00:45 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Lao động tiền lương - BHXH - Labor - salary - Law Social Insurance

Áp đặt lương tối thiểu

Thứ sáu - 29/10/2010 00:17
Áp đặt lương tối thiểu

Áp đặt lương tối thiểu

Việc tăng lương tối thiểu đã có lộ trình nhưng cách thực hiện vẫn cập rập, bất hợp lý, chưa tính đến quyền lợi doanh nghiệp và người lao động

Thời gian gần đây, Bộ LĐ-TB-XH liên tục có nhiều cuộc họp lấy ý kiến cho dự thảo nâng lương tối thiểu (LTT) năm 2011. Nhìn chung, các ý kiến đều cho rằng tăng LTT (nếu gọi đúng theo ngôn ngữ của những nhà soạn thảo phải là điều chỉnh LTT) là việc phải làm, song vấn đề cần góp ý là làm như thế nào để không gây xáo trộn.

Công nhân Công ty Kim Đức (huyện Hóc Môn - TPHCM) ngừng việc sáng 27-10 vì lương thấp. Ảnh: VĨNH TÙNG

Vội vàng, thiếu chủ động
 
Tôi thấy báo chí thông tin nhiều về ý kiến của cơ quan quản lý Nhà nước, tổ chức CĐ và người lao động (NLĐ), nay đứng ở góc độ chủ doanh nghiệp (DN), tôi có một vài ý kiến đóng góp. Trước tiên là vấn đề thời gian công bố “điều chỉnh LTT”. Tại điều 4 phần II của dự thảo, việc công bố diễn ra trước thời điểm thi hành khoảng 2 tháng. Tôi cho rằng quy định như thế thì quá cập rập.
 
Những DN lớn (có nhiều công ty con, chi nhánh) sẽ khó khăn trong việc thực hiện vì sau khi Chính phủ công bố việc điều chỉnh LTT năm 2011, công ty mẹ sẽ triệu tập và phổ biến tới các đơn vị thành viên; sau đó các đơn vị thành viên lập thang, bảng lương mới (phải bàn bạc, thương lượng với CĐ) rồi trình lên công ty mẹ; tiếp theo đó, công ty mẹ phải thông qua cơ quan quản lý lao động nơi công ty đặt trụ sở chính. Sau khi thông qua, lại triển khai xuống cơ sở để thực hiện thì thời gian 2 tháng là không đủ. Chúng tôi đề nghị nên công bố sớm hơn, ít nhất phải là 6 tháng.
 
Khó hoàn tất lộ trình
 
Về mức điều chỉnh như dự thảo, tôi thấy vẫn chưa ổn. Từ nhiều năm nay, các DN đều biết rằng theo lộ trình về việc tăng LTT, đến năm 2012 sẽ thống nhất mức LTT giữa DN trong nước và có vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Nếu theo lộ trình trên, mức điều chỉnh như dự kiến sẽ rất khó để đạt được sự ngang bằng giữa DN trong nước và FDI.
 
Ví dụ ở vùng 1, mức LTT của DN trong nước năm 2010 là 980.000 đồng, năm 2011 dự kiến là 1.270.000 đồng (tăng 290.000 đồng); trong khi đó, mức LTT của khu vực FDI năm 2010 là 1.340.000 đồng, năm 2011 dự kiến là 1.500.000 đồng (tăng 160.000 đồng). Như vậy cho đến năm 2011, chênh lệch lương giữa DN trong nước và FDI vẫn còn là 230.000 đồng. Đến năm 2012, muốn LTT của hai khu vực bằng nhau theo lộ trình thì DN trong nước phải có mức tăng rất cao mới “đuổi kịp” khu vực FDI (vì không thể có chuyện Nhà nước để cho LTT khu vực FDI “giẫm chân tại chỗ” chờ LTT khu vực trong nước bắt kịp rồi mới cùng tăng). Điều này sẽ gây rất nhiều khó khăn cho DN trong nước bởi đa phần là DN nhỏ và vừa.
 
Ngoài ra theo khoản b, điều 5 phần II có nêu: UBND tỉnh, TP tổ chức lấy ý kiến các hiệp hội ngành nghề, các DN đóng trên địa bàn... Theo tôi, gần như 100% đại diện ngành dệt may chưa được đóng góp ý kiến cho dự thảo điều chỉnh LTT năm 2011.
 
Chưa bảo đảm đời sống tối thiểu
 
Một điều rất quan trọng thuộc về bản chất của LTT theo quy định của pháp luật lao động là “LTT phải bảo đảm đời sống tối thiểu cho NLĐ”. Điều đó được hiểu, LTT phải đủ để NLĐ sống và có tích lũy... Hiện nay, chúng tôi có cảm giác LTT đang bị áp đặt chứ chưa tính đúng, tính đủ.
 
Tại TPHCM, thời gian qua, trên 80% các cuộc tranh chấp, ngừng việc liên quan đến tiền lương. Trong đó có nguyên nhân DN căn cứ vào LTT và quy định lương trả cho NLĐ đã qua đào tạo cao hơn LTT ít nhất 7% để trả lương cho NLĐ. Với quy định này, DN FDI ở nội thành TPHCM chỉ trả cho NLĐ khoảng 1,5 triệu đồng/tháng thì đã không phạm luật. Trong khi đó, ai cũng biết với mức lương dưới 2 triệu đồng/tháng, một công nhân tại TPHCM chỉ có thể “tồn tại” chứ không thể sống.
 
Ông Nguyễn Tấn Định, Phó Trưởng Ban Quản lý các KCX-KCN TPHCM, nhiều lần bày tỏ bức xúc: NLĐ không muốn vào DN làm việc bởi lương của một anh công nhân có nghề thua một anh phụ hồ! Điều này có một phần nguyên nhân do LTT thấp, nhà đầu tư lại căn cứ vào đó để lách luật.

Bao giờ đồng lương tương xứng?

 
Còn nhớ cách nay chưa lâu, trong một cuộc họp về tiền lương giữa Bộ LĐ-TB-XH với đại diện các DN FDI tại TPHCM, một quan chức của bộ đã hỏi các nhà đầu tư nước ngoài: “Các vị có dám nhìn thẳng vào mắt công nhân mà nói rằng đã trả lương cho họ xứng đáng với sức lao động mà họ đã bỏ ra hay không? Rằng họ đã đủ sống với khoản tiền lương mà các vị đã trả hay không?...”. Khi ấy, không có một nhà đầu tư nào trả lời.
 
Trần Thanh Vân (Giám đốc Công ty Việt Long)

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Lương, ngừng công

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 50


Hôm nayHôm nay : 533

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 377701

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30226261

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên