Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP quy định trình tự, thủ tục, thời hạn, địa điểm của pháp nhân phạm tội đọc, ghi chép bản sao tài liệu về việc buộc tội, gỡ tội hoặc bào chữa. Theo đó:
Trường hợp bị can là pháp nhân thương mại yêu cầu được đọc, ghi chép tài liệu vụ án thì phải gửi văn bản yêu cầu đến cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) đang thụ lý, giải quyết vụ án. Bị can đang bị tạm giam thì cơ sở giam giữ có trách nhiệm chuyển văn bản yêu cầu đến CQTHTT;
Trong thời hạn 3 ngày, từ ngày nhận văn bản yêu cầu, CQTHTT ra văn bản từ chối nếu bị can là đối tượng thuộc Khoản 2 Điều 3 Thông tư liên tịch 02, hoặc phải chuẩn bị ngay bản sao tài liệu và thông báo cho bị can về việc được đọc và ghi chép tài liệu nếu thuộc vào Khoản 1 Điều 3;
Nếu bị can không bị tạm giam thì việc đọc, chép tài liệu được thực hiện tại trụ sở làm việc của cơ quan tố tụng. Trường hợp bị tạm giam thì thực hiện tại phòng hỏi cung của cơ sở giam giữ.
Xem thêm tại Thông tư liên tịch 02/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP có hiệu lực từ ngày 18/3/2018.
Đây là nội dung mới đáng chú ý tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP vừa được ban hành nhằm hướng dẫn về trình tự, thủ tục thực hiện ghi âm hoặc ghi hình; sử dụng, bảo quản, lưu trữ kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử.
Theo đó, trường hợp nếu không bố trí được thiết bị ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh thì không được tiến hành hỏi cung, lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân phạm tội.
Bên cạnh đó, CQTHTT phải dừng ngay việc hỏi cung, lấy lời khai nếu thiết bị ghi âm, ghi hình xảy ra sự cố kỹ thuật. Đồng thời phải ghi rõ việc này trong biên bản và có xác nhận của cán bộ chuyên môn.
Tuy nhiên, vẫn có thể tiến hành hỏi cung, lấy lời khai trong trường hợp không có thiết bị ghi âm, ghi hình nếu được sự đồng ý của bị can là pháp nhân phạm tội.
Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP có hiệu lực từ ngày 18/3/2018.
Tại Thông tư liên tịch 03/2018/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC-BQP còn quy định 04 trường hợp bị nghiêm cấm khi tiến hành ghi âm, ghi hình đối với pháp nhân phạm tội, cụ thể gồm các trường hợp như:
Tự ý chỉnh sửa, cắt, ghép, giả mạo, hủy trái phép, làm sai lệch, làm hư hỏng, làm thất lạc dữ liệu ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh;
Sao chép, phát tán, khai thác, sử dụng kết quả ghi âm hoặc ghi hình có âm thanh ngoài các mục đích được quy định;
Làm lộ, lọt thông tin vụ án hoặc xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp, uy tín, danh dự của cơ quan tổ chức, cá nhân;
Cố ý làm hư hỏng hoặc sử dụng không đúng mục đích các phương tiện, thiết bị kĩ thuật sử dụng để ghi âm hoặc ghi hình.
Trong quá trình tiếp nhận, nếu phát hiện người bị tạm giữ, tạm giam có thương tích, bị bệnh nặng hoặc có dấu hiệu mắc bệnh tâm thần thì phải chuyển họ đến các cơ sở khám bệnh cấp huyện trở lên để xác định mức độ bệnh tật.
Đồng thời, cơ sở giam giữ phải lập biên bản giao nhận, ghi rõ mức độ bệnh tật, tình trạng sức khỏe, dấu vết thương tích, kèm theo hồ sơ khám xác định bệnh tật, thương tích của cơ sở y tế.
Đối với cơ quan đang thụ lý vụ án, nếu xét thấy việc cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp thân nhân ảnh hưởng nghiêm trọng đến vụ án thì phải có văn bản đề nghị không cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp nhân thân.
Nội dung nêu trên được căn cứ tại Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-BCA-BQP-TANDTC-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 12/3/2018.
Nguồn tin: thukyluat.vn
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 17
Hôm nay : 2134
Tháng hiện tại : 121888
Tổng lượt truy cập : 31565273
Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...