Một trong những quy định mới về BHXH là mở rộng thêm hai nhóm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Đó là người lao động có hợp đồng lao động từ 1 tháng đến dưới 3 tháng và người lao động là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động được cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp, được tham gia BHXH bắt buộc theo quy định của Chính phủ.
Nhiều quy định mới về BHXH sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2018. Ảnh Dantri.com.vn
Tuy nhiên, nhiều người lao động băn khoăn về khoảng thời gian thử việc, liệu có tham gia BHXH hay không?
Theo trả lời của Phòng Tuyên truyền, BHXH TP Hà Nội, Quyết định 595/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam quy định đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN gồm:
“Người làm việc theo HĐLĐ hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng (thực hiện từ tháng 1.1.2018.
Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương”.
Bên cạnh đó, Điều 26 Bộ Luật lao động quy định người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận về việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc.
Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc. Hợp đồng thử việc phải có các nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g và h khoản 1 Điều 23 của Bộ luật lao động, không bao gồm nội dung về bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế.
Như vậy, nếu người lao động và người sử dụng lao động ký hợp đồng thử việc riêng biệt, không ghi chung vào HĐLĐ thì thời gian thử việc không thuộc trường hợp tham gia BHXH, BHYT.
Dù không phải đóng BHXH cho người lao động thử việc nhưng chủ sử dụng lao động vẫn phải chi trả một khoản tương đương cho người lao động vào cùng kỳ trả lương. Ảnh NLĐ.
Tuy nhiên đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHYT bắt buộc, BHTN thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng BHXH, BHYT, BHTN (Theo Khoản 3 Điều 186 Bộ Luật lao động).
Cùng với đó, theo công văn của Bộ LĐTBXH và BHXH Việt Nam về hướng dẫn giải quyết vướng mắc khi thực hiện Luật BHXH, đối với người lao động có thời gian thử việc ghi trong HĐLĐ mà HĐLĐ đó thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc, thì người sử dụng và người lao động phải đóng BHXH bắt buộc cho cả thời gian thử việc.
Mức tiền lương, tiền công làm căn cứ đóng BHXH trong thời gian thử việc là mức tiền lương, tiền công ghi trong HĐLĐ.
Do đó, mặc dù không phải tham gia BHXH cho người lao động có hợp đồng thử việc nhưng người sử dụng lao động vẫn phải có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động 1 khoản tiền tương đương với tỷ lệ mức đóng BHXH bắt buộc thuộc phần trách nhiệm của doanh nghiệp. Mức hiện nay là 21,5% (bao gồm: BHXH 17,5%, BHYT 3%, BHTN 1%).
Minh Phong
tu-1-1-2018-nguoi-lao-dong-thu-viec-co-duoc-dong-bhxh/c/24322367.epi
THAM KHẢO CÔNG VĂN CHÍNH THỨC CỦA BHXH TP.HCM
CV-1734-BHXH-QLT-V-V-HUONG-DAN-THU-BHXH-BHYT-BHTN-BH-TNLD-BNN-QUAN-LY-SO-BHXH-THE-BHYT-2383/
Tác giả bài viết: Đỗ Trọng Hiền - Sưu tầm
Nguồn tin: baomoi.com
Theo dòng sự kiện
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Đang truy cập : 14
Hôm nay : 901
Tháng hiện tại : 173374
Tổng lượt truy cập : 31616759
Nhấp chọn link Giới thiệu về Thạc sĩ - Luật sư Đỗ Trọng Hiền Hoặc scan mã code Nghiepvuketoan.vn là trang web chuyên ngành tài chính kế toán, thuế và luật. Website bao gồm trang tin với những tin bài cập nhật thường xuyên phục vụ nhu cầu tham khảo chuyên ngành; Phần Diễn đàn thường xuyên giao...