11:16 ICT Thứ bảy, 20/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Nghề nghiệp » Kim chỉ nam

Đối phó với 5 kiểu sếp “ khó chiều”

Thứ sáu - 29/10/2010 10:51
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Dù hoàn thành tốt công việc ra sao, bạn dường như vẫn chưa làm sếp hoàn toàn hài lòng. Tùy thuộc vào tính cách và phong cách làm việc mà mỗi sếp có điểm khó tính riêng. Dưới đây là 5 kiểu sếp “ khó chiều” như vậy và cách đối phó với họ:

1. Sếp hách dịch

Sếp hách dịch là người sẵn sàng đối mặt với thách thức, có sự nhanh nhạy trong công việc, là người sáng tạo và nhận thức tốt. Đó là ưu điểm của anh/ chị ấy. Về mặt tiêu cực, sếp hách dịch là người giao tiếp kém và hay nghi ngờ người khác.

Chuyên gia về lãnh đạo và giao tiếp, Sylvia Lafair, đồng thời là tác giả cuốn sách Đừng mang vấn đề đó tới công việc, đưa ra lời khuyên: “ Đối với kiểu sếp này, điều quan trọng nhất là nhận thức được sự thông minh của họ, cách họ thể hiện sự công bằng và cảm nhận của họ khi công việc hoàn thành”.

Lynn Taylor, tác giả cuốn sách Thuần hóa “bạo chúa” công sở và CEO của công ty tư vấn mang tên mình, đề nghị khi tiếp xúc với sếp nghi ngờ mình, bạn nên trình bày chi tiết về công việc và giải thích một cách thấu đáo bất cứ vấn đề nào sếp hiểu lầm. Cô ấy cũng đề  nghị nên liên lạc với sếp qua email – điều này có thể hạn chế những mâu thuẫn không đáng có với sếp.

2. Sếp ích kỉ

Anh/ cô ấy đặt bản thân mình cao hơn những người khác. Đặc biệt, kiểu sếp này có thể chỉ trích một cách bất lịch sự tới cấp dưới. Anh/ cô ấy không hào hứng với những lời góp ý và có ít sự thông cảm với nhân viên.

Taylorđề nghị sử dụng biện pháp mà cô ấy gọi là “ C.A.L.M” ( Communicate: giao tiếp, Anticipate: dự đoán, Laugh: cười và Manage up: kiểm soát ) để đối phó với những sếp này. Hãy giao tiếp với sếp thường xuyên, bạn sẽ dần hiểu nguyên nhân sự khó tính của sếp. Dự đoán những vấn đề trước khi chúng phát sinh hoặc trở nên căng thẳng hơn. Cười – nụ  cười có thể phát huy có tác dụng giảm “ nhiệt” khi cơn giận của sếp dâng cao. Và cuối cùng, hãy kiểm soát tình hình bằng cách thể hiện vai trò gương mẫu về cách cư xử tốt. Bạn nên áp dụng những biện pháp tích và tiêu cực với sếp như khi cư xử với một đứa trẻ.  

3. Sếp thiếu quyết đoán

Kiểu sếp này khá được lòng nhân viên vì sự thoải mái nhưng đôi khi lại khiến họ thất vọng vì sự thiếu quyết đoán của mình. Anh/ cô ấy quản lí một cách đơn điệu, thậm chí thiếu hiệu quả.

Janet Civitelli, nhà tâm lí học về công sở của VocationVillage.com cho rằng một trong những chiến lược tốt nhất để đối phó với sếp thiếu quyết đoán là giúp anh/ chị ấy thấy được đưa ra quyết định không phải là việc đáng sợ. Civitelli nói: “ Thiếu quyết đoán thường đồng nghĩa rằng sếp sợ phạm sai lầm, không hoàn hảo trong mắt mọi người. Do đó, hãy cố gắng tìm cách giúp sếp bạn tỏa sáng”.

Vicky Oliver, tác giả cuốn sách 301 câu trả lời thông minh về nguyên tắc kinh doanh, góp ý thêm: “ Hãy xem sự thiếu quyết đoán của anh/ cô ấy là một cơ hội cho bản thân… Bạn có thể lãnh đạo trong cuộc thảo luận nhưng đừng lầm tưởng về vai trò đó khi chưa đạt được. Sử dụng sự logic chứ không phải cảm xúc khó kiềm chế”.

4. Sếp chuyên quyền

Lafair mô tả sếp này là người có trách nhiệm với công việc nhưng rất đáng sợ. Lafair đưa ra lời khuyên: “ Cách tốt nhất để kiểm soát sếp này là cho họ biết bạn đánh giá cao cách họ kiểm soát tình huống. Chứng minh rằng bạn sẵn sàng trở thành “ cánh tay phải” của sếp.

Andy Kanefield, đồng tác giả cuốn sách Những giác quan không phổ biến, cảnh báo những sếp này sẽ là người tác động tiêu cực tới nhân viên. “ Sếp nên là người giúp nhân viên phát huy hết khả năng của mình chứ không phải làm họ sợ hãi”, Kanefield nói.

5. Sếp yêu cầu cao

Đây là sếp tạo ra môi trường cạnh tranh trong công việc. Nhưng nhiều khi nhân viên lại không thể đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn quá cao của anh/ cô ấy.

Kanefields khuyên rằng, đối với sếp đặc ra mục tiêu khó đạt được, bạn nên hỏi càng nhiều thông tin càng tốt để chắc mình hiểu nhiệm vụ và quá trình một cách rõ ràng. “ Bạn nên hỏi chi tiết về nhiệm vụ, các bước thực hiện, ai là người đã làm tốt… Hãy cố gắng vẽ ra bức tranh về sự thành công”.

Vũ Vũ

Theo Yahoo

Nguồn tin: Dân Trí

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: Sếp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 63


Hôm nayHôm nay : 8411

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 285370

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30133930

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Bạn biết đến www.nghiepvuketoan.vn từ đâu?

Báo chí

Bạn bè giới thiệu

Công cụ tìm kiếm

Khác

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên