01:23 ICT Thứ sáu, 29/03/2024

Trang nhất » Tin Tức » Kinh doanh - Thương mại - Business - Commerce

Quyết liệt kiểm soát, chặn sốt giá

Thứ tư - 10/11/2010 12:28
Giá rau củ tăng nhanh, nhiều bà nội trợ phải đến chợ đầu mối để mua được hàng giá rẻ

Giá rau củ tăng nhanh, nhiều bà nội trợ phải đến chợ đầu mối để mua được hàng giá rẻ

TPHCM sẽ không thay đổi giá hàng bình ổn và yêu cầu doanh nghiệp bán đúng giá đã cam kết

Tình hình giá cả đang diễn biến phức tạp khiến những người làm công ăn lương gặp nhiều khó khăn trong cân đối chi tiêu... Biện pháp nào để kiểm soát giá hiệu quả hơn?

 
Chặn “té nước theo mưa”
 
Bà Lê Ngọc Đào, Phó Giám đốc Sở Công Thương TPHCM, thừa nhận: Đang có sự chênh lệch giá giữa chợ đầu mối và chợ lẻ mà nguyên nhân là do có hiện tượng “té nước theo mưa”.
 
Để rút ngắn khoảng cách chênh lệch giá cả ở chợ đầu mối và chợ lẻ, Sở Công Thương vừa tổ chức họp giữa chợ đầu mối với chợ loại 1, 2 trên địa bàn TP để tăng cường thông tin về số lượng, giá cả hàng hóa, lưu ý ban quản lý chợ nhắc nhở tiểu thương bán hàng đúng giá.
 
Yêu cầu các doanh nghiệp (DN) bình ổn giá tăng cường mạng lưới phân phối tại các quận, huyện ngoại thành, các khu dân cư, chợ truyền thống... đưa hàng giá rẻ đến tận tay người tiêu dùng, tạo hiệu ứng lan tỏa để kéo giá xuống (hiện mặt hàng rau củ quả bình ổn giá chưa có mặt tại chợ).
 
Trước đây, TPHCM khuyến khích DN tổ chức điểm bán hàng bình ổn giá riêng của hệ thống mình thì nay, để tăng hiệu quả, TPHCM khuyến khích mở rộng các điểm bán đầy đủ 8 mặt hàng bình ổn giá (gạo, nếp; đường; dầu ăn; thịt heo, bò; thịt gà ta, gà thả vườn, thịt vịt; thực phẩm chế biến; trứng gia cầm; rau củ quả). Từ nay đến Tết, các DN sẽ mở rộng nhiều điểm bán đầy đủ các mặt hàng bình ổn...    
 
         
Giá rau củ tăng nhanh, nhiều bà nội trợ phải đến chợ đầu mối để mua được hàng giá rẻ
 
Bà Đào cho biết thêm, Sở Công Thương vừa kiểm tr a công tác chuẩn bị tạo nguồn hàng, dự trữ hàng bình ổn giá phục vụ Tết của các DN. Hàng bình ổn giá không thiếu, chiếm khoảng 30% - 40% thị trường.
 
Các DN ngoài việc chuẩn bị lượng hàng tham gia bình ổn giá cho thị trường Tết Tân Mão: gạo, nếp 4.500 tấn, đường 2.100 tấn, dầu ăn 750 tấn, thịt gia súc 4.000 tấn, thịt gia cầm 1.550 tấn, thực phẩm chế biến 1.500 tấn, trứng gia cầm 13,5 triệu quả, rau củ quả 1.500 tấn.
 
Tại buổi họp sơ kết 5 tháng triển khai bình ổn giá của TPHCM sáng 9-11, bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Chủ tịch UBND TPHCM, đã chỉ đạo Sở Tài chính, QLTT tăng cường kiểm soát việc đăng ký, niêm yết, bán đúng giá; kiểm tra tình trạng gian lận thương mại, đầu cơ thu gom hàng...; các DN đưa hàng ra thị trường đúng, đủ theo kế hoạch.
 
Các sở, ngành phối hợp chặt chẽ với UBND các quận, huyện, lực lượng QLTT để kiểm tra chặt diễn biến thị trường, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá; nhanh chóng mở rộng, đưa hàng bình ổn giá vào chợ truyền thống và tăng cường công tác thông tin. Bà Hồng khẳng định sẽ không thay đổi giá hàng bình ổn và yêu cầu DN bán đúng giá đã cam kết.
 
Cần giải pháp đồng bộ
 
Theo TS Lê Thẩm Dương, Trường Đại học Ngân hàng TPHCM, giá cả thị trường đang diễn biến phức tạp. Hiện giá bán lẻ nhiều mặt hàng tại chợ là giá “ảo”, đánh vào tâm lý người tiêu dùng như lấy cớ lũ lụt để tăng giá rau, giá vàng tăng để tăng giá xe máy, các loại hàng hóa sử dụng nguyên liệu nhập khẩu thì vin vào tỉ giá...
 
Trong khi đó, việc kiểm soát giá chỉ thực hiện được tại một số phân khúc, phân vùng, vì vậy cần phải đẩy mạnh tuyên truyền để ổn định tâm lý người dân. Phải nhìn nhận thực tế là các biện pháp quản lý, kiểm soát giá (đăng ký, niêm yết giá...) thời gian qua chưa mang lại hiệu quả cao, các ngành chức năng không đủ lực lượng và không đủ cơ sở để kiểm soát việc thực hiện niêm yết và bán hàng đúng theo giá niêm yết.
 
Để “cứu” CPI, Nhà nước cần thực hiện ngay các giải pháp đồng bộ: giảm bội chi ngân sách bằng cách tăng thuế, dừng các khoản đầu tư công; nâng lãi suất, bán USD ra thị trường để kéo tiền về và quyết liệt kiểm soát giá. Trong đó, biện pháp hành chính cấp thời nhất là kiểm soát giá bằng cách trợ giá cho một số mặt hàng thiết yếu (điện, than...), cấm nhập những mặt hàng xa xỉ...
 
TS Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế, cho rằng do giá cả thị trường diễn biến theo mối quan hệ cung – cầu hàng hóa nên việc trước mắt Nhà nước cần làm là tạo điều kiện cho các DN tiếp cận được nguồn vốn để sản xuất hàng hóa...
 
Riêng về chương trình bình ổn giá của TPHCM, theo các chuyên gia kinh tế, nếu thực tế lượng hàng bình ổn chiếm khoảng 30% - 40% thị trường được bán đúng giá cam kết sẽ có tác dụng tích cực, kéo giá thấp xuống.
 
Tuy nhiên, vấn đề là lượng hàng bình ổn giá thật sự được tung ra thị trường là bao nhiêu, cách thức phân phối như thế nào, có được bán đúng giá cam kết hay không... Muốn chương trình phát huy hiệu quả, công tác kiểm tra kiểm soát phải thật chặt chẽ, quyết liệt.

Nhiều mặt hàng tăng giá

Nhiều bà nội trợ than phiền gần đây giá nhiều mặt hàng tăng từng ngày khiến họ không thể chủ động được chi tiêu.

 
Tăng mạnh nhất có thể nói là các mặt hàng thực phẩm. Tại các chợ lẻ TPHCM, giá rau, củ đã rất cao. Mặt hàng xà lách búp 45.000 đồng - 50.000 đồng/kg (tăng 20.000 đồng/kg, so với đầu tháng), xà lách bó 14.000 đồng/kg (tăng 6.000 đồng), cà chua 10.000 đồng - 12.000 đồng/kg (tăng 2.000 đồng), hành lá 30.000 đồng/kg (tăng 10.000 đồng)...
 
Giá đường cũng tăng từ 2.000 đồng - 3.000 đồng/kg lên 22.000 đồng - 23.000 đồng/kg, dầu ăn 31.000 đồng - 32.000 đồng/lít (tăng 3.000 đồng). Các mặt hàng thực phẩm khô cũng tăng giá mạnh, như mè 50.000 đồng - 55.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng), nấm mèo 110.000 đồng - 120.000 đồng/kg (tăng 30.000 đồng), bột ngọt 45.000 đồng - 50.000 đồng/kg (tăng 5.000 đồng).
 
Mặt hàng trứng vịt bán lẻ trên thị trường đã vọt lên 2.800 đồng - 2.900 đồng/trứng (tăng 400 đồng), trứng gà cũng lên 2.400 đồng - 2.500 đồng/trứng... Các doanh nghiệp kinh doanh trứng cho biết giá trứng tại các trại chăn nuôi tăng từ 150 đồng - 300 đồng/trứng.
 
Nguyên nhân là do nguồn cung đang bị thiếu hụt do hàng được bán mạnh ra các tỉnh miền Trung...
 
Mặt hàng bánh kẹo cũng đang tăng giá mạnh. Trong tháng 10 nhiều công ty đã điều chỉnh giá bán tăng 10% - 12% song hiện cũng đang tính toán để tăng giá thêm một đợt nữa.
 
Đầu tháng 11, giá gas đã tăng 25.000 đồng/bình 12 kg (giá đến tay người tiêu dùng là 297.000 đồng/bình 12 kg).
 
Nay, các công ty kinh doanh gas trong nước cho biết giá gas thế giới đang tăng mạnh theo giá dầu thô, hiện đã lên tới 827 USD/tấn, tăng 42 USD/tấn (tăng khoảng 12.000 đồng/bình 12 kg) so với tháng trước nên khả năng cuối tháng này giá gas sẽ tăng thêm trên chục ngàn đồng/bình là khó tránh khỏi...

N.Hải

 
Bài và ảnh: Thanh Nhân

Nguồn tin: Người lao động

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Giá cả, thị trường

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 604

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 375947

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 29793645

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên