạch | |
a | Dưới 06 triệu đồng | 300.000 đồng |
b | Từ 06 - 400 triệu đồng | 3% giá trị tranh chấp, nhưng không thấp hơn 300.000 đồng |
c | Từ 400 triệu - 02 tỷ đồng | 12 triệu đồng + 2% của phần giá trị có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng |
d | Từ 02 tỷ đồng trở lên | 44 triệu đồng + 0,1% của phần giá trị có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng |
2 | Án phí lao động phúc thẩm | 300.000 đồng |
Theo BA này do có giá ngạch nên
Mức 1.2d = (7,347,487 + 20,872,856) *3% = 846.610 đồng
15. Kháng cáo
Quyền kháng cáo: Nguyên đơn, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có mặt tại phiên tòa có quyền kháng cáo bản án trong hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án sơ thẩm. Riêng bị đơn vắng mặt có quyền kháng cáo trong hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết [14]
16. Thi hành án
Trường hợp quyết định được thi hành theo quy định tại Điều 02 Luật Thi hành án dân sự thì người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền thỏa thuận thi hành án, quyền yêu cầu thi hành án, tự nguyện thi hành án hoặc bị cưỡng chế thi hành án theo quy định tại các Điều 06, 07, 07a và 09 Luật thi hành án dân sự; thời hiệu thi hành án được thực hiện theo quy định tại Điều 30 Luật Thi hành án dân sự.
BA này cũng khó có thể THA khi Công ty không còn hoạt động, đại diện PL là người nước ngoài và đã đã xuất cảnh khỏi Việt Nam, nên phải xác minh về tình hình chấm dứt hoạt động của Cty với Sở KHĐT, với CQT, xác minh tài khoản ngân hàng, tài sản Công ty có còn không để thực hiện THA theo quy định của Luật thi hành án 2008 sửa đổi bổ sung 2014.
Link Bản án
http://nghiepvuketoan.vn/laws/Luat-lao-dong-Labor-law/1-Law-Ban-an-Tranh-chap-ve-tien-luong-va-bao-hiem-xa-hoi-Ban-an-so-25-2019-LD-ST-Ngay-18-11-2019-Do-Gia-Luat-Nghiep-vu-ke-toan/
[1] Khoản 7 Điều 3 Bộ luật lao động [2] Điều 200 và Điều 203 BLLĐ 2012 [3] Theo quy định tại Điều 201 BLLĐ [4] Khoản 2 Điều 150. Các loại thời hiệu, BLDS 91.2015 [5] Khoản 2, Điều 202. Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, BLLĐ 2012 [6] Điều 31 Bộ luật tố tụng dân sự quy định: [7] Theo quy định tại Điều 33 BLTTDS, [8] Theo quy định tại Điều 35 BLTTDS, [9] Điểm b, Khoản 1 Điều 203 BLTTDS năm 2015 [10] Khoản 4 Điều 203 BLTTDS năm 2015 [11] Điều 63 BLTTDS năm 2015 [12] Điểm b, Điều 3. Án phí, NQ số 326/2016/UBTVQH14 [13] Khoản 1, 2 Điều 26. Nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm, NQ số 326/2016/UBTVQH14 [14] Điều 273 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 Lưu ý: