20:51 ICT Thứ năm, 25/04/2024

Trang nhất » Tin Tức » Kiểm toán

VỀ MỘT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN

Thứ ba - 25/01/2011 14:08
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thành tựu của nền kinh tế trong mấy thập kỷ đổi mới qua có công đóng góp của những người làm kế toán, kiểm toán. Tuy nhiên, không phải ở đâu và lúc nào những người làm kế toán, kiểm toán cũng được tôn trọng. Muốn có những kế toán viên kiểm toán viên bản lĩnh, có trình độ, kỹ năng nghề nghiệp để tạo ra những bản báo cáo tài chinh trung thực, rõ ràng, minh bạch, tin cậy tạo niềm tin cho những đối tượng sử dụng báo cáo tài chinh, không chỉ cần sự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, chuyên môn của mỗi cá nhân làm nghề kế toán, kiểm toán mà còn cầm môi trường đào tạo, bồi dưỡng liên tục và đúng đắn

Và hội nghề nghiệp kế toán, kiểm toán là một trong những cái nôi đào tạo, bổi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ của những người làm nghề kế toán, kiểm toán.

 

p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0cm 0cm 0.0001pt; font-size: 8pt; font-family: Arial; }div.Section1 { page: Section1; }

Sự nghiệp đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên, kiểm toán viên của hội nghề nghiệp được các vị tiền bối như đồng chí Hồ tế, Nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính, nguyên Chủ nhiệm Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc đầu tiên; cố GS.TS Võ Đình Hảo, vị Chủ tịch đầu tiên xây nền. Từ tâm huyết của các vị tiền bối, mong muốn của những người làm nghề kế toán, kiểm toán muốn xây dựng một tổ chức riêng để bồi dưỡng phẩm chất đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn cho những người làm nghề kế toán để theo kịp với yêu cầu đổi mới kế toán theo cơ chế thị trường, hòa nhập với kế toán cả nước, lớp lớp thế hệ lãnh đạo và cán bộ Hội từ Trung ương đến cơ sở tổ chức nhiều khóa đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho những người làm kế toán, kiểm toán.Trung tâm Bồi dưỡng và Trung ương Hội Kế toán Việt Nam đã mở được nhiều khóa đào tạo, từ cập nhập thông tin về các chính sách, chế độ mới đến các khóa bồi dưỡng cấp chứng chỉ kế toán trưởng doanh nghiệp, kinh tế trưởng hành chính sự nghiệp, đến các khóa đào tạo kế toán viên cho các ngành, các địa phương và gần đây là các khóa bồi dưỡng ôn thi chứng chỉ hành nghề kế toán... Có thể nói, các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức ngắn hạn của hội nghề nghiệp đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao trình độ chuyên môn và nản lĩnh nghề nghiệp của đông đảo các kế toán viên trên một địa bàn rộng khắp ba miền đất nước, ở nhiều ngành khác nhau.

 

Cần có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán

Nhà nước ta, các ngành và Hội cần phải sớm nghiên cứu để hoạch định và hợp sức triển khai một chiến lược dài hạn về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực kế toán, kiểm toán để có thể thực hiện tốt nhất những chức năng vốn có; góp phần vào quá trình nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn nhân lực cho sự nghiệp hiện đại hóa đất nước, phục vụ mục tiêu minh bạch hóa, công khai hóa các quan hệ tài chinh.

Những nội dung của chiến lược này cần được nghiên cứu cẩn trọng và cơ bản, tuy vậy, theo t phải bao gồm những hạng mục chính cơ bản như sau: (1) Mục tiêu đào tạo, bồi dưỡng kế toán viên, kiểm toán viên theo chuẩn mực quốc tế, phù hợp với môi trường kinh tế, môi trường văn hóa, môi trường kế toán và kiểm toán Việt Nam; (2) Tạo dựng một không gian kinh tế, một môi trường nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu công khai, minh bạch, dân chủ, trong các mối quan hệ lợi ích, trong môi trường đó, chỉ có chỗ cho những người thạo việc và giữ vững đạo đức nghề nghiệp. trong không gian đó, người kế toán và kiểm toán giỏi được vinh danh, tôn trọng và có thu nhập xứng với lao động của họ. (3) Thiết chế một hệ thống giáo dục, đào tạo quốc gia từ thấp lên cao, trong đó ở bậc trung học cơ sở và trung học phổ thông đã có hướng nghiệp kế toán, kiểm toán, tạo cho học sinh những sự tiếp cận cần thiết với các vùng kiến thức có tính cơ sở cho họ sau này khi học các ngành kinh tế nói chung và kế toán, kiểm toán nói riêng.

Cần xây dựng các trường trọng điểm đào tạo kế toán, kiểm toán. Cần sớm thành lập đại học kế toán và kiểm toán và tách riêng chuyên ngành kiểm toán khỏi kế toán hoặc khoa quản trị kinh doanh ở các trường đại học, cao đẳng. Cần có giải pháp tuyển chọn, đào tạo cho kỳ được những cử nhân giỏi về kế toán, kiểm toán. Cần tạo điều kiện để sinh viên học tập, nghiên cứu và thực tập ngay tại các phòng tài chinh, kế toán các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và các công ty làm dịch vụ kế toán, kiểm toán. Cần có cơ chế tài chinh để đảm bảo cho giảng viên được trả khoản thù lao hợp lý và các doanh nghiệp, tổ chức tham gia đào tạo có quyền ưu tiên xét chọn các cử nhân giỏi cho nguồn lực của hộ.

Trong các chu trình đào tạo, sớm nghiên cứu để đào tạo các chức danh kế toán như: kế toán viên, kế toán viên tổng hợp, kế toán phó, kế toán trưởng và giám đốc tài chinh và các chức danh kế toán như kế toán viên, kế toán chính, kế toán viên cao cấp, chuyên gia kế toán, kiểm toán.

(4). Củng cố, đề cao vai trò của hội nghề nghiệp. Cần sớm chuyển giao việc quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán một cách thực chất, toàn diện và triệt để cho các hội nghề nghiệp. Theo đó, việc ban hành chuẩn mực kế toán, kiểm toán, việc quản lý và kiểm tra hành nghề kế toán, kiểm toán, việc tổ chức ôn thi, thi và cấp chứng chỉ nghề nghiệp về kế toán và kiểm toán cần sớm giao cho hội nghề nghiệp như các nước đã làm suốt từ thập kỷ qua.

Đế làm được diều này, tổ chức của hội phải được kiện toàn về nhân lực, trước hết là nhân lực lãnh đạo cấp trung ương và cấp hội thành viên đều phải được tăng cường về số lượng và chất lượng đó phải là những người ưu tú, giàu tâm huyết, vô tư, không vụ lợi và dần dần trẻ hóa. Hội cần có các định chế, các tổ chức sự nghiệp có thu, các doanh nghiệp để tạo nguồn tài lực cho bản thân hoạt động của Hội.

Hội có bổ phận vun bồi và phát triển tài năng của kế toán viên, kiểm toán viên. Lúc đó, hội thực sự là mái nhà chung, che trở nuôi dưỡng những tài năng và bênh vực cho quyền lợi hợp pháp của hội viên và các Hội thành viên.

Hội cần sớm có đủ lực lượng (cơ hữu, cộng tác viên) để nghiên cứu, biên soạn chuẩn mực, các quy phạm và giáo trình đào tạo. Hội cần tăng cường nhân lực và tiềm lực cho Ban quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán. Hội cần có Viện nghiên cứu kế toán, kiểm toán và trường đào tạo kế toán, kiểm toán viên (ít nhất là ở bậc cao đẳng)

Những việc cần làm ngay

Như vậy, có một số nội dung công việc mà VAA phải sớm giải quyết. Một là, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, VAA cùng một số cơ sở đào tạo trọng điểm nghiên cứu một đề tài độc lập cấp nhà nước, sau đó triển khai xây dựng một chiến lược đào tạo kế toán viên, kiểm toán viên trình Chính phủ để thực hiện từ năm 202 trở đi;

Hai là, Bộ Tài chính sớm ban hành các quyết định để chuyển giao công tác quản lý hành nghề kế toán, kiểm toán cho Hội nghề nghiệp một cách triệt để, thay cho các Quyết định hiện hành còn nhiều hạn chế, thiếu đồng bộ;

Ba là, VAA phải tiến hành cuộc cải tổ cơ bản để thực sự trở thành Hội mang đạm tính chất xã hội - nghề nghiệp phát huy sức mạnh của hội thành viên, hướng vào phương châm đoàn kết, hội nhập và phát triển.

Cần sớm chấm dứt cơ chế bán phần bao cấp như hiện nay chuyển hẳn tổ chức và hoạt động của có quan TW Hội, của các hội thành viên thành các tổ chức tự chủ, tự trang trải trên cơ sở đa dạng hóa việc cung cấp các dịch vụ mang tính nghề nghiệp để tạo ra nguồn lực tài chinh cho sự phát triển và lan tỏa các hoạt động của Hội.

Bốn là, khơi dậy lòng tự hào và trách nhiệm nghề nghiệp, trách nhiệm xã hội của toàn Hội, của từng hội thành viên và đặc biệt là hội viên trong rèn luyện, tu nghiệp, tự quảng bá và vinh danh thương hiệu nghề nghiệp kế toán, kiểm toán.

Nếu thực thi được, chắc chắn sẽ tạo ra sự chuyển động tích cực cho Hội, cho nghề nghiệp kế toán, kiểm toán khi bước sang thập niên thứ hai của thế kỷ mới, thiên niên kỷ mới.

Theo PGS.TS NGUYỄN ĐÌNH HỰU - Tạp chí kế toán số 77

Nguồn tin: Tạp chí kế toán

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Nội dung chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 70


Hôm nayHôm nay : 17088

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 394256

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 30242816

Giới thiệu

Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền

Hoặc linkThông tin cá nhân/Personal-InformationCÔNG VIỆC HIỆN TẠI Thạc sĩ Luật - Luật sư: ĐỖ TRỌNG HIỀN Phone/ zalo: 0917303340 - 0909164167 Mail: hienluatsu10031982@gmail.com Web: nghiepvuketoan.vn - dogialuat.vn Luật – Kế Toán – Kiểm toán – Thuế - Kiểm soát nội bộ - Phân tích tài chính – BHXH...

Thăm dò ý kiến

Nhận định của bạn về trang Web nghiepvuketoan.vn

Bổ sung kiến thức về pháp luật, thuế, kế toán, khác

Bình thường

Không mang lại lợi ích gì cả

Kế toán Online Vacom
Danh sách các trang web: Luật, thuế, kế toán, kiểm toán, doanh nghiệp
Youtube Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền CTB Đỗ Gia Luật
Đỗ Gia CTB Chuyên nghiệp-Tận tâm-Bảo mật

Đăng nhập thành viên