17:26 ICT Thứ ba, 16/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Lao động tiền lương - BHXH - Labor - salary - Law Social Insurance

Chế độ nghỉ phép

Thứ hai - 08/11/2010 09:50
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Luật sư Phạm Hiếu Nghĩa giải đáp về Chế độ nghỉ phép của Người lao động

Thưa Luật sư! Tôi có 2 câu hỏi, mong được Luật sư giải đáp

  1. Công ty cho lịch nghỉ tết âm lịch như sau: Nghỉ từ ngày 25/12 đến ngày 10/01 năm sau. Như vậy trừ 4 ngày nghỉ tết theo quy định thì còn lại 12 ngày. Nên Cty đã lấy 12 ngày đó trừ hết vào phép của người lao động .Vì thế nên khi nghỉ tết xong, Nhân viên nào có việc đột xuất nghỉ phép thì đã bị trừ hết phép của năm đó rồi và ngày nghỉ đó sẽ bị trừ vào lương, Xin hỏi: Cty tôi cho Nhân viên nghỉ tết nhiều rồi trừ hết vào phép như vậy có đúng hay không? Nếu đúng hoặc sai thì xin thông tư đi kèm.
  2. Công ty tôi vì không muốn đóng BHXH cho nhân viên, nên thỏa thuận với  người lao động phải làm đủ 6 tháng thì mới được ký hợp đồng Lao động và đóng BHXH. Như vậy xin hỏi thời gian làm việc của người Lao động không có hợp đồng trong thời gian ấy có được tính ngày Phép không?

VD: Tôi vào làm việc từ ngày 01/06/2010 Theo thỏa thuận thì 01/01/2011 tôi mới được ký hợp đồng và đóng BHXH, Vậy tháng 12/2010 tôi có việc xin nghỉ thì có được hưởng ngày phép không hay bị trừ vào lương?

--------------------------------------------------------------------

Chào bạn,

 

Đối với trường hợp của bạn tôi có ý kiến trao đổi như sau:

1. Công ty tôi cho Nhân viên nghỉ tết nhiều rồi trừ hết vào phép như vậy có đúng hay không? Nếu đúng hoặc sai thì xin thông tư đi kèm.

- Căn cứ Điều 73 của Bộ luật lao động và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02/04/2007 thì việc công ty cho người lao động được nghỉ 4 ngày Tết âm lịch (nếu những ngày nghỉ này trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo) là phù hợp với quy định, cụ thể:

" Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:

- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).

- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

- Ngày Chiến thắng: một ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch).

- Ngày Quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).

- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).

Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.”

- Căn cứ Điều 74, 75, 76 của Bộ luật lao động thì công ty của bạn đã đảm bảo đúng quyền lợi cho người lao động được nghỉ hàng năm 12 ngày hưởng nguyên lương là phù hợp quy định. Việc công ty quy định lịch nghỉ hàng năm (tức thời điểm để nghỉ) thuộc quyền của người sử dụng lao động nhưng công ty phải tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sởphải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp, cụ thể như sau:

"Điều 74

1- Người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương theo quy định sau đây:

a) 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi;

c) 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt.

2- Thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hàng năm do Chính phủ quy định.

Điều 75

Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động, cứ năm năm được nghỉ thêm một ngày.

Điều 76

1- Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp.

2- Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần; nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được người sử dụng lao động đồng ý.

3- Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm, thì được trả lương những ngày chưa nghỉ."

 

2. Công ty tôi vì không muốn đóng BHXH cho nhân viên, nên thỏa thuận với  người lao động phải làm đủ 6 tháng thì mới được ký hợp đồng lao động và đóng BHXH. Như vậy xin hỏi thời gian làm việc của người Lao động không có hợp đồng trong thời gian ấy có được tính ngày phép không?

VD: Tôi vào làm việc từ ngày 01/06/2010 Theo thỏa thuận thì 01/01/2011 tôi mới được ký hợp đồng và đóng BHXH, Vậy tháng 12/2010 tôi có việc xin nghỉ thì có được hưởng ngày phép không hay bị trừ vào lương?

Bạn không nói rõ bạn đã ký với công ty loại hợp đồng nào? Thời hạn hợp đồng? Công việc phải làm...? nên tôi chỉ đưa ra các quy định để bạn tham khảo xem công ty của bạn có thực hiện đúng hay không?

1. Về loại hợp đồng lao động:

- Căn cứ Điều 27 Bộ luật lao động và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động ngày 02/04/2002 và Điều 4 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động như sau:

"1- Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:

a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; (áp dụng cho những công việc không xác định được thời điểm kết thúc hoặc những công việc có thời hạn trên 36 tháng;)

b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn.

Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; (áp dụng cho những công việc xác định được thời điểm kết thúc trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng)

c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. (áp dụng cho những công việc có thể hoàn thành trong khoảng thời gian dưới 12 tháng hoặc để tạm thời thay thế người lao động bị kỷ luật chuyển làm công việc khác có thời hạn, người lao động tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, người lao động nghỉ việc vì lý do khác và hợp đồng với người đã nghỉ hưu).

2- Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. Trong thời gian chưa ký được hợp đồng lao động mới, hai bên phải tuân theo hợp đồng lao động đã giao kết. Khi hết thời hạn 30 ngày mà không ký hợp đồng lao động mới, hợp đồng lao động đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn. Trường hợp ký hợp đồng lao động mới là hợp đồng xác định thời hạn, thì chỉ được ký thêm một thời hạn không quá 36 tháng, sau đó nếu người lao động tiếp tục làm việc thì ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn; nếu không ký thì đương nhiên trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

3- Không được giao kết hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác".

 

2. Tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc:

- Căn cứ Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội ngày 29/06/2006 quy định: "Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là công dân Việt Nam, bao gồm: Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên...";

- Căn cứ Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22/12/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại: Khoản 2 Điều 2:

"Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định này bao gồm: Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên theo quy định của pháp luật về lao động kể cả cán bộ quản lý, người lao động làm việc trong hợp tác xã, Liên hiệp hợp tác xã hưởng tiền công theo hợp đồng lao động từ đủ 3 tháng trở lên"  và Khoản 1 Điều 3: " Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại Nghị định này, bao gồm: Doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, kể cả các doanh nghiệp thuộc lực lượng vũ trang..."

 

3. Về thời gian thử việc:

- Theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động và Điều 7 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 09/05/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ Luật Lao động về hợp đồng lao động thì:

 “1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.

4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức".

 

Riêng với câu hỏi thời gian làm việc của người lao động không có hợp đồng trong thời gian ấy có được tính ngày phép không?

Bạn xem quy định sau để biết mình thuộc trường hợp nào:

- Theo Khoản 1, Điều 9, Nghị định 195/CP ngày 31/12/1994 của Chính phủ quy định:

Thời gian sau đây được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm:

- Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc tại doanh nghiệp theo thời hạn cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề;

- Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động để làm việc tại doanh nghiệp;

- Thời gian nghỉ về việc riêng;

- Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý;

- Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng;

- Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 3 tháng;

- Thời gian nghỉ theo chế độ quy định đối với lao động nữ;

- Thời gian nghỉ để làm các nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật;

- Thời gian nghỉ để hoạt động Công đoàn theo quy định của pháp luật;

- Thời gian hội họp, học tập theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép;

- Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;

- Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc;

- Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do bị oan hoặc được miễn tố”.

_______________________________________________________________________________________________________

Hy vọng nội dung trả lời trên đây sẽ giải đáp phần nào thắc mắc của bạn

Nếu có gì chưa rõ hoặc cần giải thích thêm bạn vui lòng liên lạc lại với tôi theo địa chỉ email: lsgiadinh@gmail.com bạn nhé.

Chúc bạn vui, khỏe.

Luật sư PHẠM HIẾU NGHĨA - VPLS LEGAL VIỆT NAM - ĐT: (08) 628.67899 - Email: lsgiadinh@gmail.com

Nguồn tin: Thư viện pháp luật

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 37


Hôm nayHôm nay : 10442

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 224327

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30072887

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên